Yêu mình, xin chớ cực đoan
05:26 15/03/2024

Yêu bản thân là bản tính cố hữu của con người, là điều tốt đẹp, chính đáng, ai cũng nên có. Không yêu mình thì khó có thể yêu được đồng loại để dẫn tới việc khi cần thì xả thân vì nghĩa lớn như những anh hùng dân tộc, những bậc hào kiệt, vĩ nhân? Có yêu mình thì mới có lòng tự trọng cần thiết trong ứng xử hàng ngày khiến người khác tôn trọng, vị nể. Nhưng yêu mình một cách quá đáng, không tỉnh táo sẽ dẫn tới cực đoan, có khi lố bịch, làm trò cười cho thiên hạ.

Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023: "Được mùa" văn xuôi
07:15 08/03/2024

Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức lễ trao các giải thưởng văn học năm 2023 bao gồm: Giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam với các hạng mục: Văn xuôi, thơ, lý luận phê bình, Giải thưởng văn học thiếu nhi, Giải thưởng tác giả trẻ, Giải thưởng nhà văn nữ ấn tượng và Giải thưởng cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi (đợt 1).

Ca khúc phổ thơ trong quan hệ giữa thơ và nhạc
10:42 05/03/2024

Trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam 2024, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo "Thơ - Nhạc tương sinh hay tương khắc" thu hút sự quan tâm của cả giới chuyên môn lẫn công chúng. Quan hệ giữa thơ và nhạc được thể hiện chủ yếu trong ca khúc phổ thơ, thực sự cũng có nhiều điều đáng suy ngẫm.

Xuân về Nậm Rốm - Mường Thanh
14:20 04/03/2024

Tôi từng có ký ức với Điện Biên với những câu thơ một thuở dự đêm múa sạp tre. Ngày đó tôi mụ đi trong “Thung lũng trổ tím hoa riềng, phấn vàng bay lả/ Ôi không gian uống rượu nắng say mềm/ Anh nghiêng đằm xòe hội cùng em/ Với cánh ô xoay tròn lấp lánh”. Phiên chợ Mường Thanh bên dòng sông Nậm Rốm cùng những ánh mắt cười của các cô gái Thái trong veo ngày nào luôn sống dậy trong tôi. Đó là lời hò hẹn một ngày về sau 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Du xuân trên rẻo cao
14:17 03/03/2024

Mùa xuân, Tây Bắc như một nàng tiên kiều diễm, quyến rũ khi khoác lên mình sắc hoa thơm ngát của núi rừng hoang sơ. Mùa xuân cũng là mùa diễn ra nhiều sự kiện văn hóa lễ hội của các đồng bào dân tộc.

Nguyễn Tiến Thanh - “Phục sinh ánh sáng trên ngơ ngác buồn”
10:30 03/03/2024

Đọc thơ của thi sĩ, nhà báo Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Uỷ viên Ban thường vụ Hội Luật gia Việt Nam, tôi nhận thấy anh là một người thơ đi giữa đôi bờ thực ảo, vừa trong sáng lại lấm láp hồng trần.

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay”...
10:22 03/03/2024

Nhìn về văn hóa cổ xưa của nhân loại thì mưa nói chung là một tín ngưỡng cơ bản, một biểu tượng thiêng của nhiều cộng đồng. Hầu như hình tượng giọt mưa đều rơi ở mọi chân trời văn hóa, vì đơn giản nhờ có mưa mà mùa màng mới tươi tốt, mọi vật mới sinh sôi.

Thắp lửa cho những người viết trẻ
10:14 02/03/2024

Trong những năm qua, văn học Công an đã đóng góp số lượng tác phẩm viết về hình tượng người chiến sĩ Công an ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều tác phẩm tạo được ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc, có sức lan tỏa rộng rãi, phản ánh đậm nét quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; cùng với những chiến công to lớn, những hy sinh thầm lặng của người chiến sĩ CAND trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Nhà văn trẻ Lê Quang Trạng: Văn chương bắt nguồn từ vùng đất
19:59 29/02/2024

Tôi nhớ, mình gặp nhà văn Lê Quang Trạng lần đầu tiên vào đầu mùa nước nổi 2018 qua sự giới thiệu của nhà văn Võ Diệu Thanh. Trạng ở huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang, tôi giữa trưa từ TP Hồ Chí Minh ra bến xe miền Tây bắt xe đi xuống. Nhưng xe cũng không qua thẳng Chợ Mới, xe dừng ở bến đò phường 11, thuộc đất của TP Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp, phải qua phà sang bên kia cù lao Giêng mới là đất của Trạng.

Hồng tươi xuân biên cương
14:50 24/02/2024

Biên cương Tây Bắc gắn với nhiều câu chuyện truyền kỳ lịch sử cội nguồn. Hơn một trăm năm trước, sông Nậm Thi, cầu Hồ Kiều ở Lào Cai là điểm nối quan trọng cho quan hệ giao thương giữa hai quốc gia, nơi tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh đi qua, động lực phát triển cho cả vùng Tây Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc.

Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn: Thành công từ những cỗ trọng pháo văn chương
13:58 24/02/2024

Với 25 đầu sách đã in, “nhà văn trẻ tóc bạc” Nguyễn Bắc Sơn được ghi nhận là một trong những cây bút văn xuôi sung sức với hàng loạt "cỗ trọng pháo văn chương" tiểu thuyết. Tác phẩm của ông thiên về chính luận, mổ xẻ cơ chế điều hành xã hội và hệ thống nhân vật điều hành cơ chế ấy.

Nào ai xuôi vạn lý
14:55 23/02/2024

Đường phố Lê Duẩn ở Hà Nội (dài 2.194m, rộng 12-15m), nối từ ngã ba Điện Biên Phủ tới ngã tư Đại Cồ Việt, Xã Đàn. Trục đường này giao cắt tới 17 con phố thuộc các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Đặc biệt, phố còn là điểm nhấn tại Cửa Nam (Hoàng thành) và đã từng có tên Hàng Lọng (Hàng Tàn) nằm trong cụm di tích ngàn năm kẻ chợ Thăng Long.

Hoa đào - Nét mỹ học phương Đông!
14:24 22/02/2024

Được bao phủ bởi một màn sương lãng mạn của truyền thuyết nên cổ mẫu luôn mời gọi sự khám phá. Vốn đã đẹp bởi sắc màu vương giả, lại nở vào mùa xuân quyến rũ, được xếp vào hàng “đệ nhất hoa” và gắn cho những phẩm chất cao quý của bậc quân tử, nên cổ mẫu hoa đào có rất nhiều lớp vỏ huyền thoại mà bóc mãi vẫn chưa thấy cái lõi sự thật.

Nửa thế kỉ chợ lá gói Tết về nhà
14:45 21/02/2024

Trong kí ức của người Sài thành, phiên chợ lá Ông Tạ là nơi đầu tiên đất này nhắc nhớ dân phố thị về một đoạn thời gian ngắn nữa là năm hết Tết đến. Nửa thế kỉ trôi qua, chợ lá vẫn theo mùa tìm về, bán buôn nhộn nhịp, người quen kẻ lạ nhưng cùng chung một tâm thức giữ gìn nét văn hóa dân dã giữa thời đại liến xáo khiến nhiều nét đẹp cổ truyền đã mai một.

Hoa đào trong thi ca Việt
14:25 21/02/2024

Đã từ lâu, mùa xuân luôn được coi là mùa tưng bừng khoe sắc của các loài hoa, muôn loài thảo mộc cùng tốt tươi, cây lá đâm chồi nảy lộc. Với mỗi người Việt Nam khi Tết đến xuân về, ai cũng sẽ chọn mang về nhà mình những bông hoa tươi thắm nhất theo sở thích của từng cá nhân. Và một trong những loài hoa gắn với không khí ngày Tết nhiều hơn cả, chính là hoa đào.

Nhà văn trẻ Tống Phước Bảo: Túi văn trĩu giải thưởng
10:41 11/02/2024

Văn đàn mấy năm gần đây không ai xa lạ với cái tên Tống Phước Bảo. Tần suất tên anh xuất hiện dày đặc không chỉ ở số lượng tác phẩm văn học xuất bản trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà Tống Phước Bảo còn khiến văn đàn và bạn viết biết tới anh đông đảo hơn, mến phục anh nhiều hơn bởi những giải thưởng văn chương mà anh đoạt được. Trong hơn 10 năm cầm bút, anh đã “săn” về một tay nải kha khá tầm 20 giải thưởng lớn nhỏ. Một sức viết đáng nể phục.