Để tạo ra sự khác biệt

Thứ Bảy, 09/12/2023, 12:00

Còn nhớ, trong “Khác biệt hay là chết” của Jack Trout và Steve Rivkin, một cuốn sách trong lĩnh vực kinh doanh, các tác giả đã chỉ ra 4 bước để tạo nên sự khác biệt, trong đó bước thứ hai có lẽ còn là lời khuyên bổ ích cho tất cả chúng ta: “Xác định yếu tố khác biệt của chính mình so với đối thủ. Cần đảm bảo rằng, chỉ có bạn mới sở hữu được điểm khác biệt này và đối thủ khó có thể cạnh tranh”.

Mới đây, khi đọc bài trả lời phỏng vấn trên Báo điện từ Dân Việt của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, người viết tâm đắc với cách ông phân tích hai chữ “đặc sản”: “Đặc sản là gì, nhiều khi chúng ta không hiểu được chữ đặc sản. Đặc sản là một sản phẩm đặc biệt chỉ nơi đó có thôi. Mà nơi đó có không chỉ do thổ nhưỡng, do khí hậu mà còn do truyền thống, do các yếu tố văn hóa cấu thành. Thành ra, người sản xuất và quảng bá, bán đặc sản phải hiểu được điều đó. Cái người ta mua bây giờ là mua sự khác biệt”.

Có lẽ, sự khác biệt là một từ khóa (key word) tưởng như cũ kĩ nhưng vẫn đầy thách thức với mỗi chúng ta hôm nay. Bản sắc là một sự khác biệt, cách tân cũng là sự khác biệt và còn biết bao nhiêu điều thú vị. Thử làm một tìm kiếm trên Google với nội dung này, chúng ta đã có được 326.000.000 kết quả. Khác biệt đang dần trở thành sự phổ biến hay chúng ta đang tìm kiếm nó như một mục tiêu chung trong văn hóa hôm nay.

ông lâm văn huy và các thế hệ ông, cha đã nhường 4ha đất để chim trời cư ngụ như một hành động khác biệt với xu thế săn bắt động vật hoang dã- ảnh an minh.jpg -1
Ông Lâm Văn Huy và các thế hệ ông, cha đã nhường 4ha đất để chim trời cư ngụ.

Còn nhớ, trong “Khác biệt hay là chết” của Jack Trout và Steve Rivkin, một cuốn sách trong lĩnh vực kinh doanh, các tác giả đã chỉ ra 4 bước để tạo nên sự khác biệt, trong đó bước thứ hai có lẽ còn là lời khuyên bổ ích cho tất cả chúng ta: “Xác định yếu tố khác biệt của chính mình so với đối thủ. Cần đảm bảo rằng, chỉ có bạn mới sở hữu được điểm khác biệt này và đối thủ khó có thể cạnh tranh”.

Tương tự như thế, từ thế kỉ XVIII, Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), người có công đề xuất Khế ước xã hội cũng từng nói: “Tôi có thể không giỏi hơn người, nhưng ít nhất tôi khác biệt”. Hóa ra, ngay từ những thế kỉ trước cho đến hôm nay con người đã ý thức được sự đóng góp vào kho tàng tri thức, văn hóa, của nhân loại những gì riêng có. Khác biệt là thứ mà chỉ có bạn nắm giữ và khai thác. Nhưng, để khác biệt ấy được thừa nhận, chúng ta phải làm gì và khác biệt đó có đem lại hiệu quả gì hay không?

Trong lịch sử phát triển, không ít sự khác biệt đã giúp thay đổi thế giới. Thử điểm lại 10 phát minh đã làm thay đổi thế giới như: Bánh xe, đinh vít, la bàn, máy in, động cơ đốt trong, điện thoại, bóng đèn… giúp nhân loại tiến bộ trong bao năm qua. Xuất phát điểm là những phát minh nhưng cái đích mà các tiến bộ vượt trội ấy đạt đến lại là văn hóa. Thử hỏi, nếu không có la bàn để tìm kiếm các vùng đất, không có máy in để phát triển truyền thông, không có động cơ đốt trong để tạo đột phá về giao thông, vận tải hay bóng đèn thắp sáng, điện thoại thông tin vượt qua khoảng cách địa lý… nhân loại sẽ mãi chìm đắm ở đâu. Khác biệt đã tạo ra thế giới kết nối bằng sự phổ biến của công nghệ tiên tiến, đi kèm với nó là sự minh bạch những thông tin, hướng đến các giá trị nhân văn được kết nối.

Có lẽ sau mỗi lần sự khác biệt lên tiếng, thế giới lại hồi hộp chờ đợi những thay đổi. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo và robot, công nghệ in 3D, xe tự lái, công nghệ thực tế ảo (AR/VR) hay Big Data và các ứng dụng khác cũng đang thay đổi thế giới từng ngày. Nhưng khác biệt vẫn nằm giữa lằn ranh giới của thích thú và âu lo của loài người. Điều đấy hẳn có lí khi trong những ngày vừa qua, dư luận lo lắng về sự kiện Sam Altman bị sa thải, về cái mà tỉ phú Elon Musk gọi là: “…Thế giới cần biết nếu OpenAI sở hữu thứ gì đó gây nguy hiểm cho nhân loại"…

Nhưng khác biệt đâu chỉ tạo ra những ồn ào mà bản chất của nó luôn ở sự lặng lẽ. Bởi thế, dù bận bịu, bạn cũng đừng quên đọc những dòng tin về những khác biệt của cách sống, của sự lựa chọn giá trị sống. Ngày nay, cả thế giới đang lo lắng về không gian sinh tồn của các loài động vật hoang dã.

Thậm chí chúng ta vẫn phải tuyên truyền cho cả những người có hiểu biết về cái gọi là bảo tồn như lời chia sẻ của ông Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Chi hội Nghiên cứu và bảo tồn chim hoang dã Việt Nam trước những chợ chim trời ven đô: “Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức bảo vệ chim trời của người dân. Để những gì thuộc về tự nhiên không bị tận diệt. Vậy mà ở một nơi khác vẫn có một sự khác biệt khi người dân nhường đất cho chim trời cả trăm năm qua như gia đình ông Lâm Văn Huy, 71 tuổi, ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt nhất là hành trình của một người yêu loài chim và sự sinh tồn hoang dã của chúng đến thấm vào máu thịt: “Chán nản khi không thể giữ được đàn chim trời mà gia đình nhiều thế hệ gìn giữ, ông Huy lại bỏ đi nơi khác làm ăn. Nhưng vì nhớ nơi cũ, 4 năm sau ông lại quay về làm ruộng, vừa chăm sóc khu vườn với hy vọng đàn chim lại quay về. Chỉ hai tháng sau, đàn chim trở lại trong sự mừng rỡ của chủ vườn” (theo: An Minh- vnexpress.net).

chỉ có sự tỏa sáng của sức mạnh nội sinh mới tạo ra sự khác biệt đích thực (ảnh minh họa).jpg -0
Chỉ có sự tỏa sáng của sức mạnh nội sinh mới tạo ra sự khác biệt đích thực (ảnh minh họa).

Rõ ràng, việc ông Huy và thế hệ ông, cha mình dành 4 hecta vườn để dung dưỡng chim trời không phải là sự dị mọ những người gàn dở. Đất nước phải có những người nông dân yêu thiên nhiên tha thiết như thế mới mong đất đai, thiên nhiên trả ơn người bằng những trái ngọt. Khi người nông dân yêu ruộng đồng, chim muông cây cỏ chính là lúc họ đã đạt đến một đỉnh cao của sự khác biệt. Sự khác biệt ấy không lai căng, không chạy theo phong trào hám lợi mà tự sự chất phác, bền bỉ và tốt đẹp cũng như lời vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là “truyền thống”, “do các yếu tố văn hóa cấu thành” tạo ra đặc sản.

Còn nhớ, Tổng Giám đốc UNESCO, ông Koichiro Matsuura khẳng định: “Những ưu tiên của UNESCO trong thời gian tới là bảo vệ đa dạng văn hóa, xúc tiến đa phương hóa và đối thoại liên văn hóa, bởi đối thoại được coi như công cụ thông hiểu, rất bảo đảm cho sự khoan dung và cho hòa bình”. Thế giới đang hướng đến sự kết nối và đối thoại. Vậy chúng ta có gì để đối thoại với bạn bè nếu như thiếu đi những sự khác biệt. Trước khi tạo ra được sự lan tỏa, trước khi may mắn trở thành các phát kiến hãy là câu hò, điệu hát, là chiếc bánh, là vành nón, là mái đình, con thuyền, là lời ăn tiếng nói… mang đậm bản sắc phương ngữ vùng miền và say đắm lòng du khách phương xa.

Xã hội đang phát triển trong sự hài hòa những khác biệt. Còn nhớ cách đây hơn một năm, Việt Nam và Singapore đã kí Biên bản ghi nhớ hợp tác về năng lượng và Biên bản ghi nhớ hợp tác về Tín chỉ carbon. Bước đi mau lẹ, thức thời ấy là khác biệt so với xu thế chạy theo lợi nhuận thương mại và hủy hoại môi trường sống. Xâu chuỗi lại tất cả câu chuyện về vườn chim trời mà cả trăm năm người nông dân gìn giữ qua chiến tranh, loạn lạc, tâm huyết của một vị Bộ trưởng cho đến quyết sách của đất nước… đều là sự khác biệt từ sức mạnh nội sinh, từ giá trị mà ta có thể tạo nên trong thời đại toàn cầu hóa.

Trong bất kì các lí do mà nhân loại tin việc trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người thì lí do đầu tiên là “AI thiếu trí tuệ cảm xúc”. Quả đúng như thế, chỉ con người mới biết khác đi từ những gì là quy luật, từ ngữ điệu giao tiếp chứa đựng tình cảm đến những thông điệu văn hóa. Khác biệt nào suy đến cùng cũng chứa đựng trong mình những dấu ấn văn hóa, đó là điều quan trọng đem đến sự thay đổi, khác biệt đã và sẽ luôn đợi chờ chúng ta bằng những bất ngờ thú vị ở tương lai…

Lương Việt
.
.