Nhớ về nhà thơ kháng chiến Giang Nam
14:27 25/05/2023

Những văn nghệ sĩ ngày ấy bao năm qua đã lần lượt lãng du vào cõi vĩnh hằng. Nay nhà thơ Giang Nam là người cuối cùng ra đi trong số văn nhân thi sĩ ở Nha Trang đến Phú Yên dự ngày vui của tôi cách nay gần 40 năm. Tôi xin mạn phép thay đôi chỗ trong câu thơ ở cuối bài "Quê Hương" để tiễn ông, mong hương linh người tha thứ. "Nay tôi yêu quê hương vì trong nắm đất/ Có một phần xương thịt của Giang Nam".

Cảm thức mùa trong ca khúc Văn Cao
14:42 19/05/2023

Nhìn lại nền âm nhạc ca khúc Việt Nam thế kỷ XX, người ta thường nhắc đến ba tên tuổi được coi là nổi bật và tiêu biểu nhất, đó là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Mỗi người một vẻ, mỗi người một phong cách, song họ đều để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, chinh phục người nghe nhạc bằng những ca khúc có sức sống vượt thời gian.

Nhạc sĩ Vũ Hùng, những khúc du ca
12:31 19/05/2023

Vũ Hùng như có ma thuật rất bí ẩn khiến người mới chỉ gặp một lần đã mê mẩn anh ngay. Vũ Hùng như gã du ca với những phép màu riêng biệt chỉ có trong âm nhạc đã khơi gợi, dẫn dắt và làm say đắm bao con người, bao vùng đất anh qua.

Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh: Làm đủ việc chỉ để viết văn
10:54 11/05/2023

Ông là Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, là thầy giáo dạy văn đại học. Những tưởng như vậy đã “an bài” được rồi, nhưng không. Ông đã làm đủ thứ việc, đủ mọi việc, kể cả những việc tưởng như rất “kị” với nghề thầy, chỉ với mục đích kiếm tiền để “nuôi” văn chương, để thỏa đam mê văn học của mình.

Nhạc sĩ Trọng Loan và những dấu ấn âm nhạc
15:59 10/05/2023

Nhạc sĩ Trọng Loan (1923-2010) là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc Việt Nam. Ông là một trong những cánh chim đầu đàn của đội ngũ các nhạc sĩ Quân đội ngay từ những ngày đầu sau khi ta giành được chính quyền cách mạng về tay nhân dân. Cả một đời sáng tác, ông để lại gia tài âm nhạc đồ sộ với hàng trăm ca khúc, nhiều bài được phổ biến rộng rãi. Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật năm 2001.

Kỷ niệm với Trúc Thông
17:42 05/05/2023

Cứ mỗi lần đi qua phố Hồng Phúc (quận Ba Đình, Hà Nội) là tôi lại nhớ đến Trúc Thông. Số nhà 16 phố này là nơi cố nhà thơ Trúc Thông ở nhiều năm trước khi rời về địa chỉ mới ở quận Cầu Giấy. Tôi nhớ bởi đã đến đây chơi rất nhiều lần khi chúng tôi cùng học một lớp ở khóa 9 Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn). Sau đó, khi ra trường, ông về làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, còn tôi phiêu bạt qua nhiều nơi.

Họa sĩ Quách Đại Hải, thấm thoắt đã mây bay
17:31 05/05/2023

Họa sĩ Quách Đại Hải (1946-2011) với cánh trẻ chúng tôi thật dễ gần. Tôi gặp ông lần đầu cách đây cũng đã gần ba mươi năm. Tôi khi ấy đang là binh bét lính xe tăng, bất ngờ được về dự trại viết văn quân đội còn như nằm mơ. Còn hơn cả nằm mơ khi đích thân Đại tá Khuất Quang Thụy tới trường xe làm việc với Ban Giám hiệu, để tôi có gần một tháng trời văn chương thơ phú cùng các "đa đề" Lê Lựu, Nguyễn Trí Huân, Vương Trọng, Nguyễn Bảo, Lê Thành Nghị, Nguyễn Đức Mậu, Chu Lai…

Nhà văn Đoàn Hữu Nam - Đêm xòe xuân
17:08 05/05/2023

"Không xòe cây lúa không thành bông/ Không xòe cây ngô không ra bắp/ Không xòe trai gái không thành đôi/ Câu hát đời xưa thành lời nhắc nhở/ Để đêm xuân này anh đi tìm em".

Nhạc sĩ Phùng Chiến: Gửi tình “Nơi gặp gỡ đất trời”
17:06 05/05/2023

Sinh ra và lớn lên tại huyện Hạ Hòa (Phú Thọ), thế nhưng suốt hơn 30 năm qua, nhạc sĩ Phùng Chiến, tác giả ca khúc nổi tiếng "Sa Pa, nơi gặp gỡ đất trời" đã sinh sống, gắn bó và coi Lào Cai như quê hương thứ hai của mình. Trong đêm nhạc Phùng Chiến vào năm 2002, nhạc sĩ Trần Hoàn đến dự và đã khẳng định: "Nhạc sĩ phải có 4 yếu tố: tài, tâm, tầm và có thực tế thì Phùng Chiến có cả".

Ký ức về nghệ sĩ Huy Hùng
10:58 28/04/2023

Nói đến những giọng ca nam hay của Đài Tiếng nói Việt Nam, bên cạnh những Trần Khánh, Trần Thụ, Tiến Thành, Hữu Nội, không thể không nhắc đến NSƯT Huy Hùng - giọng nam cao nhẹ có âm sắc giữa cao và trung (còn gọi là deuseme ténor).

Nhà văn Nguyễn Tuân “Mời tiệc” thợ sửa morát
14:15 13/04/2023

Năm 1944-1946, khi ấy nhà thơ Yên Huy đang là anh thợ sửa morát cho Nhà xuất bản Quốc Văn. Chủ nhà xuất bản này là Lê Ngọc Vũ. Ông Vũ vốn là chủ hiệu thuốc "Thượng Đức" ở phố Nhà Chung (Hà Nội), sau còn là chủ Báo Dân mới.

Thi sĩ Bùi Giáng - Nguyên Xuân mãi mãi thắm hồng trang thơ
13:04 06/04/2023

Khi đọc thơ Bùi Giáng (1926-1998) ai cũng bị chìm ngập trong cảm xúc mộng mị và nỗi buồn xót xa. Nhưng nổi bật trong cảm xúc thi ca ông là tình yêu thương cuộc đời và con người. Tính Phật pháp ăn sâu trong từng con chữ: "Rồi tôi lớn lên đi vào đời chân bước/ Cỏ mùa xuân bị giẫm nát không hay/ Chợt có lúc hai bàn chân dừng lại/ Người đi đâu? Xưa chính ở chỗ này". Cỏ mùa xuân ấy chính là linh hồn trong thơ ông.

Chu Minh - nhạc sĩ... bác học
10:05 30/03/2023

Là một nghệ sĩ, nhà giáo, Chu Minh luôn sống đúng với tư chất của mình. Là nhạc sĩ, ông lãng mạn, thả hồn phiêu diêu khi sáng tác, phóng túng, thoải mái và đặc biệt là rất thẳng thắn, luôn bộc lộ rõ ràng chính kiến của mình.

Có hai ca khúc phổ bài thơ “Thời hoa đỏ”
09:07 25/03/2023

Lâu nay, những người yêu âm nhạc đều biết rõ và dành nhiều cảm tình cho ca khúc “Thời hoa đỏ” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng, phổ bài thơ cùng tên của nhà thơ Thanh Tùng. Những ngày gần đây, tôi, người viết bài này cầm đàn hát bài hát “Thời hoa đỏ” của một tác giả khác dưới cái tên Nguyễn Đăng Vũ cũng phổ bài thơ này rồi đưa clip lên trang Facebook của mình.

Tên con là Bông Hoa Gạo Đỏ
08:36 25/03/2023

Lại một mùa hoa gạo đỏ. Con trai tôi tên là Gạo, năm nay lên 10. Ai cũng nghĩ tên con mang ý nghĩa Hạt Gạo, là mong ước của bố mẹ con về sự no ấm, đủ đầy. Thực ra tên con là Bông Hoa Gạo Đỏ.

Nhớ ông hoàng cải lương
10:30 24/03/2023

Khi đề cập đến những nam nghệ sĩ của nghệ thuật Cải lương, không thể không nhắc đến tên tuổi cố Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Vũ Linh. Ông là một ngôi sao của sân khấu Cải lương ở thập niên 80 - 90 thế kỷ trước. Ông là nghệ sĩ đứng trên sân khấu thanh sắc vẹn toàn, mẫu mực về phong cách ca ngâm và diễn xuất; được giới nghề và công chúng "tâm phục", "khẩu phục" về tài năng toàn diện.

Cố nhạc sĩ Đinh Quang Hợp - Giản dị và chân tình
15:11 09/03/2023

Vào những năm cuối thập niên 60 - đầu 70 của thế kỷ trước, có một bài hát rất được công chúng ưa thích. Hầu như ở đâu người ta cũng hát. Những chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh thì luôn vang lên bài này. Đó là bài “Tiếng hát sông Lam” của Đinh Quang Hợp: “Ơ!  Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục, thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh. Thuyền em lên thác xuống ghềnh. Nước non là nghĩa là tình ai ơi...”.