Từ một lời xin lỗi
- Đại biểu do dân bầu, sao khó khăn một lời xin lỗi?15
- VNG gửi lời xin lỗi tới đối tác, khách hàng và người sử dụng vì sự cố ngày 23-9
- Facebook "gửi" lời xin lỗi tới người dùng trên báo in
- Phía sau những cánh thư "Gửi lời xin lỗi"
Nếu như chủ tài khoản facebook này chính là ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng thì có lẽ cũng không lạ lẫm gì. Cách hành xử của Đàm Vĩnh Hưng là thế. Gây chuyện rồi xin lỗi, và trong giới Shobiz, anh nổi tiếng là người nhiều lần có những phát ngôn thiếu chuẩn mực, nếu không nói là "lộng ngôn", với trường hợp cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là một ví dụ. Tuy nhiên, anh là người nhìn thẳng vào sự thật và dám nhận lỗi nếu mình có lỗi. Những ai quen biết Hưng trong giới showbiz đều nhận xét rằng, anh thuộc dạng dám nói dám làm, sai dám nhận..
Và vụ việc, chúng ta có thể rút ra bài học gì cho chính mình, đặc biệt nếu chúng ta là chủ nhân của những tài khoản mạng xã hội có thể gây được chút ít ảnh hưởng đối với cộng đồng?
Rõ ràng, ở thời đại này, những nhân vật được gọi là KOL - tức là những nhân vật dẫn dắt quan điểm dư luận - có tầm ảnh hưởng rất mạnh trong việc lựa chọn niềm tin của công chúng. Công chúng tin vào quan điểm của một KOL đưa ra vì họ tin tưởng và yêu mến KOL đó chứ không phải vì tính chân xác của dữ kiện trong đó. Vì thế, nếu một KOL thiếu tỉnh táo và đưa ra quan điểm dựa trên tin giả, tin vịt, chắc chắn KOL đó có thể tạo ra một đội ngũ đông đảo tin tưởng và lan truyền tin giả kia.
Bởi vậy, ý thức về trách nhiệm phát ngôn là đòi hỏi rất gắt gao với các KOL hôm nay mà tiếc thay, rất nhiều KOL hiện thời lại đang dẫn dắt dư luận với mục đích phục vụ lợi ích riêng của một nhóm nào đó. Từ đó dẫn ra những hỗn loạn thông tin trên mạng xã hội và những tranh cãi vô bổ, không cần thiết.
Với các KOL, với những người nổi tiếng có ảnh hưởng đối với công chúng, điều cần nói nhất là kiến thức pháp luật của họ khi tham gia vào các vụ việc hoặc tạo nên vụ việc. Đàm Vĩnh Hưng tự thừa nhận mình không có hiểu biết về pháp luật, đưa ra lý do là từ lớp 1 tới lớp 12 không được dạy về luật là cách nói rất vụng về.
Thực tế, không một quốc gia nào trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật cho công dân của mình khi họ tốt nghiệp phổ thông cả. Việc trang bị kiến thức pháp luật là tự thân mỗi con người phải làm cho bản thân mình và nếu trong trường hợp không hiểu biết về pháp luật, người ta thường sử dụng luật sư riêng hoặc tham vấn luật sư nếu có điều kiện.
Trong các trường hợp khác, khi đứng trước một băn khoăn rằng hành động của mình liệu có phạm luật hay không, chúng ta hoàn toàn có thể tự tra cứu trên internet vì từ lâu nay, các văn bản pháp luật vẫn được đăng tải công khai và miễn phí.
Quan trọng là mỗi người có ý thức tìm hiểu hay không mà thôi. Và câu hỏi đặt ra là nếu ta có đủ thời gian để lên mạng bàn tán chuyện này chuyện kia thì tại sao không dành chút thời gian đó, cũng là lên mạng và tìm hiểu luật pháp ở đúng cái việc mà mình sắp sửa thực hành?
Từ lời nhận lỗi của Đàm Vĩnh Hưng kể trên, với tất cả chúng ta, đặc biệt là những người có uy tín xã hội, bài học rút ra là rất lớn bởi chính ta có thể mắc lỗi ấy hằng ngày. Chẳng qua, chúng ta chỉ chưa là KOL hoặc chưa nổi đình nổi đám để trở thành tâm điểm của dư luận mà thôi.