Đường Trường Sơn, con đường huyền thoại, không chỉ là một tuyến giao thông quân sự mà là biểu tượng của ý chí quật cường, tinh thần quả cảm và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, con đường đó đã trở thành mạch máu giao thông, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.
Gã xoa đầu thằng nhỏ rồi nhìn sang người đàn bà vẫn ngồi yên lặng trong góc phòng. Đôi mắt cô vẫn sâu hun hút những ngày tháng tăm tối. Tăm tối như cái đêm cô nhìn người đàn ông cùng quẫn, trèo qua lan can cầu, rồi mất hút. Như những đêm thiếp đi trong cơn mệt mỏi cùng cực trước những hình ảnh đầy ám ảnh trong căn nhà mà hai mẹ con cô trú ngụ.
Bạn thử ngẫm xem, ngày nay, một chị bán rau ở chợ có thể thảnh thơi cầm chiếc điện thoại cả buổi mặc dù có nhiều khách đến mặc cả và mua hàng. Cách đây chưa lâu, chính chị phải tất tả chạy sang hàng bán đồ khô, hàng thịt lợn, hàng cá... để đổi một tờ 500.000 đồng của vị khách hàng nào đó. Giờ đây, nỗi lo tiền lẻ không còn ám ảnh chị nữa.
Sau ngày đất nước thống nhất, mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ: từ một nền mỹ thuật gắn liền với lịch sử chiến tranh đến không gian sáng tạo mới vô cùng đa dạng và sôi động. Sự bùng nổ của các phòng tranh, triển lãm, tâm thế tiệm cận với xu hướng thế giới… đã giúp mỹ thuật thành phố khẳng định vị thế trong dòng chảy chung của mỹ thuật Việt Nam.
Anh quê ở Hà Tĩnh - Tôi quê ở Nghệ An. Chúng tôi bắt đầu quen biết nhau từ năm 1957 tại Khoa Sử lúc còn chung của hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội). Tôi tốt nghiệp khoa Văn được phân công về đây làm cán bộ giảng dạy Lịch sử tư tưởng. Anh tốt nghiệp Trung văn ở Trung Quốc được phân công về đây làm phiên dịch và giảng dạy ở khoa Sử.
Vóc dáng khỏe khoắn, nước da trắng, đặc biệt nụ cười tươi, hiền lành, Thượng úy Nguyễn Viết Quân trẻ hơn nhiều so với những bức ảnh chụp anh đen nhẻm vì khói bụi bước ra từ “biển lửa”.
Từ thời điểm đổi mới đến nay, các nhà thơ nữ Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể về cả về thi pháp và nội dung trình hiện trong thơ được dư luận văn học ghi nhận.