Ông tổ của nền văn học trinh thám
Theo đánh giá của giới phê bình văn học thì thế kỷ XIX là thế kỷ mở đầu của thể loại văn học trinh thám và nhà văn Mỹ Edgar Allan Poe được coi là ông tổ khai sáng cho dòng văn học kỳ vĩ này.
Edgar Allan Poe sinh năm 1809 tại
Bản thân Edgar Poe cũng từ giã cuộc đời vào năm 1849, tại
Theo giả thiết của một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế Trường đại học
Một kiệt tác làm tác giả bị nghi oan
Những ai đã đọc Edgar Poe hẳn đều không thể không nhớ tới một tác phẩm hết sức độc đáo (có thể xem là độc đáo nhất) của ông, đó là truyện “Bí mật của Marie Roger”. Truyện dựa trên một vụ án có thật xảy ra vào mùa hè năm 1841 ở, bang
Bìa một cuốn sách của Edgar Poe. |
Thời gian xảy ra vụ án, Edgar Poe đang là biên tập viên văn học của tờ tạp chí “Grew” của bang Philadelphia, và trong con mắt độc giả, ông đã là một cây bút khá nổi tiếng với một bộ hợp tuyển thơ - truyện gồm 6 tập. Ông đang có ý định thu thập tư liệu để hoàn tất tác phẩm trinh thám Vụ giết người ở phố Morgue, cho nên nhân cái chết của Mary Roger, ông lập tức vào cuộc.
Truyện ngắn Bí mật của Marie Roger xuất hiện liên tiếp trên 3 số tạp chí dành cho phụ nữ từ cuối năm 1842 đến đầu 1843. Trong truyện Mary Roger được gọi chệch đi là Marie Roger. Thành phố
Truyện ngắn Bí mật của Marie Roger đã khiến dư luận rất quan tâm. Nhiều ý kiến còn “đồng nhất” tác giả truyện ngắn với hung thủ. Theo ý những người này thì Poe tuy sống ở
Một yếu tố mà dư luận tìm cớ vin vào, ấy là việc trong truyện, Edgar Poe mập mờ cho biết ông đã lần ra manh mối hung thủ. Không những vậy, nhà văn còn viết rõ rằng “hung thủ có nước da bánh mật”, mà đấy lại là một đặc điểm dễ nhận thấy của ông (Edgar Poe cũng có nước da ngăm đen).
Rất may tất cả những điều trên chỉ là những phỏng đoán cực đoan. Thực tế, căn cứ vào những lá thư Edgar Poe gửi cho một người bạn ngày 4/6/1842, ta có thể thấy ông kỳ công như thế nào trong việc thu thập tài liệu phục vụ cho việc khám phá cái chết của cô gái. Và ở khía cạnh này, ông chẳng khác gì một thám tử tư.
Xứng danh bậc thầy
Sinh thời, Edgar Poe luôn bộc lộ là một người mơ mộng và đa tài. Ông viết nhiều thể loại, từ phê bình, lý luận đến thơ, truyện... Tác phẩm của ông thể hiện vốn học vấn uyên bác trên nhiều lĩnh vực như tâm lý học, tội phạm học, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, y học, sinh học, hóa học...--PageBreak--
Ngay truyện của ông cũng có thể phân thành nhiều loại: Truyện rùng rợn (Con mèo đen, Vở vũ kịch tử thần đỏ), truyện hoang đường viễn tưởng (Chuyện kể trên những vách núi lởm chởm), truyện trinh thám (Vụ giết người ở phố Morgue, Mi cũng là một con người?), truyện đả kích hài hước (Con quỷ trên gác chuông, Cặp kính). Không dưng mà các nhà nghiên cứu văn học đều thống nhất trong việc khẳng định Edgar Poe không chỉ là “ông tổ” của thể loại văn học trinh thám mà còn là người khai mở cho thể loại truyện kinh dị và truyện khoa học viễn tưởng.
Trong mảng truyện trinh thám, đóng góp lớn nhất của Edgar Poe là ông đã sáng tạo ra nhân vật Dupin, một người lập dị, sống đơn độc, mặc dù chẳng phải là cảnh sát hay thám tử tư, song bằng phương pháp phân tích, suy luận rất độc đáo ông đã phanh phui được nhiều hành động tội ác.
Trở lại với bộ ba truyện ngắn Vụ giết người ở phố Morgue, Bí mật của Marie Roger và Bức thư bị đánh cắp, tác giả đã cho Dupin kết hợp lời khai của các nhân chứng với các thông tin ông ta thu lượm được trên báo chí, từ đó dựng lên các giả thuyết về tội phạm, khiến người đọc bị chinh phục.
Có thể nói, chính phương pháp phân tích, diễn giải kết hợp với óc quan sát nhạy bén, rồi cách xây dựng nhân vật phá án là mẫu người lập dị, có cách suy luận về nhân tình thế thái sắc sảo... sau này đã trở thành một môtíp quen thuộc của các bậc kỳ tài tên tuổi lừng lẫy như Conan Doyle (với nhân vật thám tử Sherlock Holmes), Agatha Christie (với nhân vật Hercule Poirot)...
Chính Conan Doyle, trong tập sách Hồi tưởng về những cuộc phiêu lưu đã thổ lộ: Gaboriau (tên một nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỷ XIX, cha đẻ của nhân vật cảnh sát lừng danh Lecoq) đã thu hút tôi bằng nét tinh tế của những âm mưu được ông khéo léo đan kết, còn vị thám tử tuyệt vời Dupin của Edgar Poe đã từng là một trong những nhân vật tôi yêu quý nhất thời niên thiếu”.
Ở Việt
Cũng cần nói thêm là, tuy tài năng kiệt xuất vậy, song sinh thời Edga Poe không được hưởng niềm vinh quang trọn vẹn. Nếu như cả châu Âu với những bậc cự phách nhất từng nghiêng mình chào đón ông thì nghịch lý thay, hầu như nước Mỹ lại ngoảnh mặt với ông - khi ông còn sống. Thật đúng như Pautovski đã nhận định một cách chua chát: “Đời ông lúc sống cũng như lúc chết, không lúc nào không chứng thực cái sự thật là xã hội cũ bao giờ cũng tàn nhẫn và bất công đối với những người có tài năng lớn và những tâm hồn lớn”