Bộ sưu tập của thống soái Goering: Lòng tham không giới hạn
Thống soái Quốc xã Hermann Goering, kẻ tự xưng là con người của thời đại Phục hưng, là một nhà sưu tầm đam mê và tạp tính: y đã sưu tầm các bức tranh, tượng, đồ sứ cổ, đồ gốm trang trí, đồ gỗ, dụng cụ ăn uống cổ. Các tác phẩm nghệ thuật được đóng gói lưu giữ tại điền trang Karinhall của y chiếm một vài toa tàu hỏa. Khi đoàn tàu chở những bức tranh và tượng rơi vào tay quân Đồng minh, thì người ta mới vỡ lẽ ra rằng những lời đồn về bộ sưu tập của y không phải là phóng đại. Goering thực sự đã sưu tầm được cả một bảo tàng. Một số hiện vật nào đó y đã mua, một phần không nhỏ y nhận được với giá rẻ mạt, hoặc thậm chí được biếu không. Goering quả là mặc sức bộc lộ "tài năng" của mình trên không gian châu Âu bị xâm chiếm.
Mặc dù xuất thân từ một gia đình tử tế và có một người bà con xa Yakov Burkhardt là nhà sử học và nghiên cứu nghệ thuật nổi tiếng, nhưng thống soái quốc xã không phải là kẻ có thị hiếu tinh tế. Được biết, y đã đổi hai tác phẩm hạng nhất của họa sĩ Matisse để lấy một bức phụ nữ khỏa thân và thần ái tình tầm thường. Nancy Jayde khẳng định rằng tranh "nude" trong bộ sưu tập của Goering nói chung nhiều một cách "bất cân đối"
Năm 1937 Goering vớ được bức "Chân dung bác sĩ Gashe" do Vincent Van Gogh vẽ năm 1890. Một phương án của bức tranh này được trưng bày tại Bảo tàng d'Orsay ở Paris, còn phương án thứ hai trước năm 1933 được treo ở gallery thành phố Frankfurt. Sau khi bọn quốc xã lên cầm quyền, giám đốc gallery đã giấu nó đi, nhưng chỗ kín bị phát hiện và chẳng bao lâu kiệt tác này rơi vào tay Goering. Tuy nhiên, y không mấy quan tâm tác phẩm này, nên một năm sau bức chân dung được đem bán cho một nhà sưu tầm ở Amsterdam, và với số tiền thu được Goering đã mua một bức thảm treo tường với những cảnh săn bắn!
Ngay sau chiến tranh người ta mới biết rằng Goering không chỉ sở hữu một bộ sưu tập tư nhân. Nhưng mãi cho đến tận bây giờ vẫn không ai có thể biết được một cách chính xác những hiện vật nào đã được cất giữ ở điền trang Karinhall và chúng đã biến đi đâu. Gần đây, nhà nghiên cứu người Mỹ Nancy Jayde làm việc tại Gallery nghệ thuật quốc gia
Tháng 4 năm nay, cuốn sách của Jayde sẽ được xuất bản, và chắc chắn nó sẽ gây ra nhiều cuộc tranh cãi về quyền sở hữu tài sản: nhà nghiên cứu cho rằng một số bảo tàng, đó là chưa nói tới các nhà sưu tập tư nhân, sẽ không hay biết gì về xuất xứ của các tác phẩm trong những bộ sưu tập riêng của họ.
Trong khi các nhà nghiên cứu nghệ thuật đang chờ đợi việc công bố danh mục, thì các báo đưa tin về những chiến lợi phẩm nổi tiếng đã qua tay Goering. Phần lớn bộ sưu tập của y đã được trả lại những người chủ hợp pháp ngay từ những năm 1950, và từ đó đến nay một số tác phẩm đã nhiều lần đổi chủ.
Cuối năm, 2008 ông Norman Rosenthal cựu thư ký Viện Hàn lâm nghệ thuât Hoàng gia Anh trên tờ báo có uy tín The Art Newspaper đã kêu gọi các nhà sưu tập chấm dứt các vụ kiện đòi phục hồi các tác phẩm nghệ thuật vì quyền lợi của khách tham quan. Thế nhưng ít ai nhất trí với quan điểm của lời tuyên bố tự nguyện như vậy. Vì thế việc công bố danh mục bộ sưu tập sắp tới của Goering sẽ đổ thêm dầu vào lửa