Astrid Ericsson nhà văn viết sách thiếu nhi nổi tiếng nhất Thụy Điển
Thăng trầm cuộc đời
Astrid Ericsson sinh năm 1907 trong một gia đình nông dân tại thành phố nhỏ Wimmerby của Thụy Điển. Từ nhỏ Astrid là một đứa trẻ năng động, thường dành nhiều thời gian ở ngoài trời, chơi với bạn bè và các anh chị em của mình. Sau này, chính họ đã trở thành những nguyên mẫu của các nhân vật nổi tiếng trong nhiều câu chuyện cổ tích của bà. Ví dụ, từ hình ảnh người anh trai Gunnar, Astrid đã viết nên cậu bé Emil trong “Cuộc phiên lưu của Emil từ Lonneberg”, còn hình ảnh của nữ nhân vật “Madiken” được tạo ra từ người bạn gái thân thiết Madiken. Sáng tác đầu tiên được đăng trên một tờ báo địa phương khi Astrid vẫn còn đang đi học.
Sau khi tốt nghiệp, nhà văn tương lai nhận công việc với tư cách nhà báo tại “Wimmerby Tiding”. Astrid viết phần chú thích cho tờ báo nhưng hầu hết chúng thường được xuất bản mà không có chữ ký. Vài năm sau, do vướng vào tình cảm với ông chủ của “Wimmerby Tiding” và mang thai ngoài ý muốn, cô gái trẻ Astrid buộc phải rời quê hương.
Để không làm mất danh tiếng của gia đình, cô gái đã sinh con ở Đan Mạch và để con trai lại cho người mẹ nuôi của mình trong ba năm và bản thân đã chuyển đến Stockholm. Sau này, nữ văn sĩ thừa nhận rằng đó là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời mình. Sự xa cách con trai đã được phản ánh trong sáng tác, trong đó có các câu chuyện về những cậu bé bị bỏ rơi và cô đơn.
Cố văn sĩ Astrid Lindgren (1907-2002). |
Sau khi học tốc ký, Astrid trở thành thư ký tại Hiệp hội tài xế và kết hôn với Sture Lingdgren. Và chỉ đến những năm 30, sau khi sinh đứa con thứ hai - con gái Karin - nữ văn sĩ - niềm tự hào tương lai của Thụy Điển bắt đầu nghiêm túc nghĩ ra những câu chuyện cho trẻ em. Trở thành người nội trợ, Astrid dành nhiều thời gian cho các con. Cô không còn phải vất vả làm việc và chạy đua mỗi đêm khi đi xe bus tới Copenhagen với con trai vì kể từ bây giờ mẹ con họ được sống cùng nhau.
Lasse được coi là con trai của Sture Lindgren cho đến năm 2014. Chỉ vào thế kỷ 21, câu chuyện mới được công khai ngay khi một số người đương thời và nhà viết sử về Lindgren đã kể trong hồi ký của mình về giai đoạn vô cùng khó khăn này trong cuộc đời cô.
Những hoạt động văn học và xã hội
Nỗ lực thu hút trẻ em, Astrid đã nghĩ ra những câu chuyện ngay trên đường đi, cô bắt đầu ghi lại những chuyện thú vị nhất. Lần lượt từng đề tài của những cuốn sách trong tương lai đã được ra đời bằng cách đó. Cũng bằng nhiều cách, chính những đứa con đã giúp cô. Ví dụ, cái tên Peppy Longstock là do cô bé Karin nghĩ ra. Các sáng tác của Astrid Lindgren không chỉ dựa trên những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết được nghe từ thời thơ ấu, mà có cả những câu chuyện từ trải nghiệm của bản thân. Cuốn sách “Chúng tôi đến từ Bullerby”, gần như hoàn toàn dựa trên những ký ức của cô bé Astrid.
Trong Thế chiến II, Astrid Lindgren bắt đầu hoạt động trong ngành tình báo Thụy Điển để nuôi gia đình. Công việc của cô là đọc hết những bức thư nước ngoài. Sau hơn 5 năm, (từ năm 1940-1945) đã có hàng nghìn bức thư qua tay Astrid, trong mỗi bức thư đó đều có câu chuyện riêng. Điều này đã khiến cho Astrid vô cùng xúc động. Nữ văn sĩ sau đó thường nhớ đến bao nỗi đau và sự lo lắng đã được chứa chất trong những chiếc phong bì mỏng manh đó.
Và ngay cả khi Thụy Điển chính thức trở thành trung lập, Astrid vẫn quan tâm đến chiến tranh, để lại dấu ấn trong sáng tác và được phản ánh trong thế giới quan của cô. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng nhân vật Peppy dũng cảm - một hình ảnh được tạo ra trong thời kỳ chiến tranh, chống lại không chỉ sự chán chường và bất công, mà còn cả bạo lực với ý nghĩa toàn cầu. Cô phản đối sự gây hấn và tuyên truyền giải quyết xung đột không dùng bạo lực.
"Peppy Longstocking" là tác phẩm được xuất bản nghiêm túc đầu tiên của tác giả. Nhiều người thời đó coi tác phẩm là phản đạo đức, vì vậy mà các nhà xuất bản đã từ chối tiếp nhận nó. Có lẽ thời nay thì câu chuyện về một cô bé cực kỳ mạnh mẽ và hoàn toàn độc lập, không điều gì có thể ngăn cản sống một mình trong biệt thự và sáng tác những điều ôn hòa sẽ được chào đón nhiệt tình hơn nhiều. Song Astrid thừa nhận rằng cô không đặt mục tiêu phá hủy định kiến xã hội và giới tính. Cô chỉ muốn thể hiện thế giới từ góc nhìn của một đứa trẻ, tập trung vào nhu cầu và mong muốn của nó. Do đó, không nên tìm trong Peppy những ý tưởng và thông điệp về nữ quyền.
Thiếu nhi hào hứng với các tác phẩm của Astrid Lindgren. |
Astrid Lindgren bắt đầu thực hiện bản thảo cuốn sách “Peppy Longstock” sau khi cô bị trật khớp chân và phải nằm liệt giường. Cô đã sử dụng các kỹ năng có được từ khóa học tốc ký để làm việc với chiếc máy chữ ở trên giường, tuy thật bất tiện, Nữ văn sĩ không mất thời gian một cách vô ích và đã làm việc rất chăm chỉ. Và bản thảo của phần lớn các cuốn sách trong tương lai đã được tạo ra như vậy.
Sau thành công vang dội của cuốn sách về Peppy, Lindgren viết những tác phẩm mới thành công không kém. Trong số đó có bộ ba về đứa trẻ và Karlcon, “Mio, Mio của tôi”, “Rasmus lang thang”, “Madiken”, “Emil từ Looneberg” và một số tác phẩm khác. Với “Rasmus lang thang”, bà đã được nhận giải thưởng văn học thiếu nhi uy tín nhất lúc bấy giờ - giải thưởng Hans Christian Andersen. Điều thú vị là vào năm 2002, một giải thưởng được thiết lập mang tên của chính nữ văn sĩ được trao tặng cho những thành tựu trong lĩnh vực văn học thiếu nhi và giải thưởng về sự đóng góp cho văn học với giá trị bằng tiền là 500.000 euro.
Đỉnh cao hoạt động văn học của Astrid Lindgren là vào thập niên 50 - 60. Trong những năm 70, bà đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, trong đó có các cuộc tranh luận về vấn đề chính trị và môi trường. Kết quả của cuộc bút chiến kéo dài trên các trang báo là bà đã góp phần đẩy nhanh cải cách thuế ở Thụy Điển.
Vào năm 1978, các nhà kinh doanh sách tại Đức trao giải thưởng Hòa Bình cho Astrid và bà được yêu cầu phát biểu. Nhưng trong lời cảm ơn, Astrid quyết định nêu ra vấn đề cộng hưởng và phức tạp của bạo lực trong gia đình. Nữ văn sĩ cho rằng việc đánh trẻ em là không thể chấp nhận được và bà dùng uy tín của một tác giả nổi tiếng thế giới để quyết định công khai đưa ra vấn đề này.
Khi các nhà tổ chức yêu cầu làm cho bài phát biểu bớt gay gắt hơn, Astrid Lindgren đã đưa ra tối hậu thư: Nếu không nói điều này - sẽ không có bài phát biểu. Ban tổ chức đã phải nhượng bộ và đề tài trên đã được công khai rộng rãi. Sau đó, vào năm 1979, cuối cùng Thụy Điển đã thông qua luật cấm trừng phạt thân thể đối với trẻ em. Vào cuối thế kỷ 20, Lindgren tập trung nhiều hơn vào các vấn đề môi trường, tham gia vào các hoạt động từ thiện và bảo vệ quyền lợi của động vật.
Astrid Lindgren đã sống một cuộc đời lâu dài và đầy biến cố, chứng kiến nhiều cuộc chiến, đã viết vài chục cuốn sách và có đóng góp rất lớn cho văn học thiếu nhi. Do đó, ngay từ lúc sinh thời, một bức tượng của Astrid Lindgren đã được dựng lên tại Stockholm.