Viên ngọc trai trong khoang thuyền
Vào năm thứ nhất Nguyên Bảo đời Đường, nhà sư Vinh Hạo chùa Đông Độ Nhật Bản sang Trung Quốc mời vị Đại sư Quảng Chân sang Động Độ để giảng đạo. Tàu thuyền đã chuẩn bị xong chỉ chờ ngày tốt để xuất phát, không ngờ lúc này một đệ tử của vị Đại sư Quảng Chân là Năng Tĩnh đột ngột qua đời.
Khi được tin, Đại sư Quảng Chân thất kinh vội cùng mấy đệ tử tới ngay hiện trường thì thấy thi thể của Năng Tĩnh nằm trên bãi cát cách chỗ thuyền đậu không xa. Khi chuẩn bị đi lại xảy ra chuyện không hay, vị Đại sư không khỏi cau mày suy nghĩ.
Người của Quan phủ cũng đến hiện trường ngay sau đó, sau khi khám nghiệm tử thi người của Quan phủ đã xác định là Năng Tĩnh bị giết hại, nhưng Năng Tĩnh là một người rất ôn hòa, hiền lành, vậy ai đã giết Năng Tĩnh?
Khi Đại sư cùng các đệ tử chuẩn bị đưa Năng Tĩnh về chùa để làm lễ cầu siêu thì có một đội quân lính kéo đến chặn đường họ. Vị quan phủ là Ban Cảnh dẫn đầu toán binh lính to tiếng hỏi: "Đại sư, ai là Đạo Hàng?". Vị Đại sư chỉ vào một đệ tử đứng bên cạnh trả lời và ngay lập tức viên Quan phủ vẫy tay, mấy người lính xông đến bắt trói ngay Đạo Hàng.
Vị Đại sư không hiểu chuyện gì đã xảy ra, viên Quan phủ nói: "Nghe tin Đạo Hàng cấu kết với hải tặc, anh ta theo Đại sư ra đi lần này là đi theo bọn họ".
Đại sư Quảng Chân ngây người vội giải thích rằng đệ tử Đạo Hàng của mình không bao giờ làm việc này. Vị quan phủ nghiêm mặt nói: "Đại sư dạy dỗ đệ tử là không thể nghi ngờ nhưng đại sư có dám bảo đảm rằng các đệ tử của đại sư đều có đức hạnh như đại sư không? Tôi còn nghi ngờ cái chết của Năng Tĩnh có liên quan đến anh ta". Nói xong vị quan phủ ra lệnh cho binh lính lục soát chiếc thuyền đi Đông Độ nhưng binh lính lục soát rất kỹ mà không thấy gì nên viên quan quyết định cứ dẫn Đạo Hàng về phủ.
Nhìn hình bóng đã khuất của tốp binh lính vị Đại sư chìm vào trầm tư: Đạo Hàng luôn là đệ tử rất tốt của mình sao dám làm những chuyện xấu xa này? Nghĩ vậy vị đại sư đi lên thuyền.
Trong khoang thuyền bị binh lính lục lọi trở thành một mớ hỗn độn, bừa bãi. Lúc này ánh mặt trời xuyên qua cửa sổ chiếu vào tấm ván thuyền vị Đại sư thấy ở tấm ván thuyền có ánh sáng lóng lánh phản chiếu ánh mặt trời, ông vội bước tới cúi xuống nhìn thì thấy đó là một viên ngọc trai lọt vào khe hở của tấm ván. Ông cẩn thận moi viên ngọc lên và thấy viên ngọc có một lỗ nhỏ dường như viên ngọc rơi ra từ một chuỗi ngọc trai.
Vị đại sư cảm thấy rất lạ: Tất cả những đồ đạc trên con thuyền này do chính tay ông lựa chọn thì ngoại trừ kinh Phật ra không có chuỗi ngọc trai nào cả, vậy viên ngọc này ở đâu ra? Vị Đại sư cẩn thận cất viên ngọc vào trong túi áo và quyết tâm tìm cho ra nguồn gốc của nó.
Ngày hôm sau, vị Đại sư đến nha môn để thăm Đạo Hàng, ông rất ngạc nhiên là chỉ sau một ngày không gặp mà trông mặt mày Đạo Hàng tiều tụy, phờ phạc. Khi nhìn thấy sư phụ Đạo Hàng quỳ xuống nói: "Xin sư phụ minh xét, đệ tử thật sự không biết tai họa từ đâu đến. Đệ tử sớm đã đặt sự sống chết của bản thân mình sang một bên chỉ day dứt một điều là đã làm ảnh hưởng đến thanh danh của sư phụ".
Nhìn Đạo Hàng, vị Đại sư không khỏi thở dài sau đó lấy viên ngọc từ trong túi áo ra hỏi: "Con đã nhìn thấy nó chưa?".
Đaọ Hàng nhìn thấy viên ngọc thì lắc đầu, thấy vậy vị Đại sư không nói gì cất viên ngọc vào túi áo rồi quay người bước đi.
Sau khi ra khỏi đại lao, thấy viên quan phủ Ban Cảnh đang đứng đợi ông. Vị Đại sư hỏi Ban Cảnh: "Vì sao ông lại cho rằng đệ tử của tôi có tội?". Ban Cảnh nói: "Là đệ tử của ngài báo đấy, chả nhẽ đệ tử của ngài lại nói sai à?". Vị Đại sư nhìn viên quan rồi nói: "Nếu đã như vậy thì bây giờ ông có thể thi hành án được rồi để tôi cho các đệ tử đến pháp trường tiễn biệt nó".
Viên quan phủ ra lệnh đưa Đạo Hàng ra pháp trường, vị Đại sư cùng với các đệ tử cũng đến pháp trường chứng kiến vụ xử trảm tội phạm.
Bầu không khí ở pháp trường vừa trang nghiêm vừa căng thẳng đến nỗi các đệ tử không dám thở to. Thời gian từng phút từng phút trôi qua, vị Đại sư không nói gì và viên quan phủ Ban Cảnh cũng không tùy tiện ra lệnh xử trảm. Cuối cùng, một số môn đệ dường như không chịu nổi sự nặng nề, đứng ngồi không yên. Đến lúc này, vị Đại sư thì thầm với viên quan phủ mấy câu gì đó và thấy viên quan gật gật đầu. Sau đó viên quan ra lệnh: "Đã đến giờ khai đao!". Nghe mệnh lệnh hành quyết, đao phủ hô to một tiếng và cầm dao giơ lên.
Đúng lúc này, có một người ở dưới đột nhiên hét lên: "Hãy dừng lại, Đạo Hàng không có tội!".
Vị Đại sư nhìn về phía người vừa nói thì đó cũng là một đệ tử của mình tên là Như Hải.
Viên quan phủ nghiêm mặt hỏi: "Sao ngươi biết anh ta không có tội".
"Tôi ... tôi ... là tôi đã đổ oan cho anh ta". Giọng nói của Như Hải bỗng nhiên trầm hẳn xuống, "Tôi đã hại anh ta!".
Viên Quan phủ lúc này mới nhận ra dụng ý tại sao vị Đại sư lại cho tất cả đệ tử của mình ra pháp trường và viên quan vội ra lệnh ngừng cuộc hành hình lại, giải Đạo Hàng và Như Hải về phủ
Về đến nha môn, Như Hải đã khai ra sự thật là vào đêm nọ anh ta đến phòng của Đại sư để xin chỉ giáo về Phật pháp. Khi vừa đến cửa phòng thì nghe thấy vị Đại sư và Đạo Hàng bàn về chuyện tuyển người đi Đông Độ. Khi nói đến Như Hải thì Đạo Hàng cho rằng Như Hải còn quá trẻ nên lần này không thể đi cùng Đại sư được. Như Hải nghe thấy vậy vô cùng bực tức không vào phòng Đại sư nữa mà quay trở về phòng của mình và từ hôm đó luôn tìm cách báo thù Đạo Hàng. Anh ta đã lén lút lên quan phủ vu oan chuyện Đạo Hàng cấu kết với hải tặc với ý định là để cho anh ta bị giam dăm, ba ngày nhưng không ngờ quan phủ lại cho rằng Đạo Hàng phạm tội giết người nên bị tội chém đầu. Khi ra pháp trường thấy Đạo Hàng sắp bị chém anh ta đã hối hận việc làm của mình.
Nỗi oan của Đạo Hàng được giải tỏa nhưng vụ án về cái chết của Năng Tĩnh vẫn chưa có tiến triển. Viên quan phủ cho rằng trong tình hình này thì chuyến đi Đông Độ sẽ phải hoãn lại. Vị Đại sư suy nghĩ rất lâu sau đó ghé tai nói mấy câu với viên quan phủ rồi sai các đệ tử dỡ hết đồ đạc trên thuyền để hôm sau quan phủ kéo thuyền đi.
Hôm đó, màn đêm dần dần buông xuống, một bóng đen lặng lẽ leo lên chiếc thuyền trống không và một lúc lâu sau bóng đen trở ra trên lưng mang theo một cái túi vải nhỏ. Khi bóng đen định lẩn vào trong bóng đêm thì đột nhiên vô số đèn đuốc bỗng thắp sáng cả một vùng, hóa ra viên Quan phủ đã dẫn binh lính tới đây mai phục từ lâu.
Qua ánh sáng của những ngọn đuốc, mọi người nhận ra bóng đen chính là Huệ Tuyền, một đệ tử của nhà sư Vinh Hạo. Giữa vòng vây của binh lính Huệ Tuyền không có đường thoát thân đã bị bắt với cái túi đựng đầy châu báu.
Hóa ra Huệ Tuyền nghe nói nhà Đường có rất nhiều báu vật nên sớm đã có ý xấu, hắn đã bái nhà sư Vinh Hạo làm thầy và được theo nhà sư đến Trung Quốc. Khi ở Trung Quốc ban ngày hắn là nhà sư nhưng ban đêm làm kẻ trộm đã lấy cắp được rất nhiều châu báu. Để mang được những báu vật về Nhật Bản, một đêm hắn lén lút lên thuyền cất giấu châu báu không ngờ bị Năng Tĩnh phát hiện và hắn đã giết Năng Tĩnh nhưng hắn có biết đâu rằng trong lúc giằng co với Năng Tĩnh một viên ngọc trai đã rơi ra trong khoang thuyền, vì Năng Tĩnh bị giết mà chuyến đi Đông Đô của vị Đại sư cũng bị hủy bỏ. Trong tình hình như vậy hắn đành phải xuống thuyền lấy lại đồ châu báu của mình ...
Khi nhặt được viên ngọc trai trong khoang thuyền, vị Đại sư đoán là có người nhân chuyến đi này buôn lậu đồ trang sức nhưng ông tin rằng không phải đệ tử của mình nên ông đã khích Quan phủ chém đầu Đạo Hàng để giải nỗi oan cho Đạo Hàng. Vị Đại sư biết rằng đồ châu báu còn giấu ở trên thuyền nên đã bàn với Quan phủ giăng bẫy để bắt kẻ cất giấu châu báu.
Khi biết đệ tử của mình làm chuyện tội lỗi, ngay trong đêm nhà sư Vinh Hạo đã đến xin lỗi vị đại sư Quảng Chân. Đại sư Quảng Chân an ủi ông: "Phật giáo có hàng ngàn đệ tử và không ai có thể đảm bảo rằng tất cả các đệ tử đều thành tâm hướng thiện, vì vậy chúng ta phải nỗ lực hết mình để trau dồi đức hạnh và truyền bá Phật pháp cho mọi người
Nguyễn Thiêm (dịch)