Bốn chiếc kim đan
Người thợ mộc Vansan Aldai bị giết trong phòng, vật kết liễu cuộc đời ông là một chiếc kim len dài. Người giúp việc phát hiện ra cảnh tượng này đã không kiềm chế được hét lên kinh hoàng: một chiếc kim len mảnh khảnh, sáng bóng đâm thẳng vào tim chủ nhân không sai một centimet.
Người thợ mộc Vansan Aldai bị giết trong phòng, vật kết liễu cuộc đời ông là một chiếc kim len dài. Người giúp việc phát hiện ra cảnh tượng này đã không kiềm chế được hét lên kinh hoàng: một chiếc kim len mảnh khảnh, sáng bóng đâm thẳng vào tim chủ nhân không sai một centimet.
Vài giờ sau, nhà người thợ mộc chật kín các sĩ quan của Sở Cảnh sát Lima. Trường hợp kỳ lạ này xảy ra ở Peru vào năm 1962. Người chịu trách nhiệm điều tra vụ án là Thanh tra thám tử Orti. Từ lời khai của người giúp việc, anh được biết rằng Vansan Aldai là một thợ mộc ngay thẳng, đã hơn sáu mươi tuổi và không có mục đích nào khác ngoài việc sống một cuộc sống an nhàn. Thám tử đã điều tra những người hàng xóm của nạn nhân và tất cả họ đều xác nhận rằng người thợ mộc sống ẩn dật với một cuộc sống cực kỳ yên bình, không hiểu tại sao ông ta lại bị sát hại và chỉ bằng một chiếc kim đan.
Nhất định có ai đó đã nhìn thấy kẻ sát nhân, bởi vì khu vực xung quanh nơi ở của Aldai luôn là nơi tấp nập người và xe cộ, nhưng cho dù có ai đó đụng phải kẻ sát nhân, họ cũng có thể không nhận ra hắn. Tuy nhiên, có thể suy đoán hung thủ là đàn ông, vì giết người bằng kim len cần có sức lực nhất định, đồng thời các động tác phải chuẩn xác và nhanh nhẹn. Còn những tình huống khác như chiều cao, quần áo, tuổi tác… của tội phạm thì không thể phán đoán được.
Sau nhiều ngày điều tra, thanh tra Orti, 50 tuổi vẫn không thu được kết quả gì nên phải tạm hoãn vụ án.
Ông nói với các phóng viên: "Tôi nghĩ vụ án này sẽ có những diễn biến mới. Kẻ dùng kim đan len giết người không phải là một kẻ giết người bình thường. Động cơ của hắn chắc chắn rất khác thường, hung thủ nhất định là một kẻ lập dị, hắn sẽ còn xuất hiện".
Ba tháng sau, quả nhiên có tin tức.
Vào ngày 20/8/1962, vào khoảng 8 giờ tối, trong ánh hoàng hôn, tàu chở khách "Bánh xe vàng" của một công ty vận tải biển Anh khởi hành từ Santiago, Chile vừa cập cảng Panama. Cầu nối bến của tàu còn chưa kịp lắp xong thì Cảnh sát Panama đã ồ ạt lên tàu, tới trước cửa buồng lái của một người đàn ông tên là Luigi Alva. Dù đã được báo trước qua radio nhưng vị thanh tra vẫn bị sốc: một người đàn ông khoảng 60 tuổi nằm trên sàn nhựa xám của cabin và một chiếc kim đan len mảnh, sáng chói đâm thẳng vào ngực ông.
"Ai phát hiện ra? Có ai chạm vào anh ấy không?".
Thuyền trưởng nói với Cảnh sát trưởng rằng thi thể được thủy thủ đoàn phát hiện vào sáng hôm đó và không ai chạm vào, ngoại trừ bác sĩ của tàu.
Bác sĩ pháp y cùng Cảnh sát khám nghiệm thi thể, khi cởi áo của người quá cố ra thì thấy một vết máu nhỏ màu nâu sẫm. Anh ta mở mí mắt của người quá cố, chạm vào tứ chi và cơ bắp của anh ta, phải mất một chút nỗ lực để rút kim đan len ra, nhưng không có một giọt máu nào chảy ra. Điều này có nghĩa là người này đã chết ít nhất 36 giờ. Thanh tra cau mày hỏi thuyền trưởng: "Anh khởi hành từ Lima khi nào?".
"Ngày hôm qua lúc 10 giờ sáng, chuyến đi kéo dài tổng cộng khoảng 36 giờ. Nói cách khác, hoàn toàn có khả năng kẻ sát nhân đã rời tàu trước khi tàu nhổ neo".
Vì vậy, kẻ sát nhân không nhất thiết phải ở trong số hành khách, hắn có thể là bất cứ ai. Vị thanh tra tin chắc vào phán đoán ban đầu của mình: kẻ sát nhân sẽ không bao giờ ngu ngốc đến mức mắc kẹt trên chiếc tàu mà hắn đã phạm tội! Trừ khi vụ giết người không được tính toán trước hoặc hắn ta thực hiện nó một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, đây rõ ràng là một tội ác được chuẩn bị kỹ càng, theo cách nói của thám tử Orti: một tội ác có liên quan đến tập tục.
Hai ngày sau, vụ án thứ ba cũng diễn ra. Người quá cố, Alessandro Gampo, là một ông già sống bằng tiền lương hưu, 60 tuổi, không có kẻ thù và không tranh chấp nợ nần, không có đồ đạc gì bị mất sau vụ án mạng.
Cuộc điều tra không có tiến triển gì, thanh tra Orti tỏ ra buồn bã trong buổi họp báo.
"Tôi đã mong đợi rằng hắn sẽ xuất hiện lần nữa, nhưng tôi không ngờ rằng hắn lại phạm tội ngược lại như vậy".
"Anh không nghĩ vụ án này có liên quan đến vụ án "Bánh xe vàng" à?
"Có thể nó có liên quan. Nhưng tôi không biết gì hơn bạn về vụ án đó. Thông tin chỉ giới hạn ở báo chí. Tôi vẫn đang chờ báo cáo từ cơ quan Cảnh sát Panama".
"Các ông thực sự không có manh mối nào sao?".
"Chúng tôi có mấy manh mối".
Cuối cùng vị thám tử nhớ tới một câu nói vô tình: "Người thợ mộc và ông già sống bằng tiền trợ cấp năm nay đều đã 60 tuổi".
"Có phải là trùng hợp ngẫu nhiên không?" - một phóng viên hỏi.
Nhưng lần này thám tử không trả lời. Anh ta cần phải kiểm tra ngay một chi tiết nào đó, người đã khuất đều 60 tuổi, họ cũng có cùng ngày sinh? Thật ngạc nhiên khi biết cả hai nạn nhân đều sinh ngày 11/6/1902.
Ngày 4/9, Peru chính thức gia nhập Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, có trụ sở tại Lima. Vụ án đầu tiên được Interpol thụ lý là vụ án nằm trong tay thanh tra Orti, câu trả lời được đưa ra cho ông là: Luigi Alva, nạn nhân trên "Bánh xe vàng", sinh ngày 11/6/1902. Có nhiều ý tưởng nảy ra trong đầu thanh tra Orti cùng một lúc, cuối cùng cũng có điều gì đó để suy nghĩ - một manh mối.
Thật không may, phản hồi của Interpol chậm vài giờ. Bởi vì điện thoại trên bàn thanh tra Orti reo lần thứ tư: đó là chiếc kim đan thứ tư, nhưng lần này áo ngực một cô hầu phòng khách sạn. Anh vẫn hỏi tuổi của người đã khuất. Người Cảnh sát gọi đến từ hiện trường huýt sáo và nói: "Người phục vụ này không còn trẻ. Cô ấy sinh ra ở Lima vào ngày 11 tháng 6 năm 1902". Một lúc sau, thám tử đến hiện trường vụ án trong khách sạn, mới nắm bắt một số thông tin nhưng anh ta đã có thể kết luận rằng vụ án phải do một vị khách của khách sạn gây ra. Một sĩ quan Cảnh sát có mặt cho biết: "Cô ấy thật xui xẻo".
Thanh tra Orti không cho rằng đó là chuyện xui xẻo hay may rủi. Đây là một vụ án chứ không phải là tai nạn. Điều quan trọng bây giờ là cố gắng ngăn chặn những trường hợp như vậy xảy ra lần nữa. Để làm được điều này cần phải có danh sách những người sinh ngày 11/6/1902. Phải, cần tới tòa thị chính!
Tại Tòa thị chính Lima, Thanh tra Orti nói với nữ thư ký đang trực: "Tôi muốn xem sổ đăng ký hộ khẩu năm 1902".
Nữ thư ký đi sang phòng bên cạnh và tìm gặp trưởng phòng lưu trữ. Đây là một người đàn ông có râu và tóc thưa thớt, đầu giống như một quả bóng thịt khổng lồ, có mũi, hai mắt và cằm được tạo hình bởi một nhà điêu khắc vụng về.
"Ông có việc gì?", trưởng phòng hỏi.
"Tôi là thanh tra Orti", thanh tra sốt ruột nói, "Tôi muốn xem danh sách những người sinh ngày 11/6/1902. Nhanh lên!".
"Tất nhiên, anh có thể tìm thấy sớm. Anh có thể quay lại vào buổi chiều không?".
Thanh tra Orti thực sự tức giận, đi vòng quanh quầy và ra lệnh cho trưởng phòng đưa anh ta đến phòng lưu trữ. Ông nhanh chóng tìm thấy chồng hồ sơ bụi bặm từ năm 1902. Có mấy tệp dành riêng cho bốn tháng 4, 5, 6 và 7 năm ấy. Ông lấy tập tài liệu xuống và trải nó lên bàn. Trưởng phòng lưu trữ chăm chú theo dõi mọi hành động của ông.
Tập tin này thiếu một trang của ngày 11/6/1902.
"Việc này phải giải thích thế nào?", Thám tử chậm rãi ngẩng đầu lên hỏi.
Trưởng phòng lưu trữ tái mặt.
"Tôi không thể giải thích được. Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ai cũng có thể ở đây trong 50 năm. Chuyện đó có quan trọng gì?".
Lần này, đến lượt thám tử nhìn về phía trưởng phòng: ông ta cao và gầy, cường tráng, khoảng 60 tuổi, trong mắt hiện lên một ngọn lửa kỳ lạ, đó là một luồng bạo lực có thể bị áp chế.
"Tôi có thể biết quý danh của anh không?", thám tử ngẫu nhiên hỏi.
"Bedlo Lazomeno."
Sự giận dữ trong mắt Bedro Lazomeno gần như đã biến mất hoàn toàn… "Ngày sinh của anh?", thám tử tiếp tục lơ đãng hỏi, anh ta có một ý tưởng mơ hồ, nhưng không thực sự tin vào điều đó, không thể tin được!
"Ngày 11/6/1902!", trưởng phòng hồ sơ đột nhiên hét lên quái dị, lao về phía thám tử.
Thanh tra Orti nghẹn họng, khó nhọc rút khẩu súng lục ra và ấn vào eo Lazomeno. Lazomeno buông tay, giằng mình khỏi vòng tay của viên thanh tra đang thở hổn hển, chạy tới mở cửa sổ rồi nhảy ra ngoài. Sau đó, có một tiếng động lớn ở phía dưới.
Trong túi của Pedro Lazomeno có danh sách 12 người Peru sinh ngày 11 tháng 6 năm 1902. Bốn người trong số họ đã bị đánh dấu bằng bút đỏ, không cần phải nói thì họ chính là bốn nạn nhân. Hiện còn lại 7 cái tên nữa.
Thanh tra Orti mơ hồ đoán được động cơ phạm tội của Bedro vì hắn rất thông thạo văn hóa Peru, đặc biệt là truyền thuyết Inca. Ông biết người Inca tin rằng những người sinh cùng ngày có thể có chung một linh hồn và một đường sinh mệnh, vì vậy, càng nhiều người sinh cùng ngày chết thì tuổi thọ của người sống càng dài. Bedro Lazomeno đã tận dụng công việc của mình và lập danh sách những người có ngày sinh nhật trùng với hắn. Nếu thành công trong việc loại bỏ tất cả bọn họ, hắn sẽ có được chiếc phao sinh tồn cho riêng mình. Hắn đang mơ về một cuộc sống trường thọ.
Về lý do tại sao hắn lại yêu thích kim đan len, người ta nói rằng những ngọn giáo và dao găm thiêng liêng đối với tổ tiên người Inca đã bị thất lạc vào thế hệ của họ. Còn có một lý giải khác: Bedro có thể phát âm na ná tên một người phụ nữ như "Bedela", hắn là một tay đan len giỏi và chiếc áo vest len đang mặc là tác phẩm của chính hắn.
Trần Dân Phong (dịch)