Nobel Hòa bình 2023 được trao cho nữ tù nhân Iran

Chủ Nhật, 29/10/2023, 07:48

Nobel Hòa bình luôn là giải thưởng mang đến những điều bất ngờ thú vị và những cảm xúc đặc biệt cho cả những người được trao giải và khán giả hâm mộ. Chủ nhân của giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay 2023 được trao cho bà Narges Mohammadi vì sự nghiệp đấu tranh chống lại sự áp bức phụ nữ ở Iran và thúc đẩy nhân quyền nói chung của bà.

Bà đã làm nổi bật sự dũng cảm, quyết tâm của phụ nữ Iran và cách họ truyền cảm hứng cho thế giới. Điều kỳ lạ là chủ nhân của giải Nobel Hòa bình vừa được Uỷ ban Nobel Na Uy công bố... lại đang ở trong tù.

Bà Narges Mohammadi là ai

Bà Narges Mohammadi là người phụ nữ thứ 19 đoạt giải trong lịch sử Nobel Hòa bình 122 năm tuổi này và là người đầu tiên kể từ khi nữ nhà báo Maria Ressa của Philippines thắng giải vào năm 2021 và là người phụ nữ gốc Iran thứ hai trên thế giới nhận giải Nobel Hòa bình. Bà sinh ngày 21/4/1972 tại Zanjan, Iran. Năm nay bà 51 tuổi, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Nhân quyền, một tổ chức phi chính phủ do Shirin Ebadi, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2003, lãnh đạo.

nữ chủ nhân giải nobel hoà bình 2023- bà .jpg -3
Nữ chủ nhân Giải Nobel Hòa bình 2023.

Mohammadi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà vận động cách đây 32 năm khi còn là sinh viên. Bà đã đấu tranh suốt 30 năm qua để mang lại thay đổi căn bản cho Iran thông qua giáo dục và các biện pháp hòa bình khác. Bà là một trong những nhà hoạt động nhân quyền hàng đầu Iran, vận động vì quyền phụ nữ và bãi bỏ án tử hình.

hai nhà khoa học drew weissman và katalin kariko là chủ nhân của giải nobel sinh lý học và y học 2023. - copy.jpg -2
Hai nhà khoa học Drew Weissman và Katalin Kariko là chủ nhân của Giải Nobel Sinh lý học và Y học 2023.

Với cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức phụ nữ ở Iran và thúc đẩy nhân quyền nói chung dũng cảm của mình, bà đã bị bắt 13 lần, ba lần bị giam trong nhà tù Evin kể từ năm 2012, Mohammadi đã không thể gặp chồng mình trong 15 năm và các con trong 7 năm. Bà bị kết án 5 lần với tổng án tù 31 năm.

Ngay cả khi ở trong tù, bà cũng kịch liệt lên tiếng phản đối các điều kiện giam giữ đối với những nữ phạm nhân. Mặc dù ở trong tù nhưng khi phong trào biểu tình "Phụ nữ, sự sống, tự do" bùng phát ở Iran sau cái chết của Mahsa Amini, 22 tuổi, cô gái người Kurd bị lực lượng "cảnh sát đạo đức" bắt ở thủ đô Tehran với cáo buộc đội khăn trùm đầu không đúng quy định, bà đã ủng hộ mạnh mẽ bất chấp tình trạng bị giam cầm mất tự do của mình. Mohammadi đã tổ chức cuộc biểu tình đốt khăn trùm đầu từ bên trong nhà tù Evin vào ngày giỗ Amini. Bà cũng tổ chức các hội thảo hàng tuần trong tù cho nữ phạm nhân, dạy họ về quyền lợi của mình. Bà chia sẻ trên mạng xã hội: "Mục tiêu của tôi khi đó là chống lại sự chuyên chế tôn giáo, cùng với truyền thống và phong tục xã hội đã dẫn đến sự đàn áp sâu sắc đối với phụ nữ".

Khi tên bà được Uỷ ban giải Nobel vinh danh, gia đình bà đã gọi đây là "khoảnh khắc lịch sử cho cuộc chiến vì tự do của Iran". Chồng bà, Taghi Rahmani, cho biết Mohammadi đã không thể gặp các con trong 7 năm và chồng bà trong 15 năm vì bà bị giam giữ. Con gái của Mohammadi nói: “Con đặc biệt tự hào về mẹ và con nhớ mẹ vô cùng”.

Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Tòa thị chính Oslo vào ngày 10/12, trong đó người nhận giải Nobel Hòa bình sẽ được trao huy chương, chứng nhận và giải thưởng 11 triệu krona Thụy Điển (986.000 USD). Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, Berit Reiss-Andersen, tại Oslo bày tỏ mong muốn chính quyền Iran trả tự do cho bà Narges Mohammadi để nhà đấu tranh này có thể đến dự lễ trao giải thưởng dự kiến diễn ra vào tháng 12/2023.

Nobel 2023, mùa của những bóng hồng

Mùa giải Nobel năm nay vừa khép lại sau hàng loạt kỷ lục đặc biệt được xác lập bởi các nữ khoa học gia và nhà hoạt động nhân quyền. Đóng góp của họ không chỉ góp phần tạo ra lợi ích thiết yếu với đời sống xã hội, mà còn truyền cảm hứng đấu tranh vì quyền bình đẳng cho phụ nữ. Việc bà Claudia Goldin, giáo sư kinh tế học gốc Do Thái, chiến thắng giải thưởng Kinh tế năm 2023 “đánh dấu” cái kết mỹ mãn cho sự kiện Nobel đậm sắc màu nữ quyền. Nhà khoa học kỳ cựu người Thụy Điển Anne L'Huillier giành giải Nobel Vật lý nhờ nghiên cứu hữu ích của bà trong ngành vật lý lượng tử. Và giáo sư - nhà hóa sinh Katalin Kariko nhận giải thưởng Nobel Y học với thành tựu tối quan trọng, là tiền đề cho hoạt động điều chế vắc xin COVID-19 và Mohammadi Giải Nobel Hòa bình.

chủ nhân giải nobel y khoa -kariko-portrait-sized-jpeg-169-4239-1956-1696302624 - copy.jpg -1
Chủ nhân Giải Nobel Y khoa - Kariko.

2 trong số 4 nhân vật nữ kể trên, Goldin và Mohammadi lần đầu đoạt danh hiệu Nobel độc lập, được xem như kỷ lục đáng nhớ ở sự kiện năm nay. Mặt khác, 3 nữ khoa học gia trong số họ đều có danh tiếng nổi bật ở các ngành nghiên cứu lâu nay thường do nam giới chiếm lĩnh. Để tạo dựng chỗ đứng riêng, nhiều nhà khoa học nữ không chỉ cần đam mê mà còn cả lòng quyết tâm vượt khó, sự kiên cường gấp bội so với đồng nghiệp nam.

Với Anne LHuillier, Giải Nobel Vật lý danh giá là thành quả của chương trình nghiên cứu dài kỳ bà khởi xướng hơn 35 năm trước. Nhà vật lý học đã đặt “nền móng” cho việc tìm hiểu hoạt động của hạt hạ nguyên tử (electron) bằng phương pháp thí nghiệm với ánh sáng laser. Về sau, dự án giàu tiềm năng này hứa hẹn sẽ đem lại vô số bước tiến trong ngành sản xuất mạch điện, bào chế thuốc cũng như thiết kế thiết bị chẩn đoán y khoa tân tiến hơn.

chủ nhân giair nobel kinh tế claudia goldin - copy.jpg -0
Chủ nhân giải Nobel kinh tế Claudia Goldin.

Còn nhà nghiên cứu, giáo sư ngành hóa sinh Katalin Kariko Giải Nobel Y học thấu hiểu “hàng rào” định kiến phụ nữ phải tự vượt lên trong môi trường học thuật. Kariko thành công tìm ra cách đưa vật liệu di truyền RNA thông tin (mRNA) vào tế bào - điều từng bị giới khoa học xem là bất khả thi. Bất chấp vô vàn nghi ngại, phản đối lẫn khó khăn tài chính, khi cơn đại dịch kinh hoàng bùng nổ, khám phá về mRNA của Kariko đã thay đổi vĩnh viễn ngành bào chế vắc xin và cứu sống hàng triệu người. Bà chia sẻ: “Nghiên cứu về mRNA thật ra rất dễ gây nản lòng. Đâu đâu bạn cũng đụng phải "rào cản" - Kariko chia sẻ - "Nhưng tôi không làm công việc này chỉ vì mình, mà còn vì muốn truyền động lực cho nhiều phụ nữ khác xuất thân giống tôi. Khi dần thấy được dấu hiệu chứng minh thứ mình phát hiện có thể giúp ích cho việc bào chế những loại vắc xin hữu hiệu hơn, tôi đã tự nhủ "không được bỏ cuộc".

Nobel Hòa bình được lựa chọn bởi một ủy ban gồm 5 người do Quốc hội Na Uy lựa chọn. Theo di chúc của nhà sáng lập Nobel, giải được trao cho cá nhân, tổ chức "có đóng góp to lớn để thúc đẩy sự đoàn kết giữa các quốc gia, cắt giảm hoặc giải trừ lực lượng vũ trang thường trực, tổ chức và xúc tiến các hội nghị hòa bình". Từ năm 1901 đến năm 2022, Nobel Hòa bình đã được trao 103 lần cho 140 người.

Giải Nobel Hòa bình năm nay có 351 ứng viên, gồm 259 cá nhân và 92 tổ chức. Đây là năm có số lượng ứng viên cao thứ hai lịch sử giải, và là năm thứ 8 liên tiếp số ứng viên vượt 300. Kỷ lục hiện tại là năm 2016 với 376 ứng viên. Danh sách đề cử được giữ bí mật trong 50 năm, nhưng người hoặc tổ chức đề cử được phép tiết lộ ứng viên của họ. Nobel Hòa bình luôn được xem xét kỹ lưỡng bởi thông điệp mà giải có thể gửi đến thế giới. Năm 2022, giải thuộc về nhà hoạt động nhân quyền Ales Bialiatski tại Belarus, tổ chức nhân quyền Memorial ở Nga và Trung tâm Tự do Dân sự có trụ sở tại Ukraine.

Theo kênh Al Jazeera, giá trị tiền thưởng năm nay tăng 10%, lên khoảng 1 triệu USD. Người chiến thắng cũng sẽ nhận huy chương vàng và bằng chứng nhận. Quỹ Nobel cho biết họ đã tăng số tiền trong năm nay vì tình hình tài chính vững mạnh hơn.

Nobel Hòa bình năm 2021 được trao cho Maria Ressa và Dmitry Muratov, hai nhà báo người Philippines và Nga, vì "nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận". Năm 2020, giải được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) vì những nỗ lực chống nạn đói và đóng góp cho hòa bình thế giới.

Giải Nobel Hòa bình 2022 trao cho nhà hoạt động nhân quyền Belarus Ales Bialiatski, Tổ chức nhân quyền Nga Memorial và Tổ chức nhân quyền Ukraine Center for Civil Liberties, vì các đóng góp trong vấn đề nhân quyền.

Thuỷ Giang (tổng hợp)
.
.