Lịch sử tàu đắm Yongala, Australia
Con tàu SS Yongala được nhìn nhận như là một trong những con tàu đắm tuyệt vời nhất nước Úc. Vào ngày 23/3/1911, con tàu hơi nước cao cấp chở khách đã bị chìm trong một cơn lốc xoáy trên đường đến thành phố Townsville. Con tàu đã biến mất mà không một ai sống sót và nơi an nghỉ cuối cùng của nó cũng không hề được biết đến trong nhiều thập kỷ.
Lịch sử Yongala
Bảo Tàng Đại dương Townsville cho biết, con tàu Yongala là một con tàu chở khách sang trọng được tạo thành vào năm 1903 tại Anh bởi Công ty Tàu thủy Adelaide (ASSCo). Nó được đặt tên theo một từ truyền thống địa phương để nói về “nước lớn” (sử dụng từ ngữ địa phương là một quy ước đặt tên truyền thống của ASSCo). Con tàu dài 350 feet (ft, 1 ft = 0,3048m), dựa vào cơ chế hoạt động của hệ thống máy mở rộng ba động cơ truyền tới hệ thống chân vịt đơn để đạt được tốc độ chính thức là 15,8 hải lý (1 hải lý = 1.852m), mặc dù trên thực tế nó thường đạt được tốc độ lên đến 17 hải lý/giờ.
Con tàu đã dành cả cuộc đời ngắn ngủi của mình để phiêu lưu khắp lục địa Australia. Theo báo cáo của Dữ liệu Tàu đắm Quốc gia Australia, con tàu này lần đầu tiên chạy tuyến khứ hồi từ Sydney đến Fremantle. Sau đó, chuyến tiếp theo nó chạy từ Brisbane đến Fremantle. Trên thực tế nó là con tàu lớn đầu tiên thực hiện chuyến hành trình dài 3.000 dặm, chuyến đi dài nhất vào lúc bấy giờ. Trong suốt những tháng mùa đông, con tàu này đã thực hiện chuyến đi trên bờ biển phía Đông chạy giữa Melbourne và Cairns. Đó là một trong những hành trình mùa đông mà Yongala đã đối mặt với số phận mình.
Sau chuyến hành trình thành công ở vùng biển Nam Thái Bình Dương của Australia, Yongala bắt đầu hành trình cuối cùng của mình vào ngày 14/3/1911. Con tàu đã dỡ 50 tấn hàng hóa và cất giữ phần còn lại trong khoang bé của con tàu sau khi đến MacKay. Bảo tàng Townsville đề cập tới một vật phẩm độc đáo trong một bản kê khai hàng hóa chở trên tàu, đó là một con ngựa đua tên là Moonshine (Ánh trăng).
Ngoài sự tham gia của chú ngựa, Yongala chở 49 hành khách và 73 thủy thủ đoàn khi họ khởi hành chuyến đi tiếp theo vào ngày 23 tháng 3. Lúc Yongala vẫn trong tầm nhìn, thì trạm Flat Top ở địa phương nhận được điện khẩn cảnh báo về cơn lốc xoáy giữa thành phố MacKay và Townsville. Trạm đã gửi tín hiệu bằng lá cờ và cả truyền tín hiệu không dây, khiến nhiều tàu thuyền phải trú ẩn tại Mackay. Tuy nhiên, Yongala đã không nhìn thấy lá cờ cũng như không có thiết bị không dây nào trên tàu. Bảo tàng Townsville cho biết: “Trớ trêu thay, một thiết bị không dây dành riêng lắp đặt cho Yongala đã được gửi đi gần đấy từ công ty Marconi ở Anh”.
Tín hiệu cuối cùng của Yongala vào khoảng 5 giờ sau khi ở đảo Dent (phía Tây Canada bây giờ). Người giữ ngọn hải đăng theo dõi khi con tàu chạy vào Whitsunday Passage thuộc đảo Whitsunday và thời tiết trở nên xấu đi. Con tàu đã biến mất cho đến khi nơi an nghỉ cuối cùng của nó được phát hiện hơn 40 năm sau đó.
Sự biến mất của Yongala
Yongala đã không biến mất ngay tức thì khi nó không tới Townsville như lịch trình. Cơn bão đã tác động đến một số tàu thuyền và chúng đã bị chậm lịch trình sau khi tìm kiếm chỗ trú ẩn, bao gồm cả con tàu chở khách Cooma. Nhưng ngay sau đó, Cooma và các tàu khác cũng đã rời khỏi MacKay bắt đầu đi tiếp sau cơn bão, rõ ràng là đã có chuyện gì đó xảy ra với Yongala. Nó chính thức được xác định bị đắm vào ngày 26/3, tuy nhiên Yongala thực sự đã mất tích vài ngày trước đó, ngày 23 tháng 3.
Một hoạt động tìm kiếm đã được thực hiện bao gồm dịch vụ công cộng, lực lượng Cảnh sát và các tàu vận tải khác. Mặc dầu đã quá trễ đối với Yongala, vẫn còn hi vọng rằng đó chỉ đơn giản là sự chậm trễ do sự cố về máy móc hay nó đã tìm được nơi trú ẩn gần các hòn đảo thuộc rìa của Barrier Reef hay có lẽ nó đã chạy ra biển để trốn cơn lốc xoáy.
Hàng hóa bị cuốn đi, dạt vào bờ và được tìm thấy dọc bờ biển từ đảo Hinchinbrook đến Bowen đã nói lên một câu chuyện khác. Tờ Grey River Argus, một tờ báo địa phương cho biết “những vật đổ nát được tìm thấy ở Cape Bowling Green bao gồm các túi đựng trấu, cám, ngô, chúng được xác định là một phần hàng hóa ở Brisbane được vận chuyển bởi Yongala trong khoang bé”.
Chính phủ Queensland đề nghị trả 1.000 bảng Anh cho bất cứ thông tin nào để tìm ra con tàu Yongala. Tuy nhiên cuối cùng chính phủ đã phải rút lại lời đề nghị khi không có bất cứ thông tin nào được tìm thấy. Bảo tàng Đại dương Townsville cho biết: “Cơ thể duy nhất được tìm thấy là chú ngựa đua Moonshine, bị giạt trôi đến Gordon Creek”.
Bị mắc kẹt trong cơn bão, người ta cho rằng con tàu đã bị đẩy xuống một rạn san hô nước trũng sâu. Gió mù mịt đã làm cho nó không thể hạ thấp những chiếc thuyền cứu sinh khi con tàu bị mắc trên những phiến đá và nó đã bị nhấn chìm một cách nhanh chóng vào biển sâu.
Ủy ban Hải quân Queensland đã thực hiện một cuộc điều tra về sự mất tích của Yongala, nhưng không thể tìm thấy một giải thích thỏa đáng nào cả. Việc xây dựng con tàu đạt được tất cả các tiêu chuẩn và kỹ thuật của ASSCo và nó đã giành được tiếng tăm như là một con tàu vượt biển vững vàng và ổn định trong suốt nhiều năm. Bên cạnh đó là thuyền trưởng - William Knight - người có thành tích đã được minh chứng suốt 14 năm lịch sử phục vụ mà không có sự cố nào xảy ra. Những người chứng kiến nhắc lại các bằng chứng đã mô tả ông ấy như “một bậc thầy đầy kinh nghiệm và cẩn thận”.
Bảo tàng Townsville ghi nhận rằng sau cuộc tìm kiếm không kết quả về con tàu cũng như thuyền trưởng của nó, Ủy ban Hải quân đã kết luận rằng bất cứ một sự thảo luận nào khác sẽ là vô ích và “không có một suy đoán vô căn cứ nào được chấp nhận, và điều đó dễ dàng cho thấy rằng sau sự mất tích từ lần cuối được trông thấy bởi người canh giữ ngọn hải đăng ở đảo Dent, số phận của Yongala đã vượt ra ngoài phạm vi hiểu biết của con người thành ra chỉ còn là sự phỏng đoán, càng tăng thêm sự bí ẩn của biển cả”.
Yongala được tìm thấy
Yongala vẫn chưa được khám phá và không bị xáo động cho đến khi Thế chiến thứ 2 bắt đầu, khi một tàu quét thủy lôi của Hải quân Hoàng gia Úc vướng vào vật cản trở trên tuyến đường vận chuyển giữa Brisbane và Townsville năm 1943. Con tàu bị mất tích đã bị nhầm lẫn với một bãi cát ngầm, và tàu hộ tống đã ép vào mà không có bất cứ một sự điều tra nghiên cứu nào thêm.
Năm 1947, con tàu thủy văn của Hải quân Hoàng gia Úc, HMAS Lachlan dừng lại để tiến hành cuộc điều tra ngắn gọn về vật không xác định trên đường về phía Bắc. Lachlan xác định vật cản trở hầu như giống một con tàu đắm mà sử dụng thiết bị máy thám vọng (echo-sounder) và thiết bị chống tàu ngầm. Mặc dầu nó được tin rằng là của con tàu Yongala đã bị mất tích từ lâu nhưng không có một nỗ lực tìm kiếm nào để xác định danh tính của con tàu trong suốt 11 năm.
Vào năm 1958, một người đánh cá địa phương tên là Bill Kirkpatrick đã di chuyển tới con tàu với hy vọng đưa ra một yêu sách cứu hộ. Nỗ lực của ông đã không thành công, nhưng ngay sau đó ông đã được đề nghị bởi chủ tịch của Nhóm Nghiên cứu Dưới nước Queensland QURG của Townsville và thợ lặn chuyên nghiệp Don McMillan để đưa các nhà nghiên cứu tới địa điểm đó. Kirkpatrick đồng ý đưa các thành viên của QURG tới vị trí của con tàu đắm để họ có thể xác định trên thực tế nó có phải là Yongala hay không. Các nhà nghiên cứu tìm được một chiếc két sắt trong số nhiều các di vật khác, họ hy vọng chiếc két sẽ chứa đựng các tài liệu để có thể xác định ra con tàu.
Tuy nhiên, khi họ mở chiếc két ra, họ không tìm thấy được bất cứ cái gì ngoại trừ bùn đen. Sau đó những bức ảnh về chiếc két an toàn được lan truyền trong tờ Bản tin hàng ngày Townsville Daily Bulletin vào tháng 10 năm 1958, người quản lý của công ty Chubb & Son Lock and Safe (Hiện nay là Chubbsafes) đã xác nhận nó là một mẫu hàng của Chubb và gửi dãy số của két sắt này đến Anh để tìm kiếm sự phù hợp nào đó. Dãy số phù hợp với két an toàn của Chubb mà nó đã được mua để sử dụng trên tàu Yongala - điều này đã xác nhận danh tính của con tàu đắm và nơi an nghỉ cuối cùng của Yongala.