Oscar, Corona và công nghiệp văn hoá
- Những bí mật khác của giải thưởng Oscar
- Oscar 2020 và sự bứt phá lịch sử
- Hai phim thắng lớn tại Oscar 2020 đồng loạt trở lại phòng chiếu Việt Nam
Và như lệ thường với mọi sự kiện chấn động nào liên quan đến Á châu, người Việt cũng được truyền cảm hứng từ thành công của "Ký sinh trùng" với những tự hào của những người cùng chung màu da.
Lập tức, cũng rất "như lệ thường" là câu hỏi: "Bao giờ điện ảnh Việt Nam có Oscar?" Đáng chú ý có những bài viết khẳng định là "Không bao giờ" với lý lẽ đại ý rằng "nếu còn tồn tại một nền hành pháp yếu kém như hiện tại, không đủ sức bảo vệ người sáng tạo để họ có thể sống bằng sản phẩm của mình, thì sẽ không bao giờ có Oscar cho Việt Nam".
Đúng là hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn đang trong thời gian hoàn thiện. Và thực sự, chẳng có quốc gia nào trên thế giới dám vỗ ngực tự hào là họ có một hệ thống pháp luật hoàn thiện cả. Xã hội luôn vận động, với cả những tiến bộ và những biến tướng từ tiến bộ. Hệ thống pháp luật sẽ luôn phải đi theo sau các vận động kia để đáp ứng với nhu cầu mới, tình thế mới.
Ở lĩnh vực bảo vệ người sáng tạo, hay nói khác hơn là lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các hệ thống pháp luật của các quốc gia, các công ước chung cũng phải có những điều chỉnh rất lớn suốt thời gian qua, khi mà cá nhân hoá giải trí và các nền tảng internet đã và đang thay đổi toàn diện ngành công nghiệp giải trí.
Trước khi diễn ra lễ trao giải Oscar 2019, điện ảnh Việt cũng đã trải qua mùa phim Tết. Thực sự rất đáng buồn khi có những bộ phim phải dừng công chiếu sau khi ra mắt được 2-3 ngày vì đại dịch Covid-19. Sự đóng băng của các hoạt động xã hội đã ảnh hưởng quá lớn đến ngành công nghiệp giải trí. Khi quay trở lại rạp, các bộ phim ấy đã không thể nào đạt được kỳ vọng của nhà sản xuất. Nhưng giả sử nếu không có dịch Covid-19 có lẽ tình hình cũng chẳng tươi sáng hơn.
Điện ảnh mùa Tết Canh Tý chắc vẫn không thể thoát nổi cảnh chỉ có 3 phim có lãi và toàn bộ phần còn lại (khoảng 6-7 phim khác) chìm vào quên lãng. Đó đã là "thói quen" của điện ảnh Việt nhiều năm gần đây. Thực trạng này chắc chắn không phải do sự yếu kém của ngành hành pháp mà nó là cuộc chơi của nhu cầu người xem, thực sự rất đáng suy ngẫm.
Nói rộng hơn, những gì sâu sắc, đậm tính nghệ thuật rất khó "sống". Nghệ sỹ jazz Cường Vũ từng chia sẻ rằng "nghệ sỹ chuyên nghiệp ở Mỹ cũng vất vả lắm. Kiếm sống bằng nghề rất khó. Chỉ những người nổi danh mới có thể có một đời sống dư dả thực sự". Sự kén chọn đối tượng ấy là tất nhiên bởi đại chúng không phải cái gì cũng có thể tiếp nhận được.
Nhưng đại chúng ở Việt Nam thì khác. Họ gần như chỉ có một "gout" hài. Ngay cả trong cái gout hài đó, họ cũng muốn tiếp cận cái hài nào dễ hiểu vì họ chỉ muốn giải trí đơn khó có thị trường. Nguyên nhân đến từ nhiều phía. Một trong những chiều ấy là giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình. Cùng lúc là sự dễ dãi của những người sản xuất. Vì doanh thu, họ đong đo để chiều gout thưởng thức chung của cộng đồng. Họ sẵn sàng copy ý niệm của một sản phẩm ăn khách nước ngoài để biến nó thành của mình. Khi đã gói mình trong công thức như thế, và làm thành thói quen xấu, đặt ra câu hỏi "Oscar?" có lẽ là hơi lố bịch.
Không thể đặt ra câu hỏi lớn, khi bản thân mỗi người vẫn chưa có đủ sự chuẩn bị đầy đủ về văn hoá và ý thức để biến đổi cộng đồng. Chỉ có sự biến đổi cộng đồng mới tạo ra một diện mạo thị trường khác. Từ đó, pháp luật sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với biến đổi ấy. Còn Oscar, nó còn là câu chuyện của những nhà sáng tạo và những người bỏ phiếu cho phim với yếu tố không thể bỏ qua là bản thân họ cũng có những "cảm nhận theo mùa".