Thanh Tùng, tráng sĩ thơ của thời hoa đỏ
09:25 17/11/2024

Trong thơ Việt Nam đương đại, bài thơ "Thời hoa đỏ" của cố nhà thơ Thanh Tùng được coi là một trong số ít các bài thơ tình hay nhất. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc và sau mấy chục năm, giai điệu của nó vẫn ngân vang tha thiết trong tâm hồn hàng chục triệu người.

Chữ “nhẫn” - nền tảng nhân cách, sự nghiệp!
21:47 04/11/2024

Hiểu theo lối chiết tự thì chữ "nhẫn" được tạo bởi bộ "đao" chỉ con dao ở trên và bộ "tâm" chỉ trái tim ở dưới. Ý tượng hình của chữ nhắc nhở, nếu không giữ bình tĩnh, nóng nảy, không làm chủ được bản thân, tức không biết nhẫn nhịn thì lưỡi dao sẽ bập xuống, gây đau đớn.

Cất cánh từ đường biên tưởng tượng
17:42 04/11/2024

Nguyễn Nhật Huy đã xuất bản hai tập thơ: "Sân bay" (NXB Đại học Thái Nguyên, 2021) và "Thành phố" (NXB Hội Nhà văn, 2024). Thơ anh cho độc giả hình dung về những chuyến bay cất cánh và hạ cánh xuống những đường biên tưởng tượng, giữa thực và ảo, mơ hồ và rõ nét, liên tục và đứt gãy, lẫn lộn và tường minh, khoảnh khắc và vô tận...

Chớm đông...
09:01 04/11/2024

Một sớm mai thức giấc, ta ngỡ ngàng khi khắp người cảm giác được mơn man nhè nhẹ, rồi cái lạnh từ từ chạm khẽ đi vào lớp da. Lúc đó một cảm xúc ùa về mạnh mẽ khiến cho ta lâng lâng khó tả. Trong phút giây ta chợt nhận ra: Ô hay, vậy là trời đã sang đông rồi thật ư? Ta ngẩn ngơ, tự trách bản thân vô tâm bị dòng xoáy cuộc đời cuốn theo mà không hay mùa đông đã về tự lúc nào. Và ta biết chuỗi ngày sắp tới là một chuỗi ngày tươi đẹp, tuyệt vời.

Thơ  lục bát cách tân nhìn từ tư duy kiến tạo nhịp điệu mới
18:56 03/11/2024

Từ xưa đến nay, thơ lục bát được coi là Quốc thi, là điệu hồn dân tộc của người Việt mà phổ biến - phổ cập nhất là lục bát ca dao, tục ngữ đến tác phẩm thi ca vĩ đại nhất là "Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du gồm 3.254 câu thơ lục bát trường thiên viết cách đây 200 năm (từ năm 1805-1809).

Nhà văn Phạm Thị Bích Thủy: "Văn chương mang lại cho tôi sự tươi mới!"
11:33 03/11/2024

Vừa qua, tại NXB Hội Nhà văn đã diễn ra buổi tọa đàm về tiểu thuyết “Gia đình có bốn chị em gái” của nhà văn Phạm Thị Bích Thủy - một tác phẩm có độ dày 600 trang về đời sống gia đình đầy ắp hơi thở đương đại bao gồm cả sự rạn nứt và đổ vỡ các giá trị truyền thống.

Đặng Hữu Lượng: Thơ với năng lượng tiếp cận và đánh thức hiện thực
08:40 03/11/2024

Trên quê hương Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm, đất Vĩnh Bảo - Hải Phòng, trong đội ngũ những người cầm bút sáng tác, Đặng Hữu Lượng yêu văn chương và mê say sáng tác văn chương từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng, khi bước vào cuộc đời, anh lại làm một kỹ sư, nhiều năm dài gắn với vai trò chuyên gia “Tư vấn, thiết kế xây dựng” cho cơ quan Thành ủy trên đất Cảng.

Phạm Công Thắng, những cảm xúc tiếp nối
18:54 02/11/2024

Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Phạm Công Thắng, dẫu đã ngoại thất thập nhưng anh luôn đam mê, dấn thân. Trái tim nghệ sĩ của anh dường như bất chấp năm tháng. Cách đây vài ngày anh nhắn tin, mời tôi đến dự khai mạc ảnh "Những lát cắt cảm xúc", nhưng ngày sau tôi mới tới được. Tôi muốn chọn thời điểm yên tĩnh đến ngắm, đọc ảnh của anh.

Đường Nguyễn Du phơi lụa trăng tơ
10:31 02/11/2024

Mỗi lần ai đi qua phố Nguyễn Du đều nhớ tới hàng cây hoa sữa hai bên đường. Đây là những cây hoa sữa lâu đời, cao lớn nên thơm ngát mỗi mùa thu về. Kéo dài từ phố Huế tới đường Lê Duẩn (dài 1.060m) nhưng cung đường hoa sữa đã định hình với cảm xúc mơ màng: “Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm/ Có lẽ nào anh lại quên em/ Có lẽ nào anh lại quên em” ("Hoa sữa" - Hồng Đăng). Con phố trở nên xinh xắn bên hồ Thiền Quang thơ mộng.

Dốc im lặng, kí họa cảm xúc xôn xao
18:51 01/11/2024

Là người của thế hệ đầu 7X, họa sĩ Trần Thắng- cựu sinh viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội đã chênh vênh trên triền đời không ít thời gian để nhận ra nỗi đa mang sâu thẳm trong hồn thơ bị đọa đầy bởi những cơn phong du. Trái tim tứ tán đã "Dốc im lặng" (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) qua mỏm cô đơn vời vợi để năm 2023, cái cây Trần Thắng trổ vào đời trái thảo xôn xao cảm xúc.

Bàn tay mẹ
10:06 01/11/2024

Ngoài trời rỉ rả những cơn mưa, tôi lục lọi tháng ngày bé dại ra ngắm nghía. Kí ức cứ mon men lại gần, rồi trả tôi về những quá vãng xa xăm.

Mấy suy nghĩ về đề tài lịch sử trong văn học đương đại
13:52 26/10/2024

Dòng chảy văn học nghệ thuật Việt Nam là sự hợp lưu của nhiều thể loại, bộ môn nghệ thuật và đề tài. Với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đề tài lịch sử là nguồn cảm hứng dồi dào để các nhà văn sáng tạo, nhiều cây bút đã gặt hái được những thành tựu rất đáng ghi nhận.

Hội xòe Bản Phủ
20:15 25/10/2024

Những lần lên Điện Biên Phủ, tôi mê nhất là xòe vòng của người Thái. Nhưng lần này vào hội ở Bản Phủ (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), không khí còn cuồng nhiệt hơn. Năm 2024 được coi là một xuân "Vàng" của tỉnh Điện Biên bởi đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Còn hội xuân ở Bản Phủ càng thêm linh thiêng khi vào lễ tế thánh Hoàng Công Chất.

Diễn ngôn sinh thái trong thơ Việt Nam đương đại
13:54 24/10/2024

Trong xu thế vận động và phát triển của văn học Việt Nam đương đại, diễn ngôn sinh thái ngày càng có điều kiện phát triển khi những nhận thức về môi trường sống, về cảnh quan tự nhiên, về biến đổi khí hậu, về ô nhiễm môi trường… đang đặt ra nhiều thách thức.

"Văn học là chìa khóa có thể mở mọi cánh cửa!"
13:44 24/10/2024

Ngày 15/10 vừa qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Viện Văn học Pakistan. Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong sự hợp tác hữu nghị giữa nhà văn hai nước và cũng là một dấu mốc đáng chú ý trong công tác đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam những năm qua.

Đêm bình thơ
17:41 21/10/2024

Ở thập niên 80 thế kỷ trước, cuộc sống kham khổ nhưng dường như điều đó khiến con người ta dựa vào nhau, sống nghĩa tình. Lương cán bộ hàng tháng chi tiêu dè xẻn mới đủ sống. Lương, thu nhập của nhà văn càng khốn đốn với nhiều chuyện cười ra nước mắt…

Nguyên Hùng với nghệ thuật lắp ghép, sắp đặt hai trong một
08:20 21/10/2024

Năm 2017, Nguyên Hùng đã nhặt nhạnh, tìm kiếm tới hàng ngàn mảnh rời rạc rồi sàng lọc, sắp xếp chúng lại cho khả dĩ có thể, qua đó phần nào lột tả được dù chỉ một phần nhỏ gương mặt 102 người văn. Và anh gọi đó là những mảnh ghép văn nhân. Lần này là “81 ký họa thơ”.