#thi sĩ

“Thơ là cách trò chuyện với tâm hồn của chính mình”
11:19 28/12/2024

Nhà thơ Châu Tuấn (tên khai sinh: Châu Anh Tuấn) sinh năm 1962, quê Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Bách khoa, về công tác nhiều năm ở ngành điện lực Việt Nam rồi nghỉ hưu. Anh là một nhà nghiên cứu văn hóa cổ và là hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội. Anh đã in 3 tập thơ: "Đi đến tận cùng", NXB Văn học; "Những chiếc nôi ru", NXB Hội Nhà văn, 2021; "Vòng tròn bất tận và những bài thơ ngắn", NXB Hội Nhà văn, 2024.

Thanh Tùng, tráng sĩ thơ của thời hoa đỏ
09:25 17/11/2024

Trong thơ Việt Nam đương đại, bài thơ "Thời hoa đỏ" của cố nhà thơ Thanh Tùng được coi là một trong số ít các bài thơ tình hay nhất. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc và sau mấy chục năm, giai điệu của nó vẫn ngân vang tha thiết trong tâm hồn hàng chục triệu người.

Nguyễn Quang Hưng: Trái tim cất lời,vẽ khuôn mặt đời
09:28 09/11/2024

Khi Nguyễn Quang Hưng cất tiếng hát bài Quan họ “Tương ngộ tương phùng" thì cả Đường sách TP Hồ Chí Minh như lắng đọng lại. Những người có mặt trong một buổi sáng hươm nắng như thả hồn mình theo một giọng ca bổng trầm réo rắt.

Hồng Thanh Quang: Riêng gì mấy khúc rong chơi
09:43 28/06/2024

Ừ thì thi sĩ nào chả là một kiếp rong chơi. Với Hồng Thanh Quang cũng không phải là ngoại lệ. Dù lúc nào tôi cũng thấy anh quần quật, làm việc, tiệc tùng, đãi đằng, bang giao, bầu bạn, rượu chè. Có những cuộc chiều bè bạn chạy sô nhậu nhẹt chỉ có anh mới đảm đương nổi. Không có sức khỏe, không có tấm lòng và đặc biệt là độ rong chơi thì chỉ alô từ chối một cái là xong. Nhưng có lẽ cái kiếp thi sĩ nó phải lang bang, lắm lúc cứ như tự giết mình như thế.

Bên mùa Lục bát của một cõi chữ
15:40 09/06/2024

Hào sảng mà thong dong là diện mạo của thi sĩ Trần Đăng Thao khảm vào cuộc sống này. Quê ông ở Hà Nam, lại là dân chữ nghĩa, nên cái chất khí tiết, hàn lâm mà gần gũi, dân dã, hóm hỉnh của cụ Tam Nguyên đã ngấm vào bản khí nơi ông.

Lão nông thi sĩ
14:30 11/05/2024

Với tôi, Tô Thi Vân thực sự vừa là thi sĩ vừa là một lão nông dân đáng yêu và đáng kính cả về nhân cách và tài năng. Một lão nông thi sĩ chứ không phải chỉ biết làm thơ. Người làm thơ thì nhiều, làm thơ hay cũng có thể nhiều, nhưng là một thi sĩ chắc không có nhiều. Một thi sĩ mà chẳng cần màng, chẳng cần biết mình là thi sĩ. Vì trong ông không có tâm sở đắc. Ông sống nhi nhiên đến hồn hậu, như trẻ thơ, như cỏ cây hoa dại ven sông Đáy quê nhà.

Nhà thơ Nguyễn Tùng Linh - Cánh buồm thi ca phiêu bạt
10:20 05/05/2024

Điều quan trọng nhất mà tôi nhận ra trong các tập thơ của Nguyễn Tùng Linh là phẩm chất thi sĩ nơi ông, cái đã làm nên một gương mặt thơ của Hải Phòng trong những năm chiến tranh gian khổ ở miền đất của khói bụi xi măng và bến cảng của cần lao, lam lũ. Sinh năm 1946, quê An Hải, TP Hải Phòng, Nguyễn Tùng Linh có thơ in báo từ những năm 1967-1968 và cùng với Thi Hoàng, Thanh Tùng là ba gương mặt thơ tiêu biểu của thi ca đất Cảng những năm đó.

Lặng lẽ tỏa sáng
21:24 01/12/2023

Tuy sáng tác không nhiều, nhưng ngay từ khi mới xuất hiện thơ của thi sĩ Trần Huyền Trân đã "lọt mắt xanh" nhà phê bình Hoài Thanh. Trần Huyền Trân đã được đưa vào "Thi nhân Việt Nam" với lời đánh giá: "Viết đến đây tôi đã định khép cửa lại, dẫu có thiên tài đến gõ cũng không mở. Thế mà lại phải mở cửa để đón một nhà thơ nữa! Trần Huyền Trân... Tôi đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió".

Nobel văn chương thiên tài trẻ tuổi nhất
08:00 20/10/2023

Cho đến nay, trong lịch sử Nobel văn chương, ngôi vị người trẻ tuổi nhất đoạt chiếc vương miện danh giá nhất hành tinh này chưa ai vượt qua được thi sĩ Rudyard Kipling (1865-1936) người Anh. Ông được vinh danh Nobel văn học năm 1907, ở tuổi 41.

Elena Ferrari – nhà tình báo mang tâm hồn thi sĩ
20:30 31/08/2023

Bà là một phụ nữ Ukraina nhỏ nhắn, duyên dáng, biết nhiều ngoại ngữ: ngoài tiếng Nga, bà còn biết tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Bà viết truyện cổ tích và làm thơ. Không ai nghĩ bà lại là một sĩ quan tình báo chuyên nghiệp, đã thành lập một số mạng lưới tình báo ở châu Âu và Mỹ. Bà là nữ điệp viên Liên Xô nổi tiếng Elena Ferrari.

Nhà thơ Lê Hồng Thiện - thi sĩ của tuổi thơ
11:09 11/08/2023

Nhà văn Tô Hoài từng nhận xét về tập thơ "Trăng của mỗi người", của Lê Hồng Thiện: "…Chúng tôi tin rằng bạn đọc nhỏ tuổi, nhất là lứa tuổi nhi đồng hẳn phải thích tập "Trăng của mỗi người" và thơ Lê Hồng Thiện còn hứa hẹn nhiều với bạn đọc của anh”. Thầy giáo dạy văn, Hiệu trưởng Trường THPT Tiên Lữ (Hưng Yên), nhà nghiên cứu văn học Đỗ Hữu Tấn cũng đặt niềm tin rằng: “Lê Hồng Thiện còn có thể làm được nhiều thơ hay hơn nữa!”.

Trần Nhân Tông: Hoàng đế, Thiền sư và thi sĩ
13:57 03/02/2023

Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308): người anh hùng đã lãnh đạo toàn dân hai lần kháng Nguyên thắng lợi (1285 và 1288), người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - đỉnh cao tư tưởng của Thiền học Việt Nam, một thi sĩ đặc sắc của văn học giai đoạn Lý - Trần.

Phạm Thiên Thư với những con suối tình thơm
09:37 31/12/2022

Tôi đoán chắc những người quản lý đô thị ở khu Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh đã ưu ái cho nhà thơ Phạm Thiên Thư khi muốn mô phỏng khu vườn quanh “Động hoa vàng” của ông. Họ đã đặt tên 13 đường phố là những loài hoa.

“Đàn bà thơ” - Ngôi nhà ấm đón gió thơm về
14:24 23/12/2022

Cuộc gặp gỡ của những người phụ nữ làm thơ, yêu thơ và lễ ra mắt tuyển tập “Đàn bà thơ 2” vừa diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm 2022 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội đã mang lại những cảm xúc nồng ấm và ấn tượng cho những người yêu thơ, trân trọng và nâng niu cái đẹp.

Khóa điện tử
10:33 13/05/2022

Họ tên cúng mụ của lão là Nguyễn Thế Khóa. Hồi học trường làng, mỗi lần đi vệ sinh là cả lũ học trò được dịp réo tên “Khóa” mà chửi cạnh, chửi khóe. Hắn ức quá, đánh nhau với lũ bạn, bỏ không đi học. Bất đắc dĩ bố hắn làm đơn lên ủy ban xã xin đổi tên cho con.

Thạch Lam: Bóng hoàng lan xao động
11:49 18/03/2022

“Nga đến, trên con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ dưới vòm sáng vắt ngang mái tóc. Thanh từ trên tràng kỷ lẳng lặng ngồi dậy, cố giấu đi phút xáo động của niềm hân hoan. Là nàng, người con gái vẫn nhặt hoa hoàng lan với chàng thuở nhỏ....”. Những dòng văn nhẹ như áng thơ ấy dẫn Thanh bước vào tình yêu tuổi trẻ, dẫn ta bước vào thế giới trong như một mảnh trời xanh của Thạch Lam.

Cảnh và tình trong thơ Bác
14:50 16/12/2021

Trên đời này có những nhà thơ sống chỉ để làm thơ, nhưng số đó rất ít, còn phần lớn những nhà thơ đích thực vẫn có những công việc thường nhật như mọi người khác, có thể là người nông dân làm lụng trên đồng, người công nhân cần mẫn trong nhà máy, người lính cầm súng trên chiến trường hay nhà khoa học miệt mài trong phòng thí nghiệm…

Ngọn lửa Đoàn Xuân Hòa
20:50 27/11/2021

Chất miền Trung thấm sâu trong từng tế bào, ăn sóng nói gió, mãnh liệt và sâu sắc, thẳng thắn và hết mình, tình sâu, nghĩa nặng trong Hòa như gấp đôi. Dù hoàn cảnh nào, trong Hòa vẫn nét, vẫn vẹn nguyên một tâm hồn khoáng đạt. Hòa như ngọn lửa ấm, luôn luôn cháy sáng. Không phải ngẫu nhiên trong thơ Hòa có nhiều ngọn lửa.

Kiên "Lục bát" - Người quê nâng những hồn quê
22:01 08/10/2021

Nam Định có ba nhà thơ khá thành công về thể loại Lục bát. Đó là Nguyễn Bính và hai hậu duệ là Phạm Công Trứ, Nguyễn Thế Kiên. Cùng hoàn cảnh từ quê lên phố, nếu Nguyễn Bính đằm thắm mượt mà chân quê, lục bát gắn với tự sự để người ta chóng thuộc nhớ lâu “Hôm qua em đi tỉnh về/ hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”, thì hậu duệ là Phạm Công Trứ hùng hổ hơn nghênh mặt lên thách thức thành phố “Nhà quê khí huyết tràn trề/ tớ đi rung cả vỉa hè Đồng Xuân” còn Nguyễn Thế Kiên lại nhẹ nhàng hơn “Ngược xuôi đi giữa tảo tần/ Hồn rơm vía rạ hóa thân mà thành”, chỉ thế thôi mà ra cả cuộc đời.

Chân dung một ông Tây xứ Nghệ
14:32 19/09/2021

Nếu được phép “tóm gọn” con người của PGS, TS, thi sĩ Trương Đăng Dung – nguyên Phó viện trưởng Viện Văn học - chỉ bằng một câu, một câu thôi, thì người viết bài này sẽ chẳng ngần ngại mà nói rằng: đó là một ông Tây người Nghệ An hiện đang sống ở thủ đô Hà Nội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.