“Truyện Kiều” – kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du đã trở thành một cái tên quen thuộc với người Việt suốt hơn 200 năm qua. Cũng trong hai thế kỷ qua, đã có hàng ngàn công trình lớn nhỏ, từ chuyên luận cho tới các bài viết bàn về đủ các góc cạnh của “Truyện Kiều”. Thế nhưng, với những người say mê tác phẩm kinh điển này, Truyện Kiều vẫn tiếp tục là một miền đất hứa hẹn những khai phá mới, những điểm nhìn mới.
LTS. Tháng 9 năm ngoái, chúng ta vừa long trọng kỷ niệm 200 năm ngày mất và 250 năm ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du.
Đây thật là một dịp thích hợp để hậu thế, một lần nữa, "trả lời" câu hỏi đau đáu của đại thi hào lúc sinh thời: "Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?". (Ba trăm năm nữa, trong thiên hạ/ Ai người ngồi khóc Tố Như lang?).
Được chuyển ngữ sang hơn 20 thứ tiếng khác nhau với trên 35 bản dịch trên khắp thế giới nhưng “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du lại chưa một lần được chuyển thể thành phim điện ảnh. Song, ngay từ bước thử nghiệm đầu tiên, những tác phẩm chuyển thể này đã gây tranh cãi dữ dội.
“Truyện Kiều của Nguyễn Du là trường hợp hiếm hoi của văn học thế giới mà bản biến tấu một tác phẩm lại trở thành một danh tác trong khi bản gốc chỉ là một ấn phẩm thường. Không phải tự nhiên mà Đại thi hào Nguyễn Du được UNESCO vinh danh Nhân vật văn hóa thế giới”, nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Hiếu đánh giá.
"Đại thi hào Nguyễn Du", bộ phim tài liệu nghệ thuật với kinh phí lên đến 15 tỉ đồng vừa chính thức ra mắt khán giả phần 1 mang tên "Gia thế và tuổi thơ".
Kiệt tác "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để nhiều thế hệ họa sĩ vẽ minh họa. Bằng tài năng của mình, mỗi họa sĩ đã có cách riêng để đọc, nhìn, và vẽ các nhân vật trong "Truyện Kiều" qua đó để lại những dấu ấn thế hệ.
Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, là tác giả của nhiều tác phẩm bất hủ được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Đặc biệt “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh) được xem là di sản vĩ đại, kiệt tác của nền văn học dân tộc.
Tối 26/9, Lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du đã được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh với chương trình nghệ thuật “Nguyễn Du, trăm năm trong cõi…”.
Năm 2020 kỷ niệm 255 năm ngày sinh và tưởng niệm 200 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn Du, ta lại nhớ đến bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du" của nhà thơ Tố Hữu viết năm 1965, khi nhà thơ vào tuyến lửa Quân khu IV.
Lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh (1765-2020), tưởng niệm 200 năm ngày mất (16-9-1820 – 16-9-2020) Danh nhân văn hóa thế giới-Đại thi hào Nguyễn Du dự kiến sẽ được tổ chức vào tối 25-9 tại TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Việc PGS. TS Bùi Hiền chia sẻ đã hoàn thiện tác phẩm "Truyện Kiều" bằng 3 loại chữ (chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, chữ cải tiến) và mong muốn được xuất bản thành sách trong năm 2020 đã khiến dư luận băn khoăn.
Trò chuyện cùng Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học Công nghệ, tác giả ý tưởng của bộ lịch độc đáo này trong một ngày đầu xuân, mới càng hiểu hơn về những vất vả mà đội ngũ những người thực hiện đã trải qua để có được sản phẩm này...
Triển lãm tranh đầu tiên của họa sĩ Phạm Lực tại Nhà Đấu giá Nghệ thuật Chọn (63 Hàm Long, Hà Nội) có chủ đề “Hiển thị của bản sắc”, diễn ra từ 8-11 đến 15-11.
Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ IV, Hà Nội từ ngày 4 đến 13 tháng 10 đã khép lại với 21 vở diễn (7 đoàn nghệ thuật nước ngoài và 14 đơn vị nghệ thuật trong nước). Nhưng, dường như với người yêu sân khấu thì vẫn lâng lâng với những khoái cảm từ màn mãn nhãn của các vở diễn mang lại.
Bạn đã bao giờ nghe một "ông Tây chính hiệu" bình giảng Truyện Kiều hay chưa? Nếu câu trả lời là "chưa" thì hãy tìm gặp Wilfried Eckstein, Giám đốc Viện Goethe tại Hà Nội. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với cái cách một "ông Tây chính hiệu" như Wilfried Eckstein nói về những giá trị của Truyện Kiều và cách mà con người hiện đại hôm nay có thể đối thoại với nàng Kiều.
Sau nhiều lần trì hoãn với lý do khách quan, UBND TP Huế và các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức nghiên cứu thực địa và tọa đàm lấy ý kiến các nhà nghiên cứu với mục đích xác định chính xác nơi nguyên táng đại thi hào Nguyễn Du.
Đến Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, ai ai cũng biết, cũng nhắc tên hai vợ chồng ông Nguyễn Mậu-tộc trưởng dòng họ Nguyễn Tiên Điền- những người có công sưu tầm, hoàn thiện kịch bản và phục dựng trò Kiều.
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cho biết, Tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới vừa gửi văn bản chính thức xác nhận “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du đạt kỷ lục “Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất”.
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác trong kho tàng văn học của Việt Nam, là niềm tự hào của mọi người Việt yêu văn học. Tác phẩm đã được dịch ra 31 thứ tiếng trên thế giới (theo nhà nghiên cứu Lê Thành Khôi) và thư mục nghiên cứu Truyện Kiều ở trong nước tính cho đến năm 2001 đã lên đến con số 661 công trình và bài nghiên cứu (theo Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử).