#bài thơ

Nhà thơ Hồ Thi Ca: Xanh những dấu chân, đậm mãi ân tình
12:27 31/08/2024

Nhắc đến Hồ Thi Ca, nhiều thế hệ yêu thơ và nhạc của thập niên 1980 chắc chắn sẽ biết bài thơ "Dấu chân phía trước" nói về cuộc ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ trên bến cảng Nhà Rồng. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn phổ nhạc và vang mãi từ ngày đó đến nay. Hơn 60 tuổi, nhà thơ Hồ Thi Ca vẫn miệt mài lưu dấu thơ mình trên hành trình văn chương.

Xanh lên trong nắng lửa gió Lào
14:22 08/03/2024

Phạm Thùy Vinh chọn mở đầu tập tản văn "Vinh phố của tôi" bằng bài thơ mang tên "Vinh", chỉ một chữ nhưng nói lên tất cả: "Vinh của ta, Vinh của giấc mơ dài/ Ta có phố từ những ngày thật nhất/ Của ngọn gió Lào thổi bao nhiêu chát mặn/ Của chợ Vinh những ngã giá sớm chiều/ Chỉ có tóc em vẫn mềm, da em ngần trắng/ Kệ cuộc đời bao vết dấu hư hao".

“Nhựa sống” từ những ca khúc sáng tác về lực lượng CAND
10:14 10/02/2024

Bao cháy bỏng, đam mê, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân tươi đẹp gắn với những chiến công thầm lặng; khó khăn, gian khổ đằng sau tấm huân chương của người trinh sát ngoại tuyến, hay câu chuyện của những chiến sĩ Công an miền biên ải nơi cực Tây Tổ quốc ngày ngày “cõng” vật liệu vượt núi, dựng ngôi nhà mới trên rẻo cao cho bà con nghèo bỗng tuôn trào thành tứ thơ dạt dào, sâu lắng.

Xuân trong lòng người chiến sĩ CAND
15:51 04/02/2024

Từ sự trân quý, cảm phục trước sự hy sinh thầm lặng của người chiến sĩ CAND, PGS.TS, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã gửi gắm tấm lòng và niềm tin qua bài thơ “Tình ta ấm mãi” với những câu thơ bình dị mà ẩn chứa biết bao điều sâu sắc dành cho lực lượng CAND.

Nhà văn Phan Thái - Hồn lúa tình rừng
11:17 27/08/2023

Phan Thái đến với văn chương qua bài thơ đầu tiên được đăng báo năm 1982 (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) đó là bài "Nhớ về những cánh rau rừng". Kể từ đó ông viết thơ đều đặn hơn. Cho đến nay ông đã in 2 tập thơ: "Về sông xưa", NXB Hội Nhà văn, 2011 và "Quẩy nắng vào đêm", NXB Hội Nhà văn, 2012.

Về hai bài thơ viết ở Ngã ba Đồng Lộc
09:40 19/08/2023

Mười cô gái trinh nữ bất tử của Đồng Lộc là cảm xúc sáng tạo cho rất nhiều văn nghệ sĩ. Vì vậy thơ ca viết ở Đồng Lộc, viết về Đồng Lộc rất nhiều, trong đó có bài "Cúc ơi!" của Yến Thanh và bài "Hà ơi!" của tôi (Bùi Quang Thanh).

Tìm em - trong tình yêu đất nước!
08:00 08/06/2023

Không nhất thiết phải có tứ mới có thơ hay, nhưng một bài thơ hay thường có tứ, vì đó là linh hồn, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt xâu chuỗi các yếu tố cảm xúc, tình điệu, hình tượng, ngôn ngữ… Trong tiếp nhận cũng thường nắm bắt lấy cái tứ để từ đó khám phá các chi tiết cụ thể.

Vua Trần Thái Tông tiễn sứ Bắc quốc về nước
12:55 06/04/2023

Hầu như các vua nước ta ở đời Trần đều tiếp và tiễn đưa các vị sứ thần Bắc Quốc về nước. Mỗi người mỗi hoàn cảnh và đối tượng khác nhau, nhưng đều có dấu ấn để lại qua thơ ca của họ. Vua Thái Tông Trần Cảnh (1218-1277) có bài thơ "Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh", rất thú vị.

Thơ “Không đề” - Nên chăng?
15:49 24/02/2023

Lâu nay, ta đã bắt gặp đây đó những bài thơ mang tên “Không đề” - đăng trên báo chí và in trong các tập sách. Hiểu nôm na là nếu những bài thơ khác có tên (“tít”, nhan đề) thì những bài này không có tên. Vì sao?

Bài ca của niềm hy vọng
10:49 18/03/2022

Tôi gọi tập thơ "Chồi biếc" của tác giả Nguyễn Hồng Vinh với cái tên như vậy. Đó cũng chính là thông điệp lớn nhất và xuyên suốt tập thơ của ông mà tôi cảm nhận. Khi con người mang trong tâm hồn mình niềm hy vọng và nói tới niềm hy vọng là lúc họ nhìn thấy ý nghĩa sống lớn lao nhất và hành động cho niềm hy vọng đó.

Cao hơn một bài thơ
08:36 10/02/2022

Thực ra, chưa một bài thơ nào “hay”, “lớn” hoặc “cao” hơn cuộc sống. Chỉ là, cuộc sống không tự nói ra được nên phải “nhờ” các nhà thơ nói giúp một phần thôi!

Nghĩ về câu: Trong thơ có họa
14:56 02/12/2021

Có ai đó nói hay chính tôi nghĩ ra, cũng không nhớ nữa, rằng hình tượng thơ giống như cánh diều bay bổng trên cao, nhưng phải luôn nối với cái gốc là cái cọc cắm dưới đất. Nếu dây đứt, cái diều sẽ rơi, hoặc có bay đi tới đâu rồi cũng rơi xuống mà thôi. Cái gốc thực đó là những chi tiết cụ thể.

Tác giả bài thơ ''Hôm nay mồng tám tháng ba'' Là ai?
15:03 04/03/2021
Nói như nhà thơ Chế Lan Viên, trong đời làm thơ của mỗi nhà thơ, chỉ cần có một câu thơ để đời là quí lắm rồi. Đối với nhà thơ Tú Sót, ông viết bài thơ "Hôm nay mùng tám tháng ba" có bốn câu lục bát rất hài hước, khiến bất cứ ai đọc cũng nhớ.
Hai bài thơ về trà - hai ý vị nhân sinh
11:56 22/01/2021
Khác với rượu, thơ về trà có vẻ khiêm nhường hơn. Thường thấy hơn cả là khi trà chỉ được coi là một chi tiết nhỏ trong một câu thơ hoặc một bài thơ. Tuy nhiên, thơ Việt thời hiện đại có hai bài thơ về trà rất ấn tượng và tác giả của hai bài thơ đều là những nhân vật tên tuổi.
Những hạt bụi không vỡ
15:22 31/08/2020
Tôi từng viết tặng nhà thơ Hoàng Vũ Thuật bài “Bông phượng đỏ của anh”, trong đó có những câu như vậy: “sống trong nhân hình tưởng như niêm yết mọi khổ đau trần tục/ anh phá vỡ lớp vỏ sần sùi của thời gian/ cựa mình ma sát với lớp nhựa cây hấp hối những giọt cuối cùng/ vẫn xao xuyến và rung động/ vũ trụ chứa bao nhiêu ngôi sao bí mật/ anh muốn chinh phục hết bằng những đêm khuya”.
Tiếng chim trong thành phố...
16:00 30/07/2020
Rồi một ngày, tiếng chim trong thành phố cứ ríu rít suốt ngày, bạn nghiêng tai, nhắm mắt thả hồn vào từng tiếng hót của bầy chim phía sau nhà. Bạn khoe “làm được bài thơ ngon lành”. Bạn đọc sang sảng cho mình nghe bài thơ về tiếng chim trong thành phố, có chút thi vị làm cho cuộc sống của bạn bớt nhàm chán hơn.
Bài thơ "Viếng lăng Bác" vào đề thi Ngữ văn lớp 10 của Hà Nội
14:06 17/07/2020

Sáng 17/7, gần 89.000 học sinh Hà Nội đã chính thức bước vào kỳ thi vào lớp 10 với môn Ngữ văn. Theo đánh giá của nhiều giáo viên, đề thi thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn của Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay giữ cấu trúc quen thuộc như các năm trước và không “đánh đố” thí sinh. Với đề thi này, thí sinh dễ đạt 6-7 điểm.