#Văn chương

Văn chương thành phố Hồ Chí Minh: Một năm nhìn lại
09:44 19/01/2025

Có lẽ so với nhiều Hội Nhà văn các tỉnh thành khác thì Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh là nơi hoạt động rộn ràng với nhiều chương trình sự kiện gây dấu ấn không chỉ với đại đô thị này mà trên bình diện toàn quốc. Năm 2024 khép lại với những cột mốc ghi đậm chất văn lẫn người văn của mảnh đất trù phú sự hào sảng này, mở ra một niềm tin khởi nguyên cho văn chương đa dạng sự phát triển lẫn tiếp nhận nhiều dòng chảy mới.

Văn chương Nguyễn Quang Sáng mang đậm phong vị Nam Bộ
17:06 17/12/2024

Kỷ niệm 10 năm nhà văn Nguyễn Quang Sáng qua đời, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức một hội thảo nhìn lại sự nghiệp sáng tạo của nhân vật văn chương nổi tiếng bậc nhất Nam Bộ này, vào ngày 6/12. Đây cũng là dịp để công chúng nhận diện rõ hơn đóng góp của nhà văn Nguyễn Quang Sáng với nền văn học nước nhà.

Nhà văn Phạm Thị Bích Thủy: "Văn chương mang lại cho tôi sự tươi mới!"
11:33 03/11/2024

Vừa qua, tại NXB Hội Nhà văn đã diễn ra buổi tọa đàm về tiểu thuyết “Gia đình có bốn chị em gái” của nhà văn Phạm Thị Bích Thủy - một tác phẩm có độ dày 600 trang về đời sống gia đình đầy ắp hơi thở đương đại bao gồm cả sự rạn nứt và đổ vỡ các giá trị truyền thống.

Giữa khoảng không ngôn từ
21:39 18/05/2024

Như con thuyền đến lúc giong buồm ra biển lớn, tác phẩm văn học rồi sẽ sống cuộc đời mới, trải qua số phận của riêng mình. Trở thành hóa thạch với thời gian, hay chỉ là một vụn bụi tàn, tùy thuộc vào giá trị tự thân mà nó có. Điều duy nhất nhà văn có thể làm, chính là ngọn gió mà anh đã thổi vào con chữ trong những đêm bóng lưng in trên bệ tường, và đôi tay cặm cụi trên từng trang viết.

Văn chương trẻ: Sôi động và tươi mới
10:11 12/04/2024

Tác phẩm của những cây bút trẻ liên tục trình làng với nhiều thể loại, nội dung phong phú. Không lặp lại chính mình, trang văn của họ dày dặn, tự tin hơn khi khai phá những chủ đề mới lạ, đầy tính phản tỉnh và giàu chiêm nghiệm về thế giới hỗn độn ta đang sống.

Văn chương và trạng thái của đời sống...
11:16 04/04/2024

Với cái nhìn thật sâu vào mục đích của văn chương nghệ thuật, cái khó của viết lách, sáng tạo không phải là kể lại được câu chuyện, sự kiện, nhân vật, hay thậm chí là trình ra lối viết, thủ pháp, mà cái khó nằm ở chỗ, nhà văn cần thể hiện được trạng thái của đời sống. Thông qua nhiều dữ kiện, các tác phẩm văn chương nghệ thuật kết nối, xâu chuỗi các sự kiện, nhân vật, để thể hiện khí hậu chung của một thời đại.

Nhà văn trẻ Lê Quang Trạng: Văn chương bắt nguồn từ vùng đất
19:59 29/02/2024

Tôi nhớ, mình gặp nhà văn Lê Quang Trạng lần đầu tiên vào đầu mùa nước nổi 2018 qua sự giới thiệu của nhà văn Võ Diệu Thanh. Trạng ở huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang, tôi giữa trưa từ TP Hồ Chí Minh ra bến xe miền Tây bắt xe đi xuống. Nhưng xe cũng không qua thẳng Chợ Mới, xe dừng ở bến đò phường 11, thuộc đất của TP Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp, phải qua phà sang bên kia cù lao Giêng mới là đất của Trạng.

Văn chương cứu rỗi cuộc đời
17:18 16/11/2023

Có một cuốn sách của “tác giả” đặc biệt - từng là một tử tù ôm mộng văn chương - mới xuất bản. Cuốn sách ấy được viết trong những năm tháng Phạm Ngọc Định ở trong trại giam Nam Hà. Có thể nói, văn chương đã thức dậy những thiện lương trong một người tù, để hôm nay, giấc mộng ấy đang nở hoa.

Phan Huy Chú - “Văn chương nết đất...”!
21:30 27/08/2023

Ngành nhân học văn hóa chứng minh, để trở thành nhân tài chủ yếu là do quá trình "tự lực cánh sinh", "gien" di truyền là tiền đề, truyền thống văn hóa gia đình, quê hương là quan trọng. Yếu tố thứ ba đóng vai trò nâng đỡ để đôi cánh tài năng bay cao bay xa vào bầu trời thời đại.

Văn chương và chuyện chê vùi dập, khen ngất trời
09:04 12/08/2023

Văn chương thời nào cũng có chuyện khen chê, chê tợn quá sẽ thành xung đột, thậm chí đổ máu, thù hận. Chê văn chương là một việc vạn bất đắc dĩ. Vốn đời “văn mình, vợ người”, văn chương với người này chỉ niềm đam mê, với người khác là đích đến, là sự nghiệp.

Sức nóng truyền thông và độ nguội văn chương
09:32 15/06/2023

Phê bình văn học luôn cần sự cộng hưởng chặt chẽ giữa văn học và báo chí. Bởi lẽ, phê bình văn học trên báo chí thúc đẩy sự thưởng thức, sự đối thoại, sự tranh luận làm nên không khí sinh động đời sống văn chương và đời sống truyền thông. Vậy mà, đáng tiếc thay, vài năm trở lại đây, mảng phê bình văn học trên báo chí cứ nguội lạnh dần, cứ teo tóp dần. Có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan, nhưng thực trạng ấy phải được nhìn nhận và suy ngẫm một cách nghiêm túc.

Văn chương và nhân cách Võ Hồng
10:20 01/06/2023

Nhiều năm sau ngày ông mất, tôi vẫn lật lại những tờ thư cũ ông viết cho tôi trên giấy pelure màu xanh, với những bông hoa ông tỉ mỉ vẽ bằng bút chì màu ở góc trái đầu mỗi tờ thư, lại bùi ngùi nhớ đến một nhân cách lớn, một tài năng lớn của văn học nước nhà...

Chữ và cách trải bày tâm hồn của Thúy
07:00 13/04/2023

Nhà văn Đỗ Bích Thúy là người Kinh, được sinh ra ở một thung lũng của người Tày, tuy nhiên dấu ấn vùng cao quá mãnh liệt ẩn vào hồn chữ, khiến độc giả mặc định, chị là đứa con của núi đá. Thúy bắt đầu cho tương lai của mình bằng những con số - học ngành Tài chính, nhưng như là duyên nợ, chị sau đó chuyển sang học đại học ở Học viện Báo chí.

Hồng Lam: Vừa hồng vừa lam
11:47 21/04/2022

Nếu tôi nhớ không lầm, từ cách đây 25 năm, nhà thơ Trương Nam Hương đã có thơ “vịnh” Nguyễn Hồng Lam: “Một nửa Hồng, một nửa Lam/ Nửa làm ông cụ, nửa làm trẻ con”. Sở dĩ trái ngược như thế vì ở đây tác giả đã “chơi chữ” từ tên nhân vật. Kể ra cũng là một điều thú vị vì nói được tính cách lẫn phong cách viết của một người - từ đó về sau và ngay cả bây giờ.

Chờ gió cho văn trẻ
12:50 12/11/2021

Đến hẹn lại lên, 5 năm một lần, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hội nghị viết văn trẻ toàn quốc. Theo dự kiến thì tháng 12 tới sẽ diễn ra hội nghị lần thứ XX, đây là một hoạt động lớn nằm trong chuỗi những sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam dành cho đội ngũ viết văn trẻ.