Trong cuốn hồi ký “Đời ký giả chuyên nghiệp”, nhà báo Đông Duy kể lại những câu chuyện ông chứng kiến về các nhà tình báo lỗi lạc của miền Bắc như Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn.
Trong cuốn hồi ký “Đời ký giả chuyên nghiệp”, nhà báo Đông Duy kể lại những câu chuyện ông chứng kiến về các nhà tình báo lỗi lạc của miền Bắc như Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn.
Ngày 1/5, các phạm nhân được Chủ tịch nước đặc xá sẽ được trở về bên gia đình. Ngày 30/4 là ngày Lễ trọng đại của dân tộc, Đảng, Nhà nước ta tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên các phạm nhân cũng được nghỉ, vui chơi, đọc báo, xem truyền hình, được gọi điện cho gia đình thông báo tin vui đặc biệt của mình. Ngày mai, sẽ là ngày đánh dấu sự kiện trọng đại của cuộc đời họ, bởi họ sẽ được tự do viết tiếp ước mơ của chính mình.
Côn Đảo ngày nay đã khác xưa rất nhiều, nhưng dấu tích của quá khứ vẫn còn đó, nhắc nhở chúng ta về một thời kỳ đấu tranh gian khổ nhưng oanh liệt. Với những người từng trải qua năm tháng lao tù khắc nghiệt tại Côn Đảo, hòn đảo này đã trở thành một phần máu thịt, gắn liền với ký ức không thể nào quên.
Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....
Lúc 14h ngày 15/4/2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên chuyên cơ, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ tư đến Việt Nam. Trong số những người tiễn ông ở sân bay quốc tế Nội Bài, có Thượng tá Hoàng Văn Tú, cán bộ Đội bảo vệ khách quốc tế, Phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an. Đây là lần thứ ba, anh có vinh dự làm nhiệm vụ bảo vệ vị khách đặc biệt này.
Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm các sự kiện trọng đại như 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 70 năm thành lập Quân chủng Hải quân, từ ngày 18-26/4/2025, đã diễn ra một chương trình đặc biệt - hải trình đưa kiều bào tới thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.
Chúng tôi gặp Đại tá Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an ngay sau khi anh cùng đoàn công tác từ Myanmar trở về. 7 ngày thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn quốc tế đã lùi lại phía sau, nhưng những giây phút nghẹt thở, căng thẳng và nỗi buồn ám ảnh khi chứng kiến những mất mát, đau thương của người dân Myanmar vẫn vẹn nguyên trong tâm trí anh và đồng đội...
Biết bao máu xương của quân và dân vùng Bưng sáu xã (nay thuộc TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) đã đổ xuống trên mảnh đất bưng biền vốn là căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hòa bình lập lại, vùng bưng xơ xác bởi bom đạn, dân số chỉ còn lại vài ngàn người sống bằng nghề thuần nông với phương tiện đi lại bằng xuồng, ghe. Còn bây giờ Bưng sáu xã được xem là một trong những khu công nghiệp, đô thị sầm uất của TP Hồ Chí Minh.
Đám cưới anh Trần Mai Hạnh - chị Bùi Kim Anh diễn ra vào ngày 5/8/1972, đúng ngày có sự kiện Vịnh Bắc Bộ gần chục năm trước. Tổng Biên tập Đào Tùng, trong lễ cưới thời chiến rất giản dị, ấm cúng ở hội trường Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX), nay là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), cũng nhắc đến sự trùng hợp này...
LTS: Với những người đã đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những năm tháng hành quân vượt Trường Sơn vào Nam là ký ức không thể nào quên. Vì thế, những ngày tháng 4 này, khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ký ức ấy lại nhắc họ về một thời hoa lửa.
Trong buổi gặp mặt các nhân chứng lịch sử ngày 30/4/1975 trên Đài Truyền hình Việt Nam, tổ chức năm 2002, Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002) - Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh xác định: Người đề xuất chiến dịch tiến công Sài Gòn - Gia Định lấy tên Chiến dịch Hồ Chí Minh chính là đồng chí Vũ Lăng (1921 - 1988), Tư lệnh Quân đoàn 3. Đề xuất này được Bộ Tư lệnh chiến dịch chấp nhận ngày 12/4/1975 và được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương thông qua ngày 14/4/1975.
“Khi chúng tôi hành tiến vào gần đến Sài Gòn thì có một số anh em bộ binh Trung đoàn 9 bám theo, họ ngồi xung quanh thành xe tăng. Lúc vào đến cửa Dinh Độc Lập thì đã thấy một số tăng của ta trong sân, trong đó có xe 390, 843, 746, 917… Chúng tôi vào sau các xe đi đầu khoảng 15 phút" - người cựu binh Trần Bình Yên bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử 50 năm trước...
Vốn là một một huyện nghèo vùng cao của tỉnh Yên Bái, song chỉ mấy năm nay nhờ sự đầu tư, phát triển du lịch, vùng đất Trạm Tấu như khoác lên mình tấm áo mới, đổi thay từng ngày. Du lịch Trạm Tấu từng bước được định vị trên bản đồ du lịch với dấu ấn riêng: như khám phá tracking, leo núi, săn mây Tà Chì Nhù, Tà Xùa…
Đó là những vần thơ được Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Phan Thị Ngọc Tươi thốt lên khi giặc hùng hổ bẻ gãy tay bà trước mặt những đồng đội cùng bị bắt trong trận đánh, sau đó bà còn dùng máu mình viết lên tường nhà tù để cổ vũ đồng đội, đồng chí giữ vững chí khí cách mạng. Chỉ trong vòng 4 năm, từ 1969-1972, bà đã tham gia 10 trận đánh...
Những ngày này, các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang háo hức chuẩn bị hành trang cho chặng đường mới, đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời tươi sáng hơn. Đối với họ, những năm tháng trả giá cho tội lỗi đã quá đủ, quá mất mát nên chỉ ít ngày nữa thôi, sẽ là ngày đánh dấu sự kiện trọng đại của cuộc đời họ, được tự do viết tiếp ước mơ của mình, được trở về gia đình sau những tháng ngày xa cách.
Về thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng), hỏi thăm gia đình cô Tư Lan (Võ Thị Lan) không ai không biết bởi cô Tư là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất cho đến nay của tỉnh giữ chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, đồng thời cũng là người nổi tiếng một thời kháng chiến oanh liệt, hào hùng. Đặc biệt, câu chuyện cô Tư Lan mang theo 4 cây vàng là của hồi môn cha mẹ cho để ủng hộ kháng chiến gây xúc động cho biết bao người...
Ở tuổi 81, trải qua nhiều trận đánh sinh tử, đi qua nhiều cột mốc quan trọng của cuộc đời, nhưng với Thiếu tướng Trần Vinh Quang (nguyên Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thì kỷ niệm đặc biệt nhất với ông là trong những ngày tháng 4/1975 lịch sử, những ngày mà “niềm vui như một giấc mơ” trong cuộc đời mỗi người lính.