Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi: Bầu trời bên ngoài cửa sổ
Tuổi đời đang níu nặng bao nhiêu đối với người thân thì Đỗ Trọng Khơi càng phải vươn tầm tay ra ngoài cửa sổ, phóng tầm mắt ra ngoài cửa sổ, để không tới trời xanh thì cũng phải nắm được những vầng mây trắng. Khơi tin rằng trên một vầng mây đang bay kia có bóng dáng cha.
Đầu năm 1991, đoàn của Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam gồm có nhà thơ Võ Văn Trực, Phó tổng biên tập, nhà thơ Bế Kiến Quốc, Thư ký tòa soạn, nhà văn Trần Huy Quang và tôi tới làng Trần Xá, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, Thái Bình thăm và trao giải nhì cuộc thi thơ cho Đỗ Trọng Khơi. Đồng chí Bí thư huyện Nguyễn Văn Thặng, sau này là Chủ tịch UBND tỉnh, nhà văn Đức Hậu, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh và bác sĩ trẻ Hoàng Năng Trọng, người bạn, người thầy thuốc lo lắng chữa chạy cho Đỗ Trọng Khơi cũng tới trong dịp vui này.
Tôi còn có cảm giác như một kỷ niệm là anh nhỏ bé, gầy xanh, đôi chân teo tóp, chỉ nằm nghiêng và không ngồi dậy được. Năm 1971 lúc mới mười một tuổi và là học sinh lớp bốn, Khơi bị viêm đa khớp dạng thấp, bố là Đỗ Xuân Khuê đang chiến đấu ở chiến trường xa, mẹ tần tảo ruộng vườn, cộng với hoàn cảnh thuốc thang chữa chạy lúc đó, đã không cứu nổi và Khơi trở thành dị tật.
Mẹ, em gái và ông nội hết sức đau buồn. Đúng giây phút buốt lòng ấy thì tin bố Khơi hy sinh ở chiến trường Quảng
Có phải đó là một trong những nguyên nhân khiến Khơi gồng lên cho chung quanh và cho bản thân. Tuổi đời đang níu nặng bao nhiêu đối với bà nội, đối với mẹ và em gái thì anh càng phải vươn tầm tay ra ngoài cửa sổ, phóng tầm mắt ra ngoài cửa sổ, để không tới trời xanh thì cũng phải nắm được những vầng mây trắng. Và Khơi tin rằng trên một vầng mây đang bay kia có bóng dáng cha. Truyền thuyết dân gian Nga kể rằng những con người sếu bay lượn trên bầu trời để cho các ông bố, bà mẹ, cho con cái và người thân mãi mãi ngắm nhìn. Cha anh cũng thế, người thành một vầng mây trắng bay đi bay lại, mãi mãi, không bao giờ mỏi, cho anh ngắm nhìn, cho anh xót xa thương nhớ, cho anh với theo và cho anh hy vọng…
Một ngày tháng 8 vừa qua, nhân chuyến công tác Thái Bình, tôi mới lại có dịp thăm Đỗ Trọng Khơi. Anh đã trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt
Tôi vào đề luôn:
- Nhưng làm thế quái nào mà ông lại đến với triết học phương Đông như vậy? Tớ hiểu hình như ông không học Hán văn thì phải.
Khơi cựa quậy trên giường:
- Em có được học đâu. Nhưng đọc Kinh thi thì em sướng quá. Tiếp đến em đọc “Kinh dịch”, “Nam hoa kinh”, “Đạo đức kinh”,… Hoàng Năng Trong cũng rất thích triết học phương Đông. Chúng em là bạn bè nên sự thích ấy bằng nhau.
Rồi anh nói thêm:
- Sáng tác thơ em bắt đầu cảm thấy bế tắc. Cái hồn nhiên tươi mát đi theo năm tháng mất rồi. Nhìn mây trắng bay bên ngoài cửa sổ chẳng chịu nảy ra những ý tưởng gì mới. Em đọc. Muốn khảo cứu và muốn chuyển sang văn xuôi.
- Khơi đang viết gì đó?
- Tiểu thuyết. Em đang hoàn thành bộ tiểu thuyết hai tập, mỗi tập ba trăm trang. Tiếp đến em sẽ viết về ngọn đuốc sáng của trí tuệ thời xưa là Hưng linh vương Trần Quốc Tung, anh ruột Trần Hưng Đạo và có pháp tu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Mỗi ngày em đọc bao nhiêu trang và viết bao nhiêu trang đều có kế hoạch cả. Em lên thị xã cũng là gần gũi bạn bè nghề nghiệp hơn và chăm sóc cho sự nghiệp văn chương của mình.
Viết văn xuôi, theo em, khó nhất là dựng không khí tiểu thuyết. Tiếp đến là hình tượng nhân vật nhào nặn trong đời sống hiện tại. Các bạn sẽ giúp em. Không phải làm hộ mà chính không khí bạn bè cùng với những câu chuyện triền miên cập nhật hàng ngày. Ký ức tuổi thơ giúp em. Bóng dáng người thân trong gia đình giúp em. Đặc biệt hình tượng người cha đã nằm lại mãi ở Hòa Vang - Đà Nẵng truyền sức sống và niềm tin bất diệt cho em. Cũng như việc trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt
Chuyện còn dài và còn có thể nói mãi. Tôi đề nghị đi dạo một đoạn trên đường làng. Thế là Nguyễn Long, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ Thái Bình, Tống Trung nhà thơ và người cháu gọi bằng cậu xúm lại giúp Khơi vào xe đẩy do báo Gia đình và Xã hội vừa trao tặng. Chúng tôi ra khỏi ngõ. Rộn ràng! Trời xanh! Mây trắng bay! Hàng tre kẽo kẹt. Và một cánh cò chấp chới khiến Khơi trong giây phút bồn chồn lặng đi như người kiệt sức rồi cứ mải miết ngắm nhìn và đắm chìm mãi chẳng kể đến thời gian trôi