Danh họa được các đối tượng trộm tranh "nhòm ngó" nhiều nhất
Tính đến nay, đã có tới 1.147 bức tranh của Picasso rơi vào tình trạng biệt vô âm tín, hoặc tồn tại trong diện tranh chấp. Gần đây nhất, vào sáng 9/1 vừa qua, bức tranh "Woman's Head" được danh họa thực hiện từ năm 1939 và sau đó trao tặng cho Bảo tàng tranh quốc gia ở Athens (Hy Lạp) với lời đề tặng "Tặng người dân Hy Lạp món quà từ Picasso" cũng đã không cánh mà bay. Theo nhà chức trách cho biết thì bọn trộm đã phá hỏng hệ thống báo động từ đêm trước, rồi leo vào phòng tranh qua ban công và tháo tranh ra khỏi khung. Khi bảo vệ phát hiện ra thì lũ trộm đã cao chạy xa bay. Hiện cảnh sát vẫn chưa xác định rõ có cả thảy bao nhiêu tên trộm tham gia vụ trộm tranh táo bạo này. Tuy nhiên, theo kết luận của một sĩ quan cảnh sát thì bọn trộm chỉ mất cả thảy vài ba phút cho việc lấy đi bức tranh quý giá đó.
Xung quanh việc đánh cắp các bức tranh của Picasso cũng có nhiều chuyện lạ. Chỉ tính trong vòng dăm năm trở lại đây đã có những vụ nổi cộm như sau:
Ngày 12/6/2008, ba gã đàn ông có vũ trang đã bất ngờ đột nhập và khống chế các nhân viên bảo vệ ở Bảo tàng Pinacoteca do Estado nằm ngay tại trung tâm thành phố
Cũng vào tháng 6, nhưng là của năm 2009, tại Bảo tàng Picasso ở
Đêm 20/5/2010, tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại quốc gia
Có một câu hỏi luôn đặt ra với những người yêu tranh: Vẫn biết các họa phẩm của Picasso thuộc loại cao giá nhất thế giới, song thực tế thì những bức tranh như vậy lại là những sản phẩm không thể bán công khai trên thị trường. Còn ở "chợ đen" thì rất hiếm người dám mua những sản phẩm mà sự "mất tích" của nó từng là đề tài khiến dư luận bàn tán khắp nơi. Vậy tại sao vẫn xảy ra tình trạng trộm tranh kiểu trên?
Theo nhận xét của một số chuyên gia thì rất có thể những kẻ trộm tranh được bí mật "đặt hàng" từ những người sưu tầm nghệ thuật có máu mê muốn được một mình chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật đó