Tập trung làm tốt công tác lập pháp

Thứ Năm, 25/05/2023, 07:00

Trong bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, hôm 22/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại kỳ họp này có đến 20 dự án, dự thảo luật được xem xét, cho ý kiến, thông qua, trong đó có nhiều dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của đa số người dân và doanh nghiệp.

Chính vì điều này mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thẳng thắn đề nghị các vị đại biểu Quốc hội dành thời gian nghiên cứu, tập trung thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá tính đồng bộ và sự phù hợp của các dự án, dự thảo với Hiến pháp và đường lối, chủ trương của Đảng, cân nhắc thận trọng về tính hợp lý, khả thi, tác động của các chính sách mới được đề xuất; đặc biệt lưu ý bảo đảm tính công khai, minh bạch, chặt chẽ, không tạo kẽ hở cho các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; bảo đảm sự ổn định, thống nhất trong các quy định của từng dự án, dự thảo và sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế phát triển, thúc đẩy, tạo động lực mới, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

z4369127719998_a71ce1d24165b341f7f474ad054cdac3.jpg -0
Các đại biểu Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV.

Theo lịch trình, Kỳ họp thứ 5 này diễn ra trong 2 đợt, đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6 và đợt 2 từ ngày 19/6 đến 24/6, trong đó có 1 tuần giữa 2 đợt để các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội thông qua vào cuối Kỳ họp. Như vậy, với chỉ 23 ngày làm việc, chưa kể những nội dung quan trọng khác, thì riêng công tác lập pháp đã là một khối lượng công việc rất lớn.

Cụ thể là Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án luật, trong đó có 6 dự án đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự); 2 dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi); cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác.

Riêng đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách, quy định trong rất nhiều luật khác, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân, nên Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc các đại biểu Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, đóng góp ý kiến nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 18-NQ/TWngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; hoàn thiện dự thảo Luật này thêm một bước, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và bảo đảm chất lượng, có điều kiện để có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Điều đặc biệt của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là đã được hoàn chỉnh trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và trên12 triệu lượt góp ý của các tầng lớp nhân dân. Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đối tượng được lấy ý kiến rất đa dạng, có các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các viện nghiên cứu, trường đại học và các chuyên gia, các nhà khoa học… Việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật này thực sự đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, phát huy sâu sắc quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tạo nên bước tiến quan trọng về chất lượng của dự thảo Luật. Như chúng ta đã biết, lập pháp là một trong 4 chức năng quan trọng nhất của Quốc hội được ghi trong Hiếp pháp năm 2013. Do yêu cầu thực tiễn cần ngày càng hoàn thiện hệ thống luật pháp nên việc lập pháp vẫn thường chiếm phần thời gian lớn của các kỳ họp Quốc hội. Vì thế, rất cần các đại biểu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để các dự án luật khi được thông qua sẽ tập trung được cao nhất trí tuệ của toàn dân, mà trực tiếp ở đây chính là các đại biểu ưu tú đã được nhân dân ủy thác.

Chất lượng của lập pháp đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai mở những tiềm năng, vận hội để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và phát triển trong sự ổn định. Nói cách khác thì chính là đòn bẩy để đất nước cường thịnh - kỳ vọng lớn nhất của nhân dân với Quốc hội. l

Trong bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, hôm 22/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại kỳ họp này có đến 20 dự án, dự thảo luật được xem xét, cho ý kiến, thông qua, trong đó có nhiều dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của đa số người dân và doanh nghiệp.

Chính vì điều này mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thẳng thắn đề nghị các vị đại biểu Quốc hội dành thời gian nghiên cứu, tập trung thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá tính đồng bộ và sự phù hợp của các dự án, dự thảo với Hiến pháp và đường lối, chủ trương của Đảng, cân nhắc thận trọng về tính hợp lý, khả thi, tác động của các chính sách mới được đề xuất; đặc biệt lưu ý bảo đảm tính công khai, minh bạch, chặt chẽ, không tạo kẽ hở cho các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; bảo đảm sự ổn định, thống nhất trong các quy định của từng dự án, dự thảo và sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế phát triển, thúc đẩy, tạo động lực mới, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Theo lịch trình, Kỳ họp thứ 5 này diễn ra trong 2 đợt, đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6 và đợt 2 từ ngày 19/6 đến 24/6, trong đó có 1 tuần giữa 2 đợt để các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội thông qua vào cuối Kỳ họp. Như vậy, với chỉ 23 ngày làm việc, chưa kể những nội dung quan trọng khác, thì riêng công tác lập pháp đã là một khối lượng công việc rất lớn.

Cụ thể là Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án luật, trong đó có 6 dự án đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự); 2 dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi); cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác.

Riêng đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách, quy định trong rất nhiều luật khác, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân, nên Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc các đại biểu Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, đóng góp ý kiến nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 18-NQ/TWngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; hoàn thiện dự thảo Luật này thêm một bước, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và bảo đảm chất lượng, có điều kiện để có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Điều đặc biệt của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là đã được hoàn chỉnh trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và trên12 triệu lượt góp ý của các tầng lớp nhân dân. Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đối tượng được lấy ý kiến rất đa dạng, có các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các viện nghiên cứu, trường đại học và các chuyên gia, các nhà khoa học… Việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật này thực sự đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, phát huy sâu sắc quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tạo nên bước tiến quan trọng về chất lượng của dự thảo Luật. Như chúng ta đã biết, lập pháp là một trong 4 chức năng quan trọng nhất của Quốc hội được ghi trong Hiếp pháp năm 2013. Do yêu cầu thực tiễn cần ngày càng hoàn thiện hệ thống luật pháp nên việc lập pháp vẫn thường chiếm phần thời gian lớn của các kỳ họp Quốc hội. Vì thế, rất cần các đại biểu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để các dự án luật khi được thông qua sẽ tập trung được cao nhất trí tuệ của toàn dân, mà trực tiếp ở đây chính là các đại biểu ưu tú đã được nhân dân ủy thác.

Chất lượng của lập pháp đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai mở những tiềm năng, vận hội để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và phát triển trong sự ổn định. Nói cách khác thì chính là đòn bẩy để đất nước cường thịnh - kỳ vọng lớn nhất của nhân dân với Quốc hội.

Lương Duy Cường
.
.