Kế hoạch Phụng Hoàng
Trên 20 năm sa lầy vào cuộc chiến tranh Việt Nam, ngoài việc huy động tối đa lực lượng và phương tiện chiến tranh, Hoa Kỳ còn áp dụng ở chiến trường miền Nam tất cả các chiến lược tân kỳ nhất trong thế kỷ nhằm sớm giành toàn thắng trên chiến trường. Điển hình trong số đó là chiến lược "Việt
Kế hoạch Phụng Hoàng nhằm tiêu diệt tận gốc hạ tầng cơ sở Việt Cộng - Lực lượng nòng cốt của Cách mạng Việt
Phần thứ nhất: Đôi điều về chiến lược “Việt
Sau thất bại của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ chuyển sang "Việt Nam hóa chiến tranh" giải quyết cuộc chiến Việt Nam theo công thức: “Hỏa lực Mỹ cộng với Bộ binh ngụy” hòng ngụy trang cho cuộc rút quân trong danh dự bởi cái gọi là “Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã đủ sức đương đầu với Cộng quân, chỉ cần trang bị vũ khí của Mỹ là có thể giải quyết xong cuộc chiến”.
Quá trình thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp, kế hoạch, nhiều chiến dịch nhằm đạt được 2 mục tiêu chiến lược: Ngăn chặn chi viện của Cộng sản Bắc Việt cho Nam Việt Nam (thể hiện qua chiến dịch Đường 9 - Nam Lào vào 30/1-23/3/1971); bằng tất cả mọi biện pháp, phải loại trừ bằng được thành phần hạ tầng cơ sở của Việt Cộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa phục vụ đắc lực cho chương trình bình định cấp tốc đã đề ra.
Theo nhận định của họ: “Song song với các nỗ lực chiến tranh phá hoại, Cộng sản đã và đang cố gắng gia tăng hoạt động để kiện toàn các cơ cấu tổ chức chính trị và hành chánh từ thành thị tới thôn quê.
Toàn bộ cơ cấu tổ chức trên được gọi là thành phần hạ tầng cơ sở Cộng sản. Chính thành phần này là nguồn cung cấp nhân tài, vật lực để giành chiến thắng chiến tranh. Do vậy, để sớm chấm dứt cuộc chiến, vãn hồi hòa bình lâu dài cho xứ sở, ngoài các nỗ lực quân sự, còn phải có biện pháp sớm loại trừ hạ tầng cơ sở Cộng sản. Với nhận thức trên, kế hoạch Phụng Hoàng được thiết lập...”.
Lời mở đầu bản huấn thị điều hành căn bản số 3 của Kế hoạch Phụng Hoàng do Thủ tướng "Việt Nam Cộng hoà" Trần Thiện Khiêm ký.
Nội dung trên được tóm tắt trong “Huấn thị điều hành căn bản số 3” - Tài liệu được đóng dấu “KÍN” (Bí mật) của “Chính phủ Việt Nam Cộng hòa do Trần Thiện Khiêm - Thủ tướng Chính phủ, kiêm Tổng trưởng Nội vụ, kiêm Chủ tịch Ủy ban Phụng Hoàng Trung ương ký ngày 16/12/1969.
Về mô hình tổ chức “Kế hoạch Phụng Hoàng”
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó nên việc ra đời tổ chức phải do nhân vật tối cao ký. Bởi vậy, ngày 1/7/1968, “Tổng thống Việt Nam Cộng hòa” lúc đó là Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh số 280a/TT/SL về việc thiết lập “Kế hoạch Phụng Hoàng” với mô hình tổ chức 4 cấp (cấp Trung ương, cấp vùng chiến thuật, cấp tỉnh và cấp quận). Cấp Trung ương gọi là “Ủy ban Phụng Hoàng Trung ương” do Trần Thiện Khiêm làm Chủ tịch; cấp vùng chiến thuật và cấp tỉnh do Tư lệnh vùng và Tỉnh trưởng làm Chủ tịch; cấp quận gọi là “Trung tâm phối hợp tình báo hành quân”, do Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng làm trưởng Trung tâm (gọi tắt là Tổ chức Phụng Hoàng quận). Đây là cấp trực tiếp thực thi Kế hoạch Phụng Hoàng. Có thể coi đó là linh hồn của kế hoạch.
Ngoài các đơn vị chức năng ở quận, lực lượng đương đầu trực tiếp với “cơ sở hạ tầng Việt Cộng” là những tổ chức, con người cụ thể ở xã, ấp, gọi là các đơn vị “Hội viên” bao gồm: xã trưởng, phó xã trưởng an ninh, ủy viên quân sự, cán bộ thông tin chiêu hồi, trưởng phân chi cảnh sát quốc gia; đoàn trưởng xây dựng nông thôn, toán trưởng võ trang tuyên truyền chiêu hồi, trung đội trưởng nghĩa quân, toán trưởng nhân dân tự vệ; cán bộ chiêu hồi, xây dựng nông thôn, quân báo, cảnh sát, các đoàn viên nhân dân tự vệ... hoạt động trong phạm vi xã, ấp, trưởng ấp, phó trưởng ấp an ninh, phụ tá quân sự, cán bộ thông tin chiêu hồi... Các viên chức trên là thành phần cốt cán của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận vì họ là người hoạt động tại cơ sở, thường xuyên tiếp xúc hạ tầng cơ sở Việt Cộng nên dễ dàng phát hiện những phần tử Cộng sản hoạt động trà trộn trong dân chúng.
Ủy ban Phụng Hoàng cấp Trung ương, vùng chiến thuật và tỉnh chủ yếu là chỉ đạo, hướng dẫn, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp dưới.--PageBreak--
Tổ chức Phụng Hoàng cấp quận
Có thể nói trong việc thực thi Kế hoạch Phụng Hoàng, tổ chức cấp quận cực kỳ quan trọng vì đó là nơi trực tiếp đương đầu với hạ tầng cơ sở của Cộng sản. Thành quả của Kế hoạch Phụng Hoàng sẽ tùy thuộc vào hiệu năng hoạt động của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận. Vì vậy, phần chức năng, nhiệm vụ của nó được nêu rất chi tiết, cụ thể như là một cẩm nang cho các thành viên trong quá trình thực thi trách nhiệm. Nó được thể hiện trong “Huấn thị điều hành căn bản số 3” với 2 ý niệm:
- Tăng cường khả năng nhân sự cho quận trưởng (tức trung tâm trưởng), đồng thời thống nhất chỉ huy và hành động trong nhiệm vụ tiêu diệt Cộng sản.
- Tập trung tất cả các nguồn tin bí mật do cơ quan an ninh, tình báo trong quận thu thập để nghiên cứu, đánh giá, phối hợp kiểm tra nhanh chóng, nhằm phản ứng kịp thời tại địa phương.
Những tin tức nói trên không những có giá trị về thực tiễn, cấp thời mà còn có giá trị trong tương lai, trong giai đoạn đấu tranh chính trị thời hậu chiến với Cộng sản. Do đó, vai trò tấn công, tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản của Trung tâm Phụng Hoàng cấp quận có tầm quan trọng đặc biệt.
Cũng theo tài liệu mật trên, Kế hoạch Phụng Hoàng được tổ chức và điều hành trên căn bản và phương thức phối hợp tình báo nhằm tập trung mọi khả năng công tác và điều động lực lượng một cách hữu hiệu nhằm khám phá và loại trừ hạ tầng cơ sở Cộng sản. Các trung tâm Phụng Hoàng không phải là những cơ quan, đơn vị chuyên trách, mà chỉ là những trung tâm điều hợp, tập trung và phối kiểm để khai thác tin tức. Do vậy, từ việc sưu tầm tin tức đến việc thi hành các biện pháp đối phó với mục tiêu đã được chấm định đều do các cơ quan hội viên có thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện. Trung tâm Phụng Hoàng chỉ cung cấp những yếu tố cần thiết cho các đơn vị có trách nhiệm thi hành. Vì thế, việc thành bại của Kế hoạch Phụng Hoàng tùy thuộc vào tinh thần phối hợp, khả năng tác chiến của các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc hội viên của Ủy ban Phụng Hoàng các cấp.
Sơ đồ tổ chức Kế hoạch Phụng Hoàng.
Từ văn bản quy định so với thực tiễn diễn ra ở chiến trường cho thấy, tổ chức Phụng Hoàng cấp quận là bộ phận đầu não giúp quận trưởng, trung tâm trưởng, chi khu trưởng trong việc kiện toàn tối đa công tác ổn định và bảo vệ an ninh lãnh thổ tại địa phương.
Theo chỉ giáo của Ủy ban Phụng Hoàng Trung ương được thể hiện trong “Cẩm nang huấn thị điều hành căn bản số 3” thì nhiệm vụ chính yếu của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận được nêu ra như sau:
- Thi hành chỉ thị của Ủy ban Phụng Hoàng cấp trên, hoạt động liên tục 24 giờ/ngày.
- Phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cơ quan hội viên và đơn vị quân sự trong quận về trách nhiệm sưu tầm tin tức tình báo, duy trì an ninh và hành quân chống phá hạ tầng cơ sở Cộng sản.
- Khám phá các tổ chức Cộng sản trong lãnh thổ quản lý cùng các cơ cấu yểm trợ các tổ chức này tại xã, ấp.
- Khai thác nhanh chóng các tin tức tình báo thu được. Tổ chức hành quân nhằm tiêu diệt cơ sở Cộng sản tại địa phương.
Ngoài nhiệm vụ chung, họ còn chỉ đạo hết sức cụ thể, chi tiết tới nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân (trung tâm trưởng, các phó trung tâm, các ban, tiểu ban...) và đặc biệt là nhiệm vụ của các đại diện cơ quan hội viên, các hội viên (tổ chức và cá nhân ở xã, ấp) bởi đây là yếu tố quyết định thành bại của Kế hoạch Phụng Hoàng. Theo huấn thị được ghi trong tài liệu mật này, ta có thể mường tượng bất kể ai sống ở một nơi nào đó trên lãnh thổ “Việt Nam cộng hòa” quản lý, mọi hành động, cử chỉ, dáng đi, lời nói, sở thích... cho tới tình cảm, mối quan hệ xã hội hiện tại và quá khứ của người đó cũng không qua khỏi “mắt xanh” của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận.
Để làm được điều đó, họ tiến hành điều tra, phân loại dân chúng trong liên gia, khóm, xã, ấp. Dù đã tập trung dân vào ấp chiến lược, nhưng vẫn bố trí theo hình thái “Ngũ liên gia bảo” - 5 gia đình ở gần nhau phải nắm được mọi động thái của nhau để gọi là “bảo vệ nhau”.--PageBreak--
Kết quả điều tra phân loại dân chúng được phân chia theo tiêu chuẩn tư tưởng chính trị thành 5 loại và có đối sách cụ thể như sau:
1- Thành phần hoạt động cho Cộng sản hoặc liên hệ mật thiết với Cộng sản:
Đối với loại này, phải lập danh sách, lý lịch, nhân dạng, hình ảnh, giờ giấc ăn ở, theo dõi chặt chẽ hoạt động. Nếu có thể, móc nối tổ chức nội tuyến hoặc đưa người thâm nhập.
2. Loại thiên Cộng sản:
Lập danh sách như loại 1 và tìm cách cô lập đời sống của họ, nếu có thể móc nối làm mật báo viên.
3. Loại tình nghi:
Lập danh sách... theo dõi mọi hành vi cùng các cuộc tiếp xúc của họ. Giám sát tỉ mỉ để phân tích tư tưởng nhằm áp dụng biện pháp đối phó. Nếu có thể, móc nối làm mật báo viên.
4. Đối với phần tử lừng chừng:
Lập danh sách... tuyên truyền tác động làm chuyển biến tư tưởng của họ. Nếu có thể, mua chuộc, móc nối làm mật báo viên.
5. Đối với thành phần có tư tưởng quốc gia chống Cộng:
Phải thường xuyên hợp tác với họ, giúp đỡ và yểm trợ cho hoạt động có lợi cho chính phủ.
Đi đôi với phân loại dân chúng, cần tập trung vào công tác tổ chức hệ thống tình báo nhân dân. Ít nhất mỗi ấp phải tổ chức được 10 tổ tình báo nhân dân (mỗi tổ 3 người) để làm tai mắt cho chính quyền trong công tác phát giác hạ tầng cơ sở Cộng sản để tiêu diệt.
Từ phân loại dân chúng để theo dõi, giám sát, đi tới hình thành hệ thống “Sổ đen”. Từ hệ thống này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho Trung tâm quận chấm định mục tiêu để loại trừ. Hệ thống danh sách “Sổ đen” được lập theo 4 loại:
- Danh sách A (cần thanh toán): Bao gồm tất cả những hạ tầng cơ sở Cộng sản quan trọng nhất đang hoạt động tại địa phương.
- Danh sách B (loại có thể thanh toán): Bao gồm những hạ tầng cơ sở Cộng sản có nhiều hoạt động phức tạp cần theo dõi, kiểm soát để khi cần có thể chấm định mục tiêu loại trừ.
- Danh sách C (ưu tiên theo dõi): Ghi tên những phần tử quan trọng thuộc loại A và B nhưng chưa xác định rõ chứng cứ.
- Danh sách D (lập theo từng ấp - thôn): Được ghi đầy đủ thành phần cơ sở Cộng sản và thành phần võ trang Cộng sản, cả những người tình nghi trong mỗi ấp.
Từ các loại danh sách trên, trung tâm quận phải tiến hành “chấm định mục tiêu” và phân thành 2 loại:
- Loại mục tiêu đang loại trừ: Đó là danh sách ghi tên những hạ tầng cơ sở Cộng sản mà trung tâm đã quyết định hành quân loại trừ (bắt và xử lý ngay).
- Mục tiêu sẽ loại trừ: Đó là danh sách ghi tên những hạ tầng cơ sở để ban hành quân sẽ thiết lập kế hoạch hành quân xử lý tiếp theo.
Chỉ huy hành quân đặc biệt quan tâm đến công tác thẩm vấn tù, hàng binh, những người bị bắt và số hồi chánh viên (cán bộ Cộng sản chiêu hồi). Đây là công tác được ưu tiên cao nhất, xử lý cấp thời những thông tin thu được qua thẩm vấn để phục vụ cho kế hoạch hành quân tiếp theo.
Phần thứ hai: Hiệu quả của kế hoạch Phụng Hoàng
Đánh giá tổng quát
Thắng lợi toàn diện của ta trên chiến trường về quân sự, chính trị, ngoại giao làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Điều đó cũng có ý nghĩa là Kế hoạch Phụng Hoàng của ngụy quyền thất bại. Ngày 1/11/1968, Tổng thống Mỹ Johnson ra lệnh ngưng ném bom miền Bắc Việt
Tinh thần quả cảm, quyết chiến, quyết thắng không lực Hoa Kỳ của quân và dân miền Bắc, của Thủ đô Hà Nội, một lần nữa đã làm thất bại hoàn toàn chiến tranh phá hoại của Mỹ trên chiến trường miền Bắc, đồng thời làm sụp đổ cả mưu đồ về “Một nghị trường Paris sẽ diễn ra trên thế mạnh của Mỹ”. Và việc cần đến sẽ phải đến: chỉ 39 ngày sau tuyên bố của Nixon, Hiệp định
Thất bại “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ sắm ngay một chiến lược mới, đó là “ngưng bắn da beo ba thành phần”, kích động ngụy quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định, kéo dài cuộc chiến phi nghĩa để 27 tháng sau đó phải chấp nhận sự thất bại hoàn toàn được đánh dấu bằng mốc thời gian lịch sử: 30/4/1975.
31 năm trôi qua, nhìn lại quá khứ, ta đã giành thắng lợi trong từng giai đoạn lịch sử để đi tới toàn thắng; có thời gian để đánh giá kỹ hơn về âm mưu nguy hiểm của kẻ thù, kể cả những thiệt hại của ta để càng tôn vinh thêm chiến thắng, càng thêm cảm phục các nhà lãnh đạo chiến lược Việt Nam; cảm phục dũng khí của quân và dân ta - dũng khí của người Việt “thắng không kiêu, bại không nản”, tất cả để chiến thắng kẻ thù xâm lược.
(Còn nữa)