Thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới

Thứ Tư, 15/02/2017, 08:06
Chỉ cần không có thiên kiến, chỉ cần giữ thái độ khoa học, lập trường khách quan là có thể nhận thức được giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Bài 3:

Một số người mặc dù chưa bao giờ tiếp cận đến kho tàng tri thức đồ sộ của C.Mác, song vẫn mù quáng tuyên bố là C.Mác bỏ quên vấn đề quan trọng nhất của mọi vấn đề chính là con người. Song trên thực tế, con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục đích cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Khi các nhà kinh điển xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, về xã hội thì đã nghiên cứu, phân tích về con người hiện thực, về hoạt động thực tiễn của con người trong đời sống xã hội.

Khi chúng ta đọc “Hệ tư tưởng Đức”, rõ ràng là C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến điều này: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải là những tiền đề tùy tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi.

Chỉ cần không có thiên kiến, chỉ cần giữ thái độ khoa học, lập trường khách quan là có thể nhận thức được giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin

Một số người mặc dù chưa bao giờ tiếp cận đến kho tàng tri thức đồ sộ của C.Mác, song vẫn mù quáng tuyên bố là C.Mác bỏ quên vấn đề quan trọng nhất của mọi vấn đề chính là con người. Song trên thực tế, con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục đích cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi các nhà kinh điển xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, về xã hội thì đã nghiên cứu, phân tích về con người hiện thực, về hoạt động thực tiễn của con người trong đời sống xã hội.

Khi chúng ta đọc “Hệ tư tưởng Đức”, rõ ràng là C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến điều này: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải là những tiền đề tùy tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra”.

C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.3. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 28 – 29. Các ông cho rằng lịch sử không phải lấy con người làm công cụ để đạt đến mục đích, mà con người sáng tạo ra lịch sử của mình, tạo ra hoàn cảnh hợp với bản chất của mình để phát triển, để hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Vì vậy thực chất của tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài người là vì con người, đưa con người “từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”, thực sự giải phóng con người, phát triển con người một cách toàn diện.

Có thể thấy rằng từ giai đoạn Phục Hưng, quan điểm lịch sử mang tính thần học đã bắt đầu chuyển sang quan điểm lịch sử mang tính nhân bản, tạo nên bước quá độ từ quan niệm thần thánh tạo ra lịch sử sang quan niệm con người tạo ra lịch sử.

Song C.Mác và Ph.Ăngghen không lấy quan điểm của chủ nghĩa nhân bản làm xuất phát điểm cho mình, hai ông đã không dừng lại ở việc trừu tượng hoá việc con người trở thành con người hiện thực, dừng lại ở tầng bậc ý chí, động cơ và hành vi cá nhân của con người, mà là thông qua hoạt động của con người, trong hoạt động của con người để tìm ra quy luật của lịch sử.

Những luận điểm khoa học mà C.Mác đưa ra là dựa trên nền tảng bình đẳng giữa người với người trong chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, với một xã hội mà nguyên tắc cơ bản là con người được tự do phát triển toàn diện bản thân mình. Những quan điểm này vẫn hoàn toàn phù hợp với xu hướng và trào lưu của thời đại ngày nay. Riêng đối với khoa học xã hội và nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là hòn đá tảng, là nguồn lực vô tận cho quá trình nghiên cứu.

Cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh thì chúng ta cần tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyệt đối tránh xu hướng xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, nhất thiết phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng.

Những lý luận căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin như chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận giá trị lao động, học thuyết giá trị thặng dư, cách mạng XHCN, học thuyết chính đảng của giai cấp vô sản, học thuyết hình thái kinh tế xã hội... đã phản ánh quy luật phát triển của xã hội loài người, quy luật của CNTB và quy luật cầm quyền của chính đảng của giai cấp vô sản. Chỉ cần không có thiên kiến, chỉ cần giữ thái độ khoa học, lập trường khách quan là có thể nhận thức được giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Tuy nhiên, những năm vừa qua trong giới lý luận, khoa học và giáo dục ở nước ta, mặc dù chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được khẳng định là kim chỉ nam và nền tảng tư tưởng song lại chưa được quan tâm đúng mức.

Trong nghiên cứu lý luận, việc đi sâu, bổ sung và phát triển các nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa thực sự thoả đáng. Việc giảng dạy các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin ở các trường đại học, thậm chí ở một số trường đảng các địa phương nhìn chung vẫn còn hiện tượng đơn giản hoá, mới dừng lại ở một số khái niệm cơ bản chứ chưa động chạm nhiều đến cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trong một số bộ ngành, một số người dường như còn cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, hiện nay chỉ cần tập trung vào vấn đề thực tiễn chứ không cần lý luận. Cách nhìn nhận này một mặt không đúng với những giá trị thực tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, mặt khác mang lại xu hướng hoài nghi đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tạo nên tâm lý lo lắng về tính chính đáng, tính hợp pháp, sự tất yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Không thể không đặt câu hỏi, nếu như trong bản thân đội ngũ lý luận, các nhà khoa học, các nhà giáo dục mà có bộ phận còn không tuyệt đối tin tưởng ở chủ nghĩa Mác - Lênin thì làm thế nào để người dân tin theo, huống hồ là để phản bác, phê phán lại các quan điểm sai trái của thế lực thù địch, để làm rõ phải trái, đúng sai, lấy đó làm mực thước, tiêu chuẩn cho xã hội?

Bản thân việc xem nhẹ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ dẫn đến việc biến chủ nghĩa Mác - Lênin từ một thế giới quan và phương pháp luận khoa học trở thành một số khái niệm khô cứng, nghĩa là giáo điều hoá chủ nghĩa Mác - Lênin, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công cuộc xây dựng CNXH tại Việt Nam ngày nay.

Như vậy, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin không thể tách rời việc nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Việc chỉ dừng lại ở các khái niệm, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin mà không đi sâu nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo trong bối cảnh mới của đất nước thì vừa xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa không có tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng và phát triển đất nước.

Học giả Mỹ Douglas Kellner Douglas Kellner: “The Obsolescence of Marxism?”, in trong sách “Whither Marxism?: Global Crises in International Perspective”, Bernd Magnus (Editor), Stephen Cullenberg (Editor), Routledge, 1995, trang 17. đã chia chủ nghĩa Mác thành 3 tầng bậc khác nhau. Đầu tiên là phương pháp (ví dụ như phép biện chứng, phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp phân tích giai cấp,...), những phương pháp này chiếm địa vị cao nhất, cũng là quan trọng nhất trong chủ nghĩa Mác. Thứ hai là những nguyên lý và quan điểm cơ bản trong lý luận của chủ nghĩa Mác (ví dụ lý luận sản xuất vật chất, lý luận giá trị thặng dư...) - những lý luận này đặc biệt quan trọng, về mặt giá trị chỉ thua kém phương pháp. Cuối cùng là một số lý luận và khái niệm cụ thể (ví dụ lý luận chủ thể cách mạng, khái niệm giai cấp vô sản, khái niệm cách mạng,...), những khái niệm này phát triển không ngừng tuỳ thuộc vào bối cảnh thời đại và những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.

Sự phân chia như thế này có giá trị tham khảo nhất định trong việc phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay. Chúng ta không nên chỉ dừng ở các khái niệm và nguyên lý cụ thể, mà càng cần hơn là nắm bắt, quán triệt các nguyên lý căn bản và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình mẫu tiêu biểu cho việc thông hiểu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp tình hình thực tiễn Việt Nam. Ngoài việc có nền tảng văn hoá Việt Nam, kế thừa các giá trị văn minh nhân loại thì việc Người học tập, vận dụng thành công chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những nguyên nhân chính để chỉ đạo cách mạng Việt Nam đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Lý luận, tư tưởng là một vũ khí vô cùng trọng yếu của Đảng.

Trong những năm qua, có vẻ chúng ta tập trung nhiều vào những quyết sách kinh tế để phát triển đất nước mà có phần lơi là vũ khí lý luận quan trọng này. Nắm chắc vũ khí lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì Đảng và Nhà nước mới tiếp tục lãnh đạo, quản lý đất nước một cách chỉnh thể, ổn định và đúng hướng.

Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết khoa học, cách mạng và sáng tạo. CNXH và CNCS là mục tiêu mà sớm muốn các dân tộc trên thế giới sẽ đi tới. Mục tiêu ấy không thể ngày một ngày hai hoàn thành được. Nó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, trong đó có sự tham gia tích cực của các nhà lý luận mác xít dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chúng ta cần phải học tập, đi sâu phân tích, vận dụng sáng tạo và phát triển phương pháp, nguyên lý và những giá trị tinh tuý của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
.
.