Đưa văn hóa truyền thống vào những sáng tạo mới là một xu hướng được nhiều nghệ sĩ sử dụng. Nhưng để thành công và tạo ra những tác phẩm có giá trị là một hành trình gian nan. Mới đây, một nhóm nghệ sĩ trẻ đã đồng hành cùng nhau trong dự án mang tên "Thanh Cảnh" để góp phần hình thành hệ sinh thái cộng đồng và kết nối liên ngành, gồm các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, cộng đồng văn hóa nghệ thuật địa phương.
Giám tuyển (thuật ngữ tiếng Anh: curator) là một danh vị còn khá mới mẻ trong thị trường mỹ thuật Việt Nam. Ngay cả trong giới chuyên môn, không ít người vẫn còn mơ hồ về vai trò của giám tuyển, trong khi nhân vật này là mắt xích quan trọng cho một nền mỹ thuật phát triển, đặc biệt là đối với nghệ thuật đương đại.
Phải đến đầu thế kỷ XX, quá trình đô thị hoá và phong trào nghệ thuật đương đại mới khiến xã hội nghĩ đến nghệ thuật công cộng. Họ hiểu rằng, ngoài nhu cầu được ăn no, mặc ấm, con người còn có nhu cầu được thưởng thức nghệ thuật nữa. Vậy nhưng không phải ai cũng giàu đến mức có thể thường xuyên mua tranh hay vào nhà hát xem kịch cả. Đấy là “lỗ hổng” mà các tác phẩm nghệ thuật công cộng cần lấp đầy. Mục đích tốt như vậy, nhưng không phải tác phẩm nghệ thuật công cộng nào cũng lấy được lòng công chúng.
Lại một lần nữa câu chuyện “đạo”, “nhái” trong sáng tạo trở thành điểm nóng khi triển lãm được xem là "nghệ thuật đương đại" (contemporary art) có tên "Plus by Bảo Nam" diễn ra từ ngày 9/4 đến ngày 15/4 bị réo tên.
Từ 9-4 đến 15-04-2021 tại 282 Workshop (156 Phú Viên, quận Long Biên, Hà Nội), nhóm kiến trúc sư (KTS) nhóm WEPLAY tổ chức một triển lãm kiến trúc và nghệ thuật đương đại của nhiều bộ môn khác nhau mang tên “LỘ”.
Ra mắt MV "Kẻ cắp gặp bà già", ca sĩ Hoàng Thùy Linh nhanh chóng bị một số khán giả khép tội: mặc áo dài nhưng không mặc quần. Khổ nỗi, xem xét kỹ, trang phục đó không phải là áo dài mà là thiết kế phối trộn trang phục của nhiều nước Á Đông. Vụ việc này là một điển hình cho thấy sự khắt khe đến mức cực đoan của công chúng đối với việc ứng dụng văn hóa truyền thống trong nghệ thuật đương đại.
Từ ngày 20-12, triển lãm Tỏa 3 của Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ trở lại cùng khán giả với một diện mạo đầy mới mẻ. Tiếp nối ý tưởng nguyên bản của “Tỏa” – Tỏa 3 quy tụ 50 tác phẩm đương đại mới xuất sắc ghi dấu những thử nghiệm nghệ thuật mới đầy táo bạo của các nghệ sỹ.
Liên hoan nghệ thuật Krossing Over lần 3 sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 11-4 tại TP Hồ Chí Minh. Đây là dịp để các nghệ sĩ trong nước và quốc tế giao lưu nghệ thuật múa đương đại.
Từng giới thiệu nhiều tác phẩm điêu khắc đương đại của nghệ sĩ Việt ở nước ngoài, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho hay giới điêu khắc quốc tế đánh giá rất cao và nhận định các tác phẩm ấy hoàn toàn tương xứng với sự phát triển chung của nghệ thuật đương đại thế giới. Thế nhưng, ngay trong nước, điêu khắc đương đại vẫn chật vật tìm đất sống.
Trong cuốn sách "Bảy ngày trong thế giới nghệ thuật", tác giả Sarah Thornton nêu lên 7 hạng mục mà một thế giới nghệ thuật đương đại phải đạt được gồm: Trường dạy mỹ thuật, hội chợ nghệ thuật, nhà đấu giá, xưởng của nghệ sĩ, triển lãm bom tấn, tạp chí chuyên sâu và bộ sưu tập lớn.
Bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống muốn đạt đến thành công đều đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp càng cao, càng sâu thì thành công càng lớn. Văn học nghệ thuật là một lĩnh vực yêu cầu sự chuyên nghiệp (hay tính chuyên nghiệp) rất khắt khe trong quá trình vươn tới hoàn chỉnh, hoàn thiện những tác phẩm ở đỉnh cao nhất định.
Nằm trong khuôn khổ dự án phát triển nghệ thuật đương đại của PI Auction House, đưa nghệ thuật đương đại đến gần hơn với công chúng, dự án bản quyền tác phẩm (banquyentacpham.vn) đang được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết vấn nạn tranh giả, tranh thật của các họa sĩ, đặc biệt là họa sĩ đương đại.
Triển lãm “Tỏa 2” của Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) đã đưa khán giả đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trước các tác phẩm của 10 nghệ sĩ trẻ, một làn gió mới mà VCCA mang đến cho cộng đồng nghệ thuật Việt Nam.
Nhân triển lãm tranh "Bút lực"- trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm Nguyễn Sĩ Dũng (do họa sĩ Lê Thiết Cương giám tuyển), ngày 20-4 tới đây, tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom, họa sĩ Phạm Lực- tác giả của hàng vạn bức tranh đủ kích cỡ, chất liệu đã có những chia sẻ xung quanh việc sáng tác của mình.
Sau khi Vin Group tham gia vào phát triển nghệ thuật bằng việc khánh thành Trung tâm nghệ thuật đương đại ở Hà Nội, với triển lãm "Ghép" được giám tuyển kỹ lưỡng, kết hợp giữa tên tuổi lớn - họa sĩ Lưu Công Nhân - với những nghệ sỹ Graffiti đương đại, "chúa đảo" Tuần Châu Đào Hồng Tuyển là doanh nhân thứ hai dấn thân vào mảng thị trường nghệ thuật đầy khó khăn này...
Nhà thơ, nhà phê bình, Nhà giáo Ưu tú Hà Quảng vừa gửi tặng tôi tập “Đến với thơ đương đại” . Đây là tập lý luận phê bình viết khá công phu, tâm huyết của một nhà giáo đã gắn bó với văn chương mấy chục năm qua.
“Ranh giới vô định” (Undefined Boundaries), là tên cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại Việt Nam-Hàn Quốc, nơi mà nghệ sĩ hai nước thể hiện sự khám phá và những quan điểm đa sắc đa chiều của mình.
Đây là ấn phẩm giới thiệu 56 nghệ sĩ đương đại, trong số đó có 19 nghệ sĩ trưng bày tác phẩm của mình tại triển lãm khai mạc diễn ra ngày 14-11 tại Casa Italia, Hà Nội.
Công bằng nhìn nhận, không riêng gì Việt Nam, ở các nước khác cũng vậy, mặt bằng dân số có ý thức sưu tầm nghệ thuật luôn là số ít, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn thẳng vào vấn đề, những đại gia như bạn vừa ví dụ, họ sẽ nghĩ gì khi thấy đồng nghiệp của họ cũng đầu tắt mặt tối mà không giàu? Trong khi thiển ý họ (có thể) làm giàu không khó nếu chịu đầu tư mạo hiểm vào thứ họ nắm rõ mười mươi...