#văn hóa dân tộc

Múa đương đại: Trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc
13:47 24/10/2024

Tại hội thảo khoa học bàn về “Xu hướng quay về yếu tố gốc trong nghệ thuật chuyển động đương đại” tổ chức ở Kon Tum trong khuôn khổ Tuần lễ Múa 2024, nhiều diễn giả đã đặt ra vấn đề quay trở về truyền thống, lấy chất liệu truyền thống cho những tác phẩm múa đương đại. Nhưng, truyền thống sẽ được sử dụng thế nào để không làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của nó mà vẫn kết nối được với đời sống hôm nay?

TS. Phạm Việt Long, văn nhân nặng lòng với văn hóa dân tộc
14:07 30/08/2024

Tôi đến tư gia thăm nhà văn, TS. Phạm Việt Long sau ngày cơ quan cũ của ông tổ chức ra mắt “Tín ngưỡng thờ mẫu từ góc nhìn văn hóa”, NXB Dân Trí năm 2024. Ông tặng tôi tập sách, hay nói đúng tầm là công trình nghiên cứu này. Sách dày đến gần 600 trang, bìa cứng, trang trọng.

BHXH Lai Châu truyền thông chính sách linh hoạt với từng vùng, miền, văn hóa dân tộc
18:48 26/06/2024

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cùng sự nỗ lực, quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ được giao của BHXH tỉnh Lai Châu, qua đó đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân về vai trò, trách nhiệm cũng như mục đích, ý nghĩa của việc tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), góp phần tạo niềm tin trong toàn xã hội về chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Có được kết quả đó, BHXH tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền xuống địa bàn cơ sở, biên giới, phù hợp với từng vùng miền và văn hóa đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn.

Nghệ thuật truyền thống là vốn quý của văn hóa dân tộc
13:53 19/06/2024

Kịch hát dân tộc như tuồng, chèo, cải lương, quan họ, hát bội, hát ví dặm, đờn ca tài tử... đều là tinh hoa của văn hóa truyền thống, được cha ông ta sáng tạo, bồi đắp và được truyền nối theo dòng chảy lịch sử của dân tộc, đã ghi những dấu ấn đậm nét trong đời sống tinh thần và thẩm mỹ của các thế hệ người Việt.

Nhà văn Ngô Thảo: Giữ gìn và nâng tầm văn hóa dân tộc trong tiến trình phát triển
17:54 10/01/2024

Nhà văn, nhà phê bình Ngô Thảo là người dành cả cuộc đời nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật. Ở tuổi ngoài 80, ông vừa cho ra mắt 4 cuốn sách: "Bốn nhà văn nhà số 4", "Nghiêng trong bóng chiều", "Lặng lẽ những đời văn", "Văn hóa trong phát triển". 3 cuốn trong số ấy đoạt các giải thưởng lớn. Ông dành cho phóng viên Chuyên đề ANTG Giữa tháng - Cuối tháng cuộc trò chuyện vào những ngày đầu năm mới, bắt đầu từ cuốn sách "Văn hóa trong phát triển".

Để di sản thực sự “sống”
08:31 10/12/2023

“Để bảo vệ di sản sống, trước hết phải coi cộng đồng, chủ thể nắm giữ di sản là trung tâm. Bảo vệ di sản sống, bảo vệ con người nắm giữ di sản là điều quan trọng để xây dựng xã hội toàn diện, khả năng phục hồi và bền vững cho tương lai...”. Đó là chủ đề xuyên suốt cuộc hội thảo “Di sản Văn hóa sống và phát triển bền vững” diễn ra tại Hà Nội.

Giúp học sinh thoát “thế giới ảo” bằng văn hóa dân tộc
08:25 06/10/2023

Công nghệ thông tin bùng nổ, học sinh bị lôi cuốn vào thế giới ảo với các trò chơi điện tử, trong đó có những trò chơi bạo lực gây ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần, do đó, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học có một ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Tôn vinh các nghệ nhân tích cực bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
15:25 18/11/2022

Tôn vinh, biểu dương các nghệ nhân, già làng, trưởng bản tích cực giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, chiều 18/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với các Ban, Bộ ngành Trung ương và địa phương tổ chức tổ chức hội nghị gặp mặt những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc năm 2022.

Khi thời trang kết hợp cùng di sản
08:35 03/11/2022

Không chỉ với mục đích ra mắt các bộ sưu tập (BST) mới đến với công chúng, giờ đây kết hợp giữa trình diễn thời trang với việc giới thiệu, tôn vinh di sản thiên nhiên - văn hóa dân tộc đang là xu hướng của nhiều show thời trang lớn. Cách làm độc đáo, hiệu quả này góp phần quảng bá du lịch cũng như nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc tới du khách trong và ngoài nước.

Độc đáo nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm
15:40 30/09/2022

Trống đôi, cồng ba, chiêng năm là bộ nhạc cụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, nhất là trong những sinh hoạt văn hóa và lễ hội của đồng bào các dân tộc Chăm H'roi, Bahnar ở huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên). Sự hòa quyện của ba loại nhạc cụ này trong âm điệu, tiết tấu và ngôn ngữ hình thể của người diễn tấu đã tạo nên một nghệ thuật trình diễn hết sức độc đáo.

“Y Moan” của núi rừng Ba Tơ
09:05 12/04/2022

Mái tóc dài bồng bềnh lãng tử, đôi mắt nâu sáng rực như vì sao đêm, chàng trai H’rê khoác lên mình mảnh thổ cẩm làng và cứ thế đeo gùi văn hóa của dân tộc mình đến hun hút những tháng ngày.

Những người thắp lửa Then
16:00 07/04/2022

Ở nhiều tỉnh như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn... công việc bảo tồn hát Then được người dân và chính quyền quan tâm. Đặc biệt, những nghệ nhân yêu văn hóa dân tộc vẫn truyền dạy cho thế hệ trẻ, để họ thêm yêu Then và có thể biểu diễn được Then.

Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch bền vững
09:11 01/02/2021
Chính quyền và người dân thành phố Đà Nẵng luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các di sản, không gian diễn xướng bài chòi, nghệ thuật tuồng, tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương, xây dựng, tổ chức thực hiện các sản phẩm văn hóa, lễ hội riêng cho thành phố.
GS.TS Ngô Đức Thịnh: Người truyền cảm hứng và lòng yêu văn hóa dân tộc
10:58 12/06/2020
Mấy hôm nay nhiều tờ báo đã đưa tin về Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh - một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp lớn lao trên lĩnh vực văn hóa học, dân tộc học, văn hóa dân gian, một nhà giáo chuẩn mực được nhiều thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh yêu quý, về cõi vĩnh hằng vào ngày 6/6/2020.
Phục dựng lễ hội để bảo tồn văn hóa dân tộc
08:19 29/02/2020
Mỗi dân tộc trong 54 dân tộc ở Việt Nam đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Bảo tồn lễ hội dân gian của các dân tộc là một giải pháp tốt nhất để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc. Đó cũng là lý do mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định phục dựng 7 lễ hội của các dân tộc trong năm 2020.
Tuồng cổ về đâu?
20:30 17/09/2019
Hình như sự hào hùng, bi ai, tráng lệ của các vở Tuồng hay nói đúng hơn của nghệ thuật Tuồng đã trở nên não nề, buồn thảm, “lấy đi quá nhiều sức" của cả người diễn lẫn người xem trong thời buổi 4.0, khi mà con người ta dành thời gian để buồn hay vui cùng những cái “like”, những khuôn mặt khóc - cười trong dòng comment (bình luận) trên Facebook.
 1.000 nghệ sĩ, nghệ nhân dự ngày hội các dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt – Lào
11:44 14/05/2019

1.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào các dân tộc 5 tỉnh (Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) và 4 đoàn nghệ thuật quần chúng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Át Ta Pư, Sê Kông, Sa Va Na Khẹt, Sa La Van) sẽ cùng dự ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên năm 2019.