Nhà thơ Hoàng Cầm tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1922, quê Thuận Thành, Bắc Ninh, tham gia Việt Minh từ năm 1944, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Ông mất năm 2010 tại Hà Nội.
Nhà thơ Hoàng Cầm tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1922, quê Thuận Thành, Bắc Ninh, tham gia Việt Minh từ năm 1944, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Ông mất năm 2010 tại Hà Nội.
Trong số 136 bài thơ của tôi được trang Thivien.net đưa lên, thì bài thơ tình "Mùa thu không trở lại" được nhiều người đọc nhất và nhiều người thích nhất. Ngay từ khi bài thơ này được công bố trên báo chí cách đây gần ba chục năm, nó đã nằm trong sổ tay của không ít các bạn trẻ yêu thơ.
Trong chùm thơ 7 bài của Như Bình đăng trên “Viết và Đọc” chuyên đề mùa Hạ có 4 bài về tình yêu đôi lứa, 3 bài về chủ đề khác. Trong 4 bài về chủ đề tình yêu ấy “Ảo giác” ; “Trầm cảm 1” ; “Con thú”; “Viết về cái chết” thì bài thơ “Ảo giác” có sức mạnh ám gợi lạ lùng.
Tôi đã đọc mấy tập thơ của Nghiêm Huyền Vũ. Anh viết về khá nhiều đề tài, chứng tỏ sự lịch lãm và một vốn sống ngồn ngộn, tươi ròng. Mảng thơ tình đậm đặc hơn. Nhìn chung, thơ Nghiêm Huyền Vũ hiền hoà, hay ở bài, chứ không có nhiều lấp lánh ở câu ở chữ. Nó như một tiếng hát ngọt ngào, một dòng suối êm đềm, tình thơ sáng đẹp và thuần khiết...
Chế Lan Viên (1920 - 1989) là nhà thơ không làm nhiều thơ tình so với các nhà thơ khác. “Tình ca ban mai” là trường hợp hiếm hoi. Ông làm ít thơ tình, nhưng hay, gây được ấn tượng đặc biệt cho người đọc. Bài này có thể nói là một bài thơ tình đặc sắc, chẳng phải chỉ so với các bài khác của ông mà so với thơ tình trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
Nếu ví bài thơ "Một chiều ngược gió" như một cô gái thì không hẳn là có nhan sắc lộng lẫy, càng không đến mức "chim sa, cá lặn". Nhưng không hiểu sao, mới chỉ tiếp xúc một lần, chưa giao tiếp nhiều, càng không thể tâm sự điều gì mà tôi có cảm giác đã rất thân quen, rất ấn tượng, khiến tôi nhớ mãi, luôn mong gặp lại.
Lâu nay cái tên Ánh Tuyết, một nhà thơ nữ ở quê lúa Thái Bình đã trở nên quen thuộc với độc giả bởi những bài thơ tình dào dạt, mê đắm và không kém phần dữ dội. Chỉ đọc tên một số tập thơ đã thấy chất nữ tính nổi trội, dám nói thẳng băng về những điều khó nói lâu nay: "Còn đang đàn bà"; "Đá nổi mây chìm"; "Bão tạt ngang"; "Có thể là yêu".