Nhiều nghiên cứu đã nói về màu sắc Phật giáo trong ca từ “Cát bụi” của Trịnh Công Sơn: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ để một mai vươn hình hài lớn dậy/ Ôi, cát bụi tuyệt vời/ mặt trời soi một kiếp rong chơi/ Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ để một mai tôi về làm cát bụi/ Ôi, cát bụi mệt nhoài/ tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…”.
Lạc Sơn là huyện vùng sâu của tỉnh Hòa Bình, kinh tế, xã hội kém phát triển, cuộc sống người dân bản Mường này gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cái nghèo, cái đói đeo bám năm này qua năm khác. Người dân Lạc Sơn phải đối mặt với nỗi lo khác còn lớn hơn, phát sinh vấn đề xã hội phức tạp, đó là số lượng người tâm thần có chiều hướng gia tăng. Làm sao để quản lý người tâm thần là câu chuyện nhức nhối và thách thức không nhỏ đối với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đây.
Chỉ chưa đầy 1.000đ/kg muối, người làm muối ở Bình Định đang đối mặt với thua lỗ. Trên đồng muối trắng, những giọt mồ hôi của diêm dân hòa lẫn những giọt nước mắt nghẹn ngào nhỏ xuống đồng nước. Nước nào cũng đắng chát.
Trưa bỏng rát trên đồi cát, mấy phụ nữ túm tụm nhau ngồi trong bóng cây. Dẫu có râm một chút nhưng cái nắng của miền hoang mạc trên đồi cát bay Mũi Né vẫn cứ rào rạt như nung. Nắng nung gió, nung cháy da thịt người. Thế nhưng, những người phụ nữ và cả đám trẻ con mắt cứ mở to hướng về con đường, nơi nguồn sống của họ “xuất hiện”...
Theo đuổi mảng đời thường, Trần Thế Phong mải miết đi tìm vẻ đẹp của những phận người trong tất tả xuôi ngược mưu sinh. Nét đẹp hồn hậu, nhân văn của con người Việt Nam không chỉ được anh lưu lại cho chính dân tộc mình mà còn mang nó lan tỏa khắp năm châu.
Việc 39 thi thể được phát hiện trong thùng container đông lạnh tại Essex, Đông Bắc London (Vương quốc Anh) đang khiến nhiều người bàng hoàng. Từ vụ việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng nhập cư trái phép với tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm đến tính mạng, chưa kể cuộc sống đầy bất an do không giấy tờ và cư trú bất hợp pháp. Đây cũng là thực trạng của đa số lao động "chui".
Hơn hai thập kỷ, nhiều vùng ven ở TP HCM đã “thay da đổi thịt”, khoác trên mình tấm áo đô thị hóa hào nhoáng, còn bán đảo Thanh Đa thì vẫn bất biến. Người dân chờ thực hiện quy hoạch, hình dung và ao ước về một khu đô thị văn hóa du lịch hiện đại, nhưng đến nay họ vẫn phải tiếp tục chờ.
"Dẫu tận cùng đau đớn, vẫn phải cần có nhau" - Câu châm ngôn được những thân phận có tâm hồn luôn căng tràn khát vọng nhưng lại mang trên mình căn bệnh phong quái ác ở Làng phong Quy Hòa (Quy Nhơn, Bình Định) tự đúc rút ra và thủ thỉ vào tai nhau mỗi khi bình minh ló rạng.
Ngày 20-5, khoảng 1.500 trên tổng số 2.000 tấn cá của các hộ dân nuôi cá trên sông La Ngà, đoạn chảy qua huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, chỉ sau một đêm đã chết nổi trắng bè. Hàng chục hộ dân lâm vào cảnh “cá chết, người trắng tay”. Nguyên nhân đã được cơ quan chức năng bước đầu xác định: do nước thiếu oxy vì biến động môi trường.
Không theo lối viết phủ định quá khứ, không ngôn tình, không dàn dựng cảnh bạo liệt cướp giết, 9 truyện ngắn trong tập “Thương trên bến đợi” của Bảo Thương lại dễ neo vào người đọc bởi giọng văn nhỏ nhẹ, da diết.
Cho đến tận bây giờ những người làng thôn Nhì Giáp, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản (Nam Định) vẫn không thể lý giải được vì sao chàng thanh niên Phạm Việt Liêm, SN 1956, đang từ một người thông minh, từng đỗ đầu tỉnh Nam Định trong kỳ thi đại học, sau đó lại được cử sang Nga du học, vậy mà sau 3 năm miệt mài đèn sách nơi xứ người, sắp đến ngày "vinh quy bái tổ" thì buộc phải trở về quê hương vì mang trong mình căn bệnh "nửa dại, nửa khôn".
Phía sau những tấm huy chương vàng lấp lánh của không ít vận động viên Việt Nam ở kỳ SEA Games 29 này là những câu chuyện, những mảnh đời đẫm nước mắt. Có gần gũi với các vận động viên (VĐV) mới hiểu, để có được một phút vinh quang đứng trên bục vàng, họ đã phải đánh đổi, phải hy sinh, phải mất mát rất nhiều trong cuộc sống.
Cảm giác Đỗ Bích Thúy viết văn là đi ngược về tuổi thơ, về tuổi trẻ, của chính mình. Ở xứ cao nguyên đá khắc nghiệt con người phải gồng mình để thích ứng ấy, hoa tam giác mạch vẫn nở đẹp đến nao lòng, và lòng người cuộn lên, và trang văn như được chiết ra từ đấy, từ đá của trời và từ hoa của đất...
Thoạt tiên, tôi định đặt tên cho bài viết về Nam Cao là "Nhà văn của nước mắt và bi kịch". Nhưng lại thấy văn Nam Cao không chỉ có nước mắt và bi kịch. Văn ông còn có cả hài kịch, có niềm lạc quan hướng tới điều tốt đẹp, tươi sáng... Nhưng cái lối văn hiện thực và lạ lùng ấy cho ta thấy có gì thăm thẳm trong văn chương về những phận người...
Cái tên Đức Ban quen thuộc trong làng văn Việt Nam dù ông là một người viết lặng lẽ ở tỉnh. Văn Chương của Đức Ban nặng chữ, nặng đời, nặng tình, giàu tính triết lý và đầy ám ảnh. Một hành trình dài của đời văn, đời người, Đức Ban chưa bao giờ ngơi nghỉ trên cánh đồng chữ.
Báo chí có trách nhiệm đưa tin và quyền được thông tin là quyền của độc giả. Nhưng, đằng sau mỗi bài báo là thân phận của một, thậm chí của nhiều con người, nhiều gia đình, dòng tộc. Bởi vậy mà cùng với trách nhiệm phải thỏa mãn quyền thông tin của độc giả, nhà báo còn phải có trách nhiệm với số phận của những con người khi mà họ trở thành nhân vật của mình.