Từng là Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng rồi hiện nay là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam ở tỉnh Lâm Đồng nhưng trước đó, từ năm 1981, ông đã đi làm báo. Và cho đến giờ, khi đã nghỉ hưu, vẫn say sưa viết báo, làm thơ.
Từng là Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng rồi hiện nay là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam ở tỉnh Lâm Đồng nhưng trước đó, từ năm 1981, ông đã đi làm báo. Và cho đến giờ, khi đã nghỉ hưu, vẫn say sưa viết báo, làm thơ.
Trần Thắng được đào tạo cơ bản về hội họa nhưng cũng làm thơ từ rất sớm. Làm không ít thơ nhưng anh rất lặng lẽ, ít công bố, mới chỉ có một tập in chung cùng Phạm Nguyễn Toan cách đây đã 18 năm. Thế nên cho đến những ngày đầu tháng 8 này, anh em bè bạn văn nghệ đều vui mừng chia sẻ cùng anh khi “Dốc im lặng” - tập thơ in riêng đầu tiên của Trần Thắng chính thức ra mắt bạn đọc, do NXB Hội Nhà văn cấp phép và ấn hành.
Trung tướng Hữu Ước viết kịch, viết truyện ngắn, vẽ tranh, sáng tác nhạc, làm phim, viết tiểu thuyết và làm thơ. Đã có nhiều bài viết về các lĩnh vực này, tôi có xem một số bài đăng trên báo viết về nhà văn Hữu Ước. Tôi chưa xem kịch, chưa xem truyện nhưng đã nghe ca khúc Hữu Ước sáng tác, đọc tiểu thuyết và xem tranh Hữu Ước vẽ, đọc thơ Hữu Ước tặng tôi. Tôi thích thơ và tranh của Hữu Ước và trong bài viết này tôi chỉ nói về thơ và con người thơ của Hữu Ước...
K khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cả lớp chỉ có chừng 40 sinh viên. Đây là khóa thi vào cực khó và là sự khó khăn cuối cùng bởi ngay khóa sau, các trường tuyển sinh ồ ạt. Lớp tôi có đến gần một nửa là cán bộ đi học. Có một bạn tôi không thể đoán được là cán bộ hay học sinh phổ thông vì nếu là cán bộ thì trẻ hơn so với các cán bộ khác, còn nếu là học sinh phổ thông thì lại quá già. Bạn có tên Trần Mạnh Thường chưa một ngày làm cán bộ.
Có thể, trong giới viết văn, làm thơ, làm báo hôm nay có nhiều người không biết Nguyễn Trọng Định, vì đơn giản anh đã ra đi quá sớm, khi tuổi đời mới vừa hai mươi sáu, trên chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng hồi Mậu Thân. Nhưng những ai đã biết anh, thì rất khó quên được anh.
Trong thứ thơ trữ tình hướng nội, tức là loại thơ chủ yếu đào sâu vào thế giới tâm hồn của cái tôi trữ tình của tác giả, như trong nền Thơ Mới trước 1945, tất cả khái niệm thời gian và không gian đều rất trừu tượng, chung chung. Ta sẽ rất khó tìm ra một địa danh nào cụ thể trong thơ Xuân Diệu và Huy Cận vào thời kỳ ấy chẳng hạn.