#âm nhạc dân tộc

Hình tượng rồng trong âm nhạc dân tộc
13:25 11/02/2024

Theo quan niệm truyền thống dân tộc ta, rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh gồm: long, ly, quy, phượng. Rồng cũng là biểu tượng cho sự cao sang, quyền lực tối cao. Đối với âm nhạc, rồng được khai thác nhiều nhưng hiện hữu theo cách riêng. Nhân ngày đầu xuân, cùng mạn bàn đôi chút về rồng trong âm nhạc dân tộc cổ truyền.

Quỹ học bổng Trần Văn Khê: Tiếp lửa tình yêu âm nhạc dân tộc
10:38 03/08/2023

Tám năm sau ngày GS.TS Trần Văn Khê từ giã cõi trần, một trong những di nguyện lớn nhất của ông mới trở thành hiện thực: trao giải thưởng và học bổng cho những cá nhân hết lòng phụng hiến âm nhạc dân tộc. Từ đây, những người gắn bó với văn hóa truyền thống có thêm một nguồn động viên, tiếp lửa trên hành trình gìn giữ vốn xưa.

100 nghệ sĩ – nhà giáo đưa âm nhạc cổ điển, âm nhạc dân tộc vào trường học
13:41 18/03/2023

“Solla Music – Hoà nhạc sân trường” - chuỗi festival âm nhạc được tổ chức tại các sân trường PTTH và THCS trên toàn quốc với sự hỗ trợ về chuyên môn và tham gia biểu diễn của hơn 100 nghệ sĩ/nhà giáo trong lĩnh vực âm nhạc sẽ chính thức mở màn vào ngày 25/3 tại trường PTTH Chu Văn An, Hà Nội.

Vĩnh biệt vị sứ giả của âm nhạc dân tộc
13:32 07/01/2022

GS.TS Trần Quang Hải ra đi trong một đêm đông như tên bài hát bất hủ mà người vợ nổi tiếng của mình - danh ca Bạch Yến - từng thể hiện. Đêm lạnh giá, tuyết rơi trắng trời Paris nhưng ông ra đi nhẹ nhàng trong cơn ngủ, trong vòng tay ấm áp của hiền thê. Hơn 40 năm bên nhau, họ đã bôn ba khắp năm châu để giới thiệu âm nhạc cổ truyền.

NSƯT Ngọc Anh: Cháy mãi tình yêu với âm nhạc dân tộc
14:08 31/12/2020
Giới nhạc công vẫn thường truyền tai nhau: “Đã nói đến sáo thì phải nói đến Đình Thìn, nói đến kèn thì phải nói đến Ngọc Khánh” và cũng giống như Đinh Thìn, Ngọc Khánh cũng đã tìm được truyền nhân, đó chính là người con trai thân yêu của mình. Nối tiếp NSƯT Đinh Thìn là NSƯT Đinh Linh, nối tiếp NSƯT Ngọc Khánh là NSƯT Ngọc Anh.
Châu về hợp phố
17:28 09/02/2020
Có một bài hát mỗi khi vang lên, ai nghe cũng thấy xốn xang, yêu làng quê Việt Nam tha thiết, nhất là những người sống xa Tổ quốc. Bài hát hay về nông thôn Việt Nam không ít. Nhưng bài này thì lại nói riêng về ngày mùa, về vụ gặt ở những làng quê: “Trời xanh xanh bao la. Mây trắng trắng trắng xóa. Tia nắng đang bừng chiếu trên đồng lúa vàng…”.
Nỗ lực khơi nguồn âm nhạc dân tộc
08:10 20/12/2019
Vừa qua, sự ra mắt của CD Xẩm Vol.1 "Trách ông Nguyệt Lão" của nghệ sĩ Nguyễn Quang Long đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Trước đó, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa cũng ra mắt Album "Xẩm - Mai Tuyết Hoa vol 1" đánh dấu chặng đường 20 năm theo đuổi nghệ thuật hát Xẩm của mình...
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Chuyện tình “Hương Giang dạ khúc”
08:41 14/09/2019
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là người viết hùng ca nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Tác phẩm của ông thúc giục bao thế hệ hành động mạnh mẽ và quyết liệt với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. 30 năm sau khi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước qua đời, công chúng vẫn còn thắc mắc: Người chuyên viết hùng ca ấy có lúc nào viết... tình ca không?
Nghệ sỹ Ngô Hồng Quang giới thiệu album “Nam nhi” trên nền ngũ tấu và beat-boxing
10:27 10/01/2018

Nghệ sỹ âm nhạc dân tộc Ngô Hồng Quang sẽ kết hợp ngũ tấu cùng beatboxer Trung Bảo để giới thiệu một số bài hát trong album mới nhất có tên “Nam nhi” vào tối ngày 11-1 tại  The Factory (15 Nguyễn Ư Dĩ, Thảo Điền, Q. 2) và tối ngày 12-1 tại The Myst Đồng Khởi (Số 6-8 Hồ Huấn Nghiệp, Q. 1), TP.Hồ Chí Minh.

Lớn lên trong điệu đàn đất nước
08:44 19/12/2017
Yêu âm nhạc dân tộc từ thuở nằm nôi, thấm qua câu hát ầu ơ của mẹ, giấc mơ thành người của các em gắn với câu ca, tiếng đàn cha ông. Tình yêu đó lớn dần và trở thành máu thịt. Để rồi chính các em trở thành những sứ giả tuyệt vời đưa báu vật muôn đời ấy đến mọi người...
Nghệ nhân đờn ca tài tử tiêu biểu đất Bình Dương
08:12 14/03/2017
Đờn ca tài tử không chỉ là tài sản chung của 21 tỉnh, thành khu vực phía Nam, mà còn được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc(gọi tắt là UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thành quả tốt đẹp này là do công lao đóng góp của nhiều thế hệ nghệ nhân, trong đó có nhiều khuôn mặt xuất sắc của đất Bình Dương.
“Nốt lặng” trong dòng chảy âm nhạc hiện đại
09:47 31/08/2016
Những năm gần đây, sự lên ngôi của dòng nhạc thị trường đang có chiều hướng gia tăng. Loại hình âm nhạc dân tộc gặp nhiều khó khăn, nghệ nhân gồng mình chống đỡ sự xâm nhập của âm nhạc thị trường.
Đưa âm nhạc dân tộc vào trường học
08:34 05/04/2016
Đưa môn học âm nhạc dân tộc vào dạy trong các trường phổ thông là cách làm đúng, nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tâm hồn. Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã xây dựng đề án “Giáo dục âm nhạc dân tộc trong trường học” từ tiểu học đến trung học phổ thông. Đây là tin vui cho các trường khi triển khai giảng dạy âm nhạc cho học sinh.
Phải tự lấp những khoảng trống trong tâm hồn mình
06:05 26/02/2016
Tôi gặp anh lần đầu tiên khi vô tình ngồi cùng anh ở hội đồng bình luận trong chương trình “Giai điệu tự hào” của VTV, và ngay từ lần đầu tiên ấy tôi đã đoán chắc rằng cái gã này ngang tàng, góc cạnh lắm đây! Sau này, đọc anh, nghe anh nhiều hơn, tôi hiểu thêm rằng, đấy là một  sự ngang tàng, góc cạnh đầy thú vị. 
Một lần với Giáo sư Trần Văn Khê
17:25 01/07/2015
Vào lúc 2h55 ngày 24/6, Giáo sư Trần Văn Khê đã qua đời tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định hưởng thọ 94 tuổi. Theo di nguyện của Giáo sư (GS), tang lễ của ông sẽ được tổ chức tại nhà số 32 - Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, TP HCM. Trong hành trình làm báo của mình, năm 2010, chúng tôi may mắn được gặp và làm việc với GS Trần Văn Khê, người mà theo thiển ý của chúng tôi là “báu vật” của nền âm nhạc dân tộc bởi kiến thức uyên bác, tình yêu và sự cống hiến dành cho âm nhạc dân tộc của ông khiến mọi người ngưỡng mộ, kính trọng.
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời
11:17 24/06/2015
Theo thông tin từ gia đình, GS.TS Trần Văn Khê, cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, đã từ trần vào lúc 2h55 ngày 24/6 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, thọ 94 tuổi.