Kỷ niệm 10 năm nhà văn Anh Đức đi xa, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Nhà văn Anh Đức - Cuộc đời và sự nghiệp” vào ngày 18/12, nhằm tưởng nhớ một tác giả Nam bộ đặc sắc được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
Kỷ niệm 10 năm nhà văn Anh Đức đi xa, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Nhà văn Anh Đức - Cuộc đời và sự nghiệp” vào ngày 18/12, nhằm tưởng nhớ một tác giả Nam bộ đặc sắc được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
Tôi gặp nhà văn Trần Đức Tĩnh lần đầu vào năm 2011, lần đó chúng tôi cùng đến dự buổi ra mắt sách của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ở Nhà văn hóa Thanh niên Hà Nội bên hồ Thiền Quang. Hồi đó Trần Đức Tĩnh mới tốt nghiệp Lớp viết văn của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội.
Bén duyên văn chương khá sớm nhưng do đẩy đưa củ a số phận nên gần 10 năm Trang Thụy phải gác lại giấc mộng chữ nghĩa để bươn chải, vật lộn với cuộc sống. Dăm năm trở lại đây, Trang Thụy đều đặn xuất hiện trên các diễn đàn văn học mạng cũng như nhiều ấn phẩm văn chương uy tín và đã gặt hái được một số thành công.
Sau gần bốn tháng phát động, cuộc thi viết mang tên “Câu chuyện của những dòng sông” thu hút sự tham gia của hàng trăm cây bút trên khắp mọi miền đất nước với 472 bài viết chất lượng. Kết quả, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 12 giải Ấn tượng. Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, giải Nhất trị giá 50 triệu đồng đã thuộc về nhà văn Tống Phước Bảo với tác phẩm “Lòng Tàu: Nơi con sông ở lại”.
Nhà văn Trần Chiến, sinh năm 1951 quê Vụ Bản, Nam Định, con trai của nhà cách mạng nổi tiếng Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện Sử học đầu tiên của Việt Nam. Anh là người con duy nhất trong gia đình theo nghiệp văn chương của cha ông.
Nhắc đến Vũ Thị Huyền Trang, văn đàn nghĩ ngay đến cô gái Phú Thọ đầy nội lực trong văn chương. Có thể nói hành trình viết của cây bút sinh năm 1987 này đầy sự bền bỉ và dấn thân mạnh mẽ. Tác phẩm của Vũ Thị Huyền Trang "phủ sóng" hầu hết các báo, tạp chí trên khắp cả nước. Có một dạo cánh văn trẻ còn “kháo” nhau, nếu tìm ra được một cây bút chuyên sống bằng nhuận bút thì chỉ mỗi Vũ Thị Huyền Trang.
Nhà văn Nguyễn Bảo là một trong những người người lấy tôi về Văn nghệ quân đội, cũng là người theo sát các sáng tác của tôi tới hôm nay. Thỉnh thoảng ông vẫn gọi điện thoại hỏi việc này việc khác. Nhất là trong các đám hiếu, nhà văn Nguyễn Bảo luôn hết sức tận tình và gương mẫu để chúng tôi nhìn vào học tập.
Gặp nữ sĩ Đặng Lưu San một ngày Hà Nội chớm giao mùa. Phố Đinh Lễ, những trận mưa lá sấu rải thảm vàng dọc phố. Chị vừa có 3 tháng du ngoạn châu Âu, đầy năng lượng, mãnh liệt, ào ạt, hào hứng chia sẻ cùng tôi về cuộc triển lãm “Nối” sắp tới của chị diễn ra ở Nhà triển lãm Mỹ thuật Ngô Quyền vào giữa mùa thu tháng 9/2024. Chị đã có cuộc trò chuyện thú vị với Văn nghệ công an.
Nhà văn Nguyễn Trí Huân - một cuộc đời, một sự nghiệp, một văn nghiệp, một con người... có bao điều đáng nói. Tròn mười năm lăn lộn chiến trường, lại chủ yếu chiến trường Khu 5 khốc liệt, con người luôn đối mặt với lẽ tử sinh.
Chuyên mục báo chí có thể là một nội dung như: thời sự, thời trang, tài chính… hoặc một thể loại như: phóng sự, bình luận, chuyên luận… Chuyên mục báo chí cũng có thể khu biệt hẹp như một tiểu phẩm, một tiếng nói, chỉ lấy một hiện tượng, sự việc nào đó mà dẫn giải, khái quát, hoặc bình luận, phản biện, hay phê phán, biểu dương. Chuyên mục hẹp "tiếng nói", "tiểu phẩm" thường là đa dạng, phong phú, sinh động.
Trại sáng tác "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" tổ chức tại TP Vũng Tàu có 32 nhà văn tham dự, nhưng có đến 34 tác phẩm được hình thành, triển khai, hoàn thiện. Chưa nói tới chất lượng tác phẩm, nhưng nhìn vào kết quả số lượng cũng đủ thấy sự háo hức, tưng bừng khí thế sáng tác...
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 tại xã Mỹ Lương, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông là tác giả của khoảng 100 tác phẩm đủ loại: tiểu thuyết, tiểu luận, kịch bản phim, bút ký, truyện ngắn.
Một buổi sáng đẹp trời, tôi đến xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, Thái Bình để thăm nhà văn Trần Văn Thước. Tôi cứ tưởng một nhà văn nổi tiếng chuyên viết về nông dân, nông thôn như ông sẽ sống trong ngôi nhà thoáng mát, có vườn cây, ao cá. Nhưng không, nhà văn Trần Văn Thước sống trong ngôi nhà nằm ngay sát đường làng, phía sau chỉ có một khoảng sân nho nhỏ.
Với 25 đầu sách đã in, “nhà văn trẻ tóc bạc” Nguyễn Bắc Sơn được ghi nhận là một trong những cây bút văn xuôi sung sức với hàng loạt "cỗ trọng pháo văn chương" tiểu thuyết. Tác phẩm của ông thiên về chính luận, mổ xẻ cơ chế điều hành xã hội và hệ thống nhân vật điều hành cơ chế ấy.
Xuất thân là sinh viên ngành Triết học, nên sau này trong những trang viết của mình, Lại Văn Long có được ưu thế của sự suy tư, nghiền ngẫm đời sống trong những mặt đối lập, trong những xung đột, trong các quy luật để thấu thị từ những hiện tượng nhỏ nhất đến bản chất của xã hội và con người thời hiện đại.
Nhà văn Nguyễn Bình Phương (SN 1965, quê Thái Nguyên) là một người văn “Đi chắc cả hai chân” tiểu thuyết và thơ trên con đường văn chương khi ở cả hai lĩnh này anh đều có thành tựu.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến khẳng định, nếu nhìn sâu vào bên trong lõi của văn hóa, những thay đổi, biến đổi của văn hóa là điều tất yếu và không đáng lo ngại. Bởi Hà Nội nói riêng và văn hóa Việt nói chung luôn mang trong nó sức mạnh nội sinh, để đi qua những biến động của thời cuộc, nó vẫn mãi còn. Cũng như, dù Tết nay đã thay đổi nhiều, nhưng kiểu gì cũng luôn có Tết trong mỗi người.
Đến với văn chương khá muộn so với những cây bút cùng thời, nhưng trong vòng sáu năm chính thức dấn thân với nghiệp viết, nhà văn Trần Thị Tú Ngọc đã nhanh chóng khẳng định một vị trí tương đối vững chắc trong làng văn trẻ, được bạn đọc đón nhận tích cực và được giới chuyên môn đặt nhiều kì vọng. Vừa qua chị vinh dự được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Vũ Đảm sinh tuổi Bính Ngọ - 1966, cái năm dương nam tuổi Bính Ngọ này dễ sinh hạ những kẻ tầm cỡ, kỳ tài. Đến nay, sau hơn bốn mươi năm trong nghiệp văn chương, báo chí, văn nhân họ Vũ này đã xuất bản 22 đầu sách văn học ở nhiều nhà xuất bản (NXB) khác nhau. Trong ấy nổi bật với 8 cuốn tiểu thuyết, 15 tập truyện ngắn và một tập phóng sự!
Hội Nhà văn Việt Nam vừa công bố danh sách 6 tác phẩm được trao giải thưởng Văn học năm 2023, trong đó có tác phẩm “Cá linh đi học” của nhà văn trẻ Lê Quang Trạng được trao giải ở hạng mục Văn học thiếu nhi. Vậy là chàng trai sinh năm 1996 Lê Quang Trạng quê ở vùng sông nước An Giang không chỉ là một trong các nhà văn trẻ nhất khi được kết nạp vào Hội, mà đồng thời còn là một trong số ít những tác giả được Hội Nhà văn trao giải thưởng khi tuổi đời dưới 30...