Hằng năm, việc phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân luôn là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều người trong và ngoài ngành văn hóa. Xứng đáng hay không, thủ tục thế nào, số lượng ra sao, phân bổ cho các lĩnh vực có đồng đều hay không... thường là những câu hỏi được đặt ra trong dư luận.
Bước vào tuổi 68, Hương Dung vinh dự và xúc động, tự hào khi được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND). Danh hiệu cao quý này kịp thời ghi nhận những nỗ lực cống hiến của chị trên con đường hoạt động nghệ thuật, với nhiều vai diễn để đời. Hương Dung bảo rằng, với mỗi người nghệ sĩ, sau khi trải qua quá trình khổ luyện và được ghi nhận, tự bản thân họ sẽ nỗ lực hơn mỗi ngày để hoàn thiện mình, tiếp tục cống hiến cho khán giả.
Từ ngày 22/7/2024, Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú gồm 5 chương và 19 điều bắt đầu có hiệu lực. Được đánh giá là nghị định với một số quy định mới, chặt chẽ, chi tiết và phù hợp hơn trong việc xét tặng danh hiệu, tuy nhiên, vẫn còn đó băn khoăn...
Mùa xuân này, một niềm vui lớn đến với các nghệ sĩ trong lực lượng CAND khi có 3 nghệ sĩ được Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND). Đó là nghệ sĩ Khương Đức Thuận, nghệ sĩ Hương Dung và nghệ sĩ Hồng Tuấn. Đây là sự ghi nhận và tôn vinh xứng đáng những cống hiến của các nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật thời gian qua.
Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Hồng Lựu, là một trong những tên tuổi được khán giả cả nước quan tâm, yêu mến. Chị là người có công mang thương hiệu dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vươn xa, không chỉ trong nước mà cả thế giới, đồng thời có nhiều nỗ lực, bảo tồn các làn điệu dân ca cổ, sáng tạo những làn điệu phù hợp thời hiện đại.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) trên cơ sở Luật Thi đua - Khen thưởng năm 2022. Trong đó, việc mở rộng đối tượng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT là những “người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật” bên cạnh “nghệ sĩ biểu diễn” vẫn được xét tặng lâu nay đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp.
Đến hẹn lại lên, cứ vài năm một lần, việc xét duyệt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lại được tiến hành. Song, cứ tới mùa xét tặng là lại xảy ra tranh cãi. Thực trạng “sống không phong, chết mới truy tặng danh hiệu” vẫn luôn là điều khiến dư luận thở dài mỗi khi nhắc đến việc xét duyệt danh hiệu vốn được coi là cao quý này.
3 Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lần thứ 10 năm 2021 trong lực lượng CAND đã họp và thống nhất hoàn tất 9 hồ sơ của 9 nghệ sĩ để trình Hội đồng cấp Bộ.
Từ ngày 15-5-2021, Nghị định 40/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29-9-2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) chính thức có hiệu lực - được cho là đã có nhiều quy định cởi mở, thông thoáng hơn, không bỏ sót những người xứng đáng.
Đúng dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, NSND Vi Hoa của Đoàn nghệ thuật Bộ đội Biên phòng ra mắt MV ca nhạc “Đời lính tôi yêu”. Đây cũng là MV kỷ niệm ngày nữ nghệ sĩ chuẩn bị nghỉ hưu.
Gần như “đến hẹn lại lên”, nhiều năm trở lại đây, mỗi đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) là mỗi lần dư luận lại có những phản ứng trái chiều khiến không ít người trong cuộc phiền lòng, hội đồng xét tặng cũng lúng túng.
Ngày 15/6, tại phòng West lake (Hồ Tây), khách sạn Pan Pacific (Số 1 đường Thanh Niên, Hà Nội) đã diễn ra chương trình thơ nhạc "Mãi mãi một tình yêu" và ra mắt tập thơ "Nặng tình" của NSND Phan Ngọc Lan, kể lại câu chuyện tình yêu của bà với người bạn đời, NSND Ngô Mạnh Lân - nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6).
Chiều tối ngày 6-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm triển lãm tranh ký họa “Nét thời gian” của Nghệ sĩ nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Họa sĩ Ngô Mạnh Lân đang diễn ra tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Với công việc, ông lúc nào cũng là người cực kỳ nghiêm túc, đầy nhiệt huyết. Đóng phim dù đó là cảnh dài hay ngắn thì ông cũng luôn hỏi, bàn với đạo diễn và tác giả về nhân vật mình đang thể hiện. Ngoài đời thì nhiều người ngưỡng mộ vì ông đẹp trai, khá hài hước và trầm tĩnh. Ông có nét duyên riêng không lẫn với ai và được nhiều người qúy mến...
Vẫn biết với những nghệ sĩ đích thực như Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Ngọc Hướng, như nghệ nhân ca trù Phó Thị Kim Đức hay diễn viên Trần Hạnh thì danh hiệu NSƯT hay NSND không phải là cái đích cao nhất và duy nhất, nhưng dẫu sao thì nó cũng là một cột mốc cho cả một cuộc đời gắn bó cùng nghệ thuật...
Hai nữ minh tinh cả trên lĩnh vực điện ảnh, và sân khấu, Minh Hằng, Thu Hà từ lâu đã được định vị, nằm lòng trong công chúng cả nước. Cả hai người với lao động nghệ thuật miệt mài xuất sắc, sau quãng thời gian dài họ đã được ghi nhận xứng đáng.
Những câu chuyện không phải của một thời đã xa, mà dường như mọi thứ vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức. Bởi vậy mà thật đúng khi ai đó nói rằng, phim ảnh là giấc mơ, phim ảnh là âm nhạc. Không thứ nghệ thuật nào lại đi qua tâm trí ta như cách của phim ảnh, nó tiến thẳng vào cảm xúc ta, tới những căn phòng tối sâu kín trong tâm hồn ta...
Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Đoàn Dũng, người nổi tiếng với các vai diễn trong "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Đường về quê mẹ", "Kẻ đốt đền", "Đề Thám"... đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 79 trong sự buồn đau, tiếc nuối của người thân, nhiều bạn bè, các thế hệ học trò cũng như những khán giả yêu quý ông!
Ngày 2-7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố danh sách các hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” và “Nghệ sĩ ưu tú” đạt tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90%. Danh sách này được đăng tải trên cổng thông tin của Bộ để nhân dân đóng góp ý kiến từ ngày 3-7 đến hết ngày 11-7.