Xu hướng Việt hóa phim truyền hình: "Ăn đong" thời khủng hoảng
Một trong những câu chuyện tạo sự quan tâm của dư luận là việc Công ty BHD quyết định mua bản quyền bộ phim "Ngôi nhà hạnh phúc" của Hãng KBS (Hàn Quốc) và phối hợp với Hãng phim Việt của NSƯT Ngọc Hiệp sản xuất. Vai trò đạo diễn được giao cho Vũ Ngọc Đãng. Bên cạnh đó, đạo diễn Minh Chung cũng bắt tay vào làm bộ phim "Đừng đùa với thiên thần" (kịch bản của
Hiện nay, chỉ tính riêng trên sóng của Đài Truyền hình Việt
Mỗi năm, Đài Truyền hình cần tới cả nghìn tập phim để phát vào những giờ vàng. Tuy kịch bản nhiều nhưng không phải kịch bản nào cũng đạt chất lượng hay phù hợp để dựng thành phim. Thế nên xu hướng Việt hóa kịch bản nước ngoài đang được các hãng phim, các đạo diễn chọn lựa như là một giải pháp tình thế trong điều kiện sản xuất phim cấp tập hiện nay.
Bộ phim đang gây được sự chú ý của báo chí hiện nay là "Ngôi nhà hạnh phúc" - phiên bản Việt. Là bộ phim gây sốt tại không chỉ xứ sở kim chi mà còn ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt
Sau thành công của "Bỗng dưng muốn khóc", đạo diễn trẻ Vũ Ngọc Đãng được giao thực hiện "Ngôi nhà hạnh phúc" phiên bản Việt. Dàn diễn viên chính cũng đã được ra mắt với những tên tuổi hot nhất của làng showbig Việt như Lương Mạnh Hải, Minh Hằng, ca sĩ Thủy Tiên và ca sĩ Lam Trường. "Ngôi nhà hạnh phúc" phiên bản Việt dự kiến dài 26 tập, hơn cả kịch bản gốc tới 10 tập.
Tương tự, đạo diễn Minh Chung sau khi tạm biệt "Cô gái xấu xí" cũng đang tiến hành phần casting diễn viên cho dự án phim gần 200 tập "Đừng đùa với thiên thần". Bộ phim này với tựa tiếng Anh là "Don't Mess With An Angel" của tác giả Deilia Fiallo, một trong những nhà biên kịch nổi tiếng của châu Mỹ Latinh. Tại
Phim kể về nàng Lọ Lem thời hiện đại với thông điệp chính: Một cô gái trong sáng và tốt bụng thì dù có trải qua giai đoạn nghèo khó hay nguy nan thì cuối cùng cô cũng sẽ được hưởng hạnh phúc. Dự kiến phim sẽ bấm máy vào tháng 5 và phát sóng vào tháng 10/2009,vào hồi 21 giờ trên sóng VTV3 vào các ngày thứ 2,3,4.
Thay vì làm phim nhựa, Hãng Chánh Phương cũng lao vào công cuộc Việt hóa bằng seri phim truyền hình dài 200 tập với tên gọi "Chuyện nhà tôi" được Việt hóa từ phiên bản Mỹ.
Đó là những phim đang được thực hiện. Còn trước đây, hàng chục bộ phim đã được Việt hóa và phát sóng như Hãng phim Gia đình Việt với "Mùi ngò gai" (kịch bản Hàn Quốc), "Vườn ảo thuật" (kịch bản Hàn Quốc); Hãng phim Việt với "Người mẹ nhí" (kịch bản Tây Ban Nha), "Cô gái xấu xí" (kịch bản gốc của Côlômbia), "Nhật ký Vàng Anh" (Bồ Đào Nha), "Nguyệt quán" (Italia); TFS với "Lẵng hoa tình yêu" (Hàn Quốc), M&T picture với "Hoa dã quỳ" (Hàn Quốc)...
Sự đổ bộ của những phim truyền hình nước ngoài được Việt hóa mang đến sự phong phú, những món ăn lạ cho đời sống phim truyền hình Việt
sitcom (thể loại phim hài tình huống), thể loại telenovela (tiểu thuyết truyền hình). Cũng như cập nhật phương pháp làm phim tuyền hình hiện đại: quay đồng bộ 3 máy, thu thanh trực tiếp...
Nguyên nhân khiến kịch bản nước ngoài thu hút các hãng phim, các đạo diễn vì đây đều là những phim được khán giả ưa chuộng tại nước sở tại. Đó là cơ sở để đảm bảo về chất lượng kịch bản. Chỉ riêng thương hiệu ấy cũng đủ để khán giả tò mò, háo hức hơn bất kỳ một lời quảng cáo nào. Việt hóa kịch bản nước ngoài có lẽ là biện pháp tình thế khá hữu hiệu trong điều kiện nhu cầu về phim gấp gáp như hiện nay.
Tuy nhiên, việc Việt hóa kịch bản ngoại cũng không phải là một chuyện dễ dàng. Trước hết, việc mua những bản quyền phim nước ngoài không hề rẻ, không dưới 1.000 USD cho 1 tập. Và việc Việt hóa cũng không đơn giản. Từ ngôn ngữ gốc, chúng ta sẽ phải chuyển sang tiếng Anh, sau đó lại chuyển hóa sang tiếng Việt.
Cảnh trong phim “Cô gái xấu xí”. |
Nhà văn Thùy Linh - Phó giám đốc Hãng Phim truyền hình Việt Nam, người đảm nhiệm việc Việt hóa phim "Cô gái xấu xí" thừa nhận, việc Việt hóa kịch bản nước ngoài cũng nhọc nhằn không kém gì viết kịch bản. Mỗi phim mất cả năm trời. Trong quá trình Việt hóa còn phải chỉnh sửa cho nhân vật, sự việc phù hợp với hoàn cảnh, tâm lý người Việt, biến những tình huống xa lạ trở nên gần gũi với người xem trong nước. Đơn giản như quan niệm về tình dục ở phương Tây rất thoáng, nhưng khi chuyển thể sang tiếng Việt, phải chỉnh sửa phù hợp với quan niệm và đạo đức của người Việt
Điều mà nhà văn Thùy Linh nhận thấy khi Việt hóa kịch bản phim nước ngoài chính là chúng ta học tập được cách xây dựng kịch bản chặt chẽ. Mặc dù nhiều nhân vật nhưng họ kiểm soát kỹ lưỡng nên ít có chuyện "đem con bỏ chợ" như thấy ở các phim Việt
Nhìn vào hai bộ phim tiêu biểu cho dòng phim Việt hóa là "Cô gái xấu xí" và "Những người độc thân vui vẻ", chúng ta sẽ nhận ra được những hạn chế của loại phim này.
Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng "Cô gái xấu xí" cũng được khán giả chú ý với dàn diễn viên trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp mốt, một số nhân vật cá tính thú vị.
Còn với "Những người độc thân vui vẻ", dù được quảng cáo khá nhiều ngay từ khi mới là ý tưởng, nhưng đây thực sự là thất bại của phim truyền hình vì ngày càng tẻ nhạt, nhàm chán.
Chính NSND Khải Hưng, nguyên Giám đốc Hãng Phim truyện Việt Nam người chịu trách nhiệm mua bản quyền "Những người độc thân vui vẻ" từ Trung Quốc cũng thừa nhận lý do khiến bộ phim khi Việt hóa đã không hấp dẫn như ở bản địa.
Thứ nhất, toàn bộ dàn diễn viên của "Những người độc thân vui vẻ" được lấy từ Chương trình "Gặp nhau cuối tuần". Thay vì mỗi khi họ ra sân khấu, khán giả cười phá lên thì tới "Những người độc thân vui vẻ", ít có những tình huống hài đắt giá. Khán giả Việt chưa quen với kiểu hài tình huống, nhiều chi tiết ứng xử trở nên khiên cưỡng, câu chuyện bị chẻ vụn ra, thiếu ăn nhập. Để vớt vát, "Những người độc thân vui vẻ" "cầu cứu" vào những gương mặt mới như siêu mẫu Bình Minh, "hot girl" Thủy Top... Tuy nhiên, giải pháp này cũng không cứu vãn được sự thất vọng của khán giả với phim này.
Việc "nhập ngoại" kịch bản không phải lúc nào cũng thành công, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh phí, diễn viên... Đặc biệt, với những bộ phim đề cập tới đề tài xã hội thì điều này còn khó khăn hơn vì mỗi quốc gia, dân tộc có nét đặc thù riêng. Một số phim Việt hóa có nhiều tình huống khiến khán giả Việt thấy phản cảm và không phù hợp với tư duy người Việt.
Việt hóa kịch bản nước ngoài trong giai đoạn "khủng hoảng thiếu" như hiện nay là điều cần thiết, giúp cho người xem có cơ hội tiếp cận với các phim nước ngoài nổi tiếng. Tuy nhiên, cần tránh tư tưởng cái gì của chúng ta cũng dở, còn cái gì của nước ngoài cũng hay.
Thực tế, có nhiều bộ phim kịch bản trong nước cũng rất được khán giả yêu thích. Đơn cử như bộ phim đang được phát sóng "Lập trình cho trái tim" với nhiều tình tiết trẻ trung, vui nhộn qua diễn xuất khá đạt của các diễn viên. Hay những bộ phim từng phát sóng như "Đồng tiền xương máu", "Chạy án", "Ma làng", "Đường đời", "Ngõ lỗ thủng", "Bỗng dưng muốn khóc"... cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu khán giả trong nước.
Có lẽ việc "bùng nổ" các hãng phim tư nhân như hiện nay đã khiến những nhà văn, nhà biên kịch trong nước chưa thể bắt nhịp ngay với tốc độ phát triển, mà phải "ăn đong" bằng những kịch bản phim nước ngoài. Hy vọng đây sẽ chỉ là giai đoạn nghỉ dưỡng ngắn, và trong thời gian tới họ lại cho ra những kịch bản hay và chắc chắn là sẽ hoàn toàn phù hợp với đời sống, tâm lý người Việt