Tác phẩm điêu khắc - Mua vui cũng chỉ được vài trống canh
Đó là câu nói cửa miệng của nhiều nhà điêu khắc khi thấy các tác phẩm "con cưng" của mình sau một thời gian trưng bày triển lãm đều bị đem... xếp xó. Dường như giữa sự đua tranh mọc lên như nấm của các tượng đài khắp cả nước lẫn việc mở trại điêu khắc quốc tế, vẫn tồn tại một nghịch lý là các tác phẩm điêu khắc chưa tìm được chỗ đứng cho mình trong đông đảo quần chúng.
Nếu điểm lại các cuộc triển lãm điêu khắc diễn ra trong một năm ở Việt
Vấn đề kinh tế cũng chi phối cả kích cỡ tác phẩm. Phải làm sao phù hợp với không gian triển lãm và trưng bày tác phẩm. Dường như trong suy nghĩ của họ, tác phẩm làm ra đừng quá to, quá nặng, quá tốn kém… Điều này lý giải tại sao có rất ít các triển lãm điêu khắc của cá nhân một tác giả. Họ không có đủ tác phẩm cho một cuộc triển lãm cá nhân, chưa kể một số tác phẩm còn lặp lại mình, ít sự đột phá, thể nghiệm, ngôn ngữ điêu khắc nghèo nàn, ít thay đổi.
Nhiều tác phẩm điêu khắc lâu nay vốn chỉ tồn tại trong nhà riêng của các điêu khắc gia, ít được tiếp cận với công chúng. Như nhà điêu khắc Phan Phương Đông, ngoài một số triển lãm nhóm, cứ bao giờ triển lãm cá nhân thì ông lại tổ chức tại nhà và những lúc như vậy, chỉ có khoảng 10-20 khách tới chia vui. Theo ông, điêu khắc ở Việt Nam "khó xem" và "khó bán", tổ chức bên ngoài chỉ mất công đem đi, đem về. Tất nhiên, những khi có cơ hội, ông cũng đưa tác phẩm đi tham gia trưng bày chung với các đồng nghiệp. Nhưng ông chỉ xác định đó là dịp cho ông thêm cơ hội giao lưu mà thôi.
Phải chăng mảng điêu khắc mang tính nghệ thuật cao đã tạo nên một sân chơi hẹp và kén công chúng? Thực tế cho thấy điêu khắc, tranh tường, đài phun nước đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong không gian đô thị. Một không gian yên tĩnh trong công viên thường được tô điểm bằng những bức tượng nhỏ nhắn gợi cảm giác yên bình. Các quảng trường văn hóa hay không gian lớn cần được có điểm nhấn là tượng đài với đường nét khoáng đạt, đầy sức sống.
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ. |
Công bằng mà nói, trước đây đã có nhiều trại điêu khắc được mở ở hầu khắp các tỉnh, thành phố lớn. Tuy nhiên, với cách tổ chức thiếu chuyên nghiệp, cộng thêm tư duy "cứ làm rồi khắc có chỗ đặt" đã dẫn đến tình trạng nhiều trại điêu khắc, sau khi kết thúc, không tìm được địa điểm tương xứng để trưng bày và giữ gìn tác phẩm. Như một trại điêu khắc ở Đà Lạt tiêu tốn 2,4 tỉ đồng, vậy mà những đứa con tinh thần của các nhà điêu khắc sau khi kết thúc trại phải đi "ở ẩn" trong vườn keo ở Công viên hoa Đà Lạt, xa khu trung tâm thành phố.
Trại điêu khắc quốc tế ở Phú Thọ năm 2005 cũng khá đình đám, nhưng đến nay, thành quả lao động nghệ thuật của các nghệ sĩ đều bị dồn về một khoảng đất trống ở Việt Trì, gần với nơi thả rông gia súc. Hay Trại sáng tác điêu khắc quốc tế tại An Giang 2003- 2005, đến nay các tác phẩm vẫn "trùm mền", chưa dùng vào việc gì. Chỉ có các trại điêu khắc quốc tế ở Huế nhân dịp festival định kỳ là được đưa vào sử dụng trang điểm cho công viên, song sau đó lại bị dồn xếp dày đặc bên bờ sông Hương. Tại Hà Nội, cũng có nhiều ý kiến chung quanh khu vườn tượng đặt cạnh hồ Hoàn Kiếm, các tác phẩm điêu khắc được bày như hàng mỹ nghệ, rất phản tác dụng và hiện tại, đa số trong đó bị hỏng, gãy vỡ nhưng ít được những người có trách nhiệm quan tâm thu dọn...
Nhiều nhà điêu khắc loay hoay tìm chỗ đứng cho các tác phẩm của mình đã bước sang con đường làm tượng đài. Trong thời buổi kinh tế thị trường, tượng đài không còn mang ý nghĩa chính trị thuần túy như trước mà bỗng trở thành "hàng hóa", thành chỗ "làm ăn" cho chính đơn vị tổ chức và tác giả được đặt hàng. Có những tượng đài ngốn tiền tỉ, song chất lượng thì không tương xứng, chỉ sau một thời gian ngắn là xuống cấp trầm trọng.
Buồn thay, việc làm này hiện không chỉ thu hút các nhà tạc tượng chuyên nghiệp mà có một số người "ngoại đạo" cũng được duyệt dự án. Đây cũng chính là một nỗi khổ của các nhà điêu khắc trong việc thể hiện tác phẩm, giống như "gọt chân cho vừa giày". Như trong trường hợp tác giả của tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà điêu khắc Nguyễn Hải đã phải nhiều lần sửa lại tác phẩm theo yêu cầu của Hội đồng nghệ thuật để phóng lớn từ một bức tượng cao 1,2m thành một tượng đài kích thước 12,6m .
Các nhà đầu tư can thiệp sâu vào việc xét duyệt thẩm định, cộng thêm việc Hội đồng nghệ thuật cũng thiếu trách nhiệm, đã biến không ít tác giả điêu khắc từ chủ thể sáng tạo trở thành công nhân thể hiện các yêu cầu mang tính áp đặt của chủ đầu tư. Tình trạng này đẻ ra vô số các tượng đài na ná về nội dung, bố cục nhưng bút pháp thể hiện đơn điệu và tẻ nhạt. Chưa kể, có những tượng đài đạt về nội dung cũng như phong cách thể hiện nhưng đặt sai chỗ hoặc không phù hợp với không gian kiến trúc và cảnh quan xung quanh nên giá trị của nó bị hạ thấp. Nhiều công trình đứng bơ vơ giữa đất trời, không có công viên, cây xanh, thậm chí cả... không lối vào.
Để có được một tác phẩm điêu khắc, tác giả của chúng đã phải trải qua không ít trăn trở trong sáng tạo, nhưng để tác phẩm có được đời sống riêng độc lập, có lẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan.
Đã nhiều ý kiến đưa ra là chúng ta cần phải kết hợp được điêu khắc và kiến trúc đô thị, điều mà từ lâu các nước trên thế giới đã làm. Nhưng cũng có trường hợp như nhà điêu khắc Đào Châu Hải, trong triển lãm cá nhân mang tên "Bốn mùa" (năm 2007), ông đã cho làm 4 bức tượng khổ lớn (dầy 1,5m, cao 3m, ngang 5m) bằng chất liệu composit và thạch cao, rồi sau đó cho phá bỏ. Tác giả Đào Hải Châu tâm sự: "Ngay từ đầu, tôi đã chọn chất liệu rẻ tiền, nhẹ, để dễ vận chuyển, lắp đặt. Tượng của tôi là những khối lớn, lưu giữ khó, chỗ đâu mà để. Vả lại, cũng nhiều thứ nên chụp lại là đủ, không nhất thiết phải lưu giữ những tác phẩm vĩnh cửu...
Cái quan trọng là khoảnh khắc trưng bày tác phẩm có mang lại cho bản thân mình và công chúng ấn tượng gì về giá trị tinh thần hay không". Cũng theo ông Châu, việc lưu giữ tác phẩm nhiều khi phụ thuộc vào xã hội chứ không nằm trong sự kiểm soát của tác giả
Nhà điêu khắc Đào Châu Hải (Giảng viên khoa Điêu khắc - Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Ủy viên Hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt
- Được biết anh đang chuẩn bị cho một triển lãm điêu khắc mang tên "Sóng ngầm" cùng với một số nhà điêu khắc khác. Khía cạnh nào về các tác phẩm của anh khiến anh lo lắng hơn cả? Sự hoàn thiện của chúng hay cuộc sống của chúng sau triển lãm?
+ Cả hai. Không đơn giản để hoàn thiện một tác phẩm điêu khắc, nếu xét từ góc độ nghệ thuật, bởi hành trình hoàn thiện nó là một cuộc vận động của tư duy ngôn ngữ nghệ thuật. Còn về cuộc sống của chúng thì nói chung, sau khi triển lãm xong, chúng lại về với khổ chủ mà, nên chỉ lo chỗ trú chân cho chúng thôi có khi cũng là một vấn đề...
- Thử tưởng tượng có người hỏi mua tác phẩm của anh khi đang trưng bày. Anh đón nhận việc ấy ra sao?
+ Đây có lẽ là tưởng tượng đẹp đẽ nhất mà tôi từng được nghe. Tôi cũng không hình dung ra mình sẽ phản ứng thế nào... Thật khó đấy.
Nhà điêu khắc trẻ Nguyễn Ngọc Lâm:
Mỗi một lần chuẩn bị cho một cuộc trưng bày triển lãm là một lần cá nhân tôi phải "đấu tranh" với bản thân rất nhiều xung quanh vấn đề tài chính. Vì tiền dành để làm tác phẩm giống hệt như bị ném qua cửa sổ vậy. Tôi cũng có lần bán được một khối tượng chân dung bán thân, song phải mất gần hai năm kể từ khi gửi nó ở một gallery lớn. Tôi đang suy nghĩ rất nhiều về việc làm tác phẩm theo hướng nào để có thể không chỉ đảm bảo về khía cạnh nghệ thuật mà còn có khả năng bán được