Sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của một hoạ sĩ Mỹ
Võ Nguyên Giáp, người yêu nước, người thầy, người lính" - Đó là tên cuốn sách có giá trị về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do NXB Trẻ ấn hành tháng 3/2012. Tác giả của nó là một họa sĩ người Mỹ. Những thông tin về cuộc đời Đại tướng được viết thật công phu và cảm động.
Cuốn sách nghệ thuật từ động lực ngưỡng mộ
David Thomas từng tham gia quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt
"Nhiều bạn bè ở Việt
David Thomas chỉ gặp Tướng Giáp 2 lần. "Lần đầu tháng 1/1994, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Giám đốc NXB Trẻ Nguyễn Minh Nhựt trao sách cho phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng của Đại tướng. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
NXB Trẻ đã đầu tư và công phu cho in cuốn "Võ Nguyên Giáp, người yêu nước, người thầy, người lính" theo đúng bản gốc của tác giả thành 106 cuốn sách nghệ thuật, có đánh số. Một cuốn đặc biệt dành tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sách in giấy dó, bằng phương pháp thủ công tại Bắc Ninh. Các trang tranh in trực tiếp lên giấy can bằng máy in phun HP, mực ống. Sách đựng trong hộp sơn mài của nghệ nhân Bình Dương, bọc túi lụa in quốc kỳ Việt Nam do nghệ nhân Hội An thực hiện trên nền lụa Hà Nam, giá bán 2,2 triệu/cuốn, đã ra mắt tại hội chợ sách Tp HCM. Giám đốc NXB Trẻ Nguyễn Minh Nhựt từ Tp HCM ra Hà Nội chiều 5/5 chỉ để sáng 6/5 tới nhà riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng cuốn sách này, nhân kỷ niệm 58 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. PGS Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng đã tiếp nhận tác phẩm.
Niềm xúc động bất ngờ
Lời bạt sách ghi rõ: "Quyển sách nghệ thuật này không chỉ nói về Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại mà còn về đất nước yêu dấu của ông, về nền văn hóa đã sản sinh ra ông".
Khổ 23,5 x 17,5cm, 83 trang sách được thể hiện thật sinh động. Ngay trang 1 là tranh khắc gỗ Đông Hồ "Mẹ con đàn lợn âm dương". Thomas tỏ ra am hiểu văn hóa dân gian Việt
Nguyễn Minh Nhựt (sinh năm 1973), Giám đốc NXB Trẻ rất ủng hộ việc làm giai phẩm này. Trong cuộc trò chuyện với kỹ sư Võ Điện Biên, con trai cả của Đại tướng, anh cho biết: NXB sẽ còn tiếp tục cho đầu tư in các cuốn sách về Đại tướng ở nhiều phương diện.
Tác phẩm chỉ viết đề cập tới thời gian từ khi Võ Nguyên Giáp ra đời (ngày 25/8/1911) tới năm 1940, khi Võ Nguyên Giáp chuẩn bị sang Côn Minh, Trung Quốc gặp Bác Hồ.
Bên cột mốc thời gian binh nghiệp của Đại tướng, là nhiều thông tin quý giá về cuộc đời đầy mất mát và hy sinh của ông. Tôi đọc mà không cầm được nước mắt. Người Việt
Cha ông - cụ Võ Quang Nghiêm là thầy đồ, thầy lang ở làng An Xá, Lộc Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình; mẹ là cụ Nguyễn Thị Kiên.
Tên Nguyên Giáp người cha đặt là mong con đứng đầu trong việc học, thi cử.
Cha mẹ Đại tướng sinh 8 con, nhưng đã mất con trai cả vì bệnh tả; con trai thứ hai mất lúc sơ sinh; con gái thứ ba (Châu) 1 tuổi bị nước lụt cuốn; con gái thứ tư (Điểm), chết sau khi bị giặc bắt 1946; con gái thứ năm (Liên) chết do bệnh lỵ. Vì không cứu được con, cụ Nghiêm bỏ nghề bốc thuốc.
Về gia đình riêng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có nhiều mất mát, hy sinh. Năm 1927, ông vào Đảng Tân Việt. Cha ông muốn ông cưới con thứ của gia đình giàu nhất làng. Ông đã đến thăm cô, tặng quà; nhưng nói với anh của cô rằng sẽ không cưới cô.
"Đặng Thai Mai cũng là người thầy, đồng chí của Giáp, một trong các yếu nhân lập Đảng Tân Việt. Giáp và vợ Quang Thái dùng nhà họ làm nơi tụ họp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Giáp từ biệt vợ và con nhỏ tháng 5-1940. Không ngờ là lần ly biệt người vợ kiên trung dũng cảm mãi mãi. Nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai và Quang Thái là thành viên có ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương, thoát ra rồi bị truy bắt. Quang Thái gửi Hồng Anh cho ông bà nội, trước khi bị bắt giam ở Hỏa Lò 1942 và mất 1944 vì bị tra tấn dã man" - Sách cho biết.
Con gái của Đại tướng sau này cùng sang Quế Lâm, Trung Quốc du học rồi bảo vệ Tiến sĩ Vật lý ở Liên Xô. GSTS Võ Hồng Anh (1939 - 2009) sống nhiều với bà nội. Cụ bà Kiên mất năm 1961, cụ vẫn còn kịp kể cho các cháu câu chuyện bi tráng về ông nội của họ. "Khi ấy tôi 7 tuổi, vẫn nhớ bà kể, giặc Pháp bắt ông nội, đốt râu, đánh đập dữ dằn. Ông cắn chặt răng vào mẩu gỗ để không kêu. Chúng buộc tay ông vào xe kéo đi và đánh ông nội tôi đến chết" - Ông Võ Điện Biên kể.
Huyền thoại sống mãi
Chịu đựng những đau thương mất mát, biến thành ý chí, sức mạnh của một bộ não chỉ huy kiệt xuất là thiên tài của Võ Nguyên Giáp, vị tướng lỗi lạc. Có lẽ bởi tướng Giáp vượt những mất mát bằng nghị lực kiên cường, người Mỹ - Pháp đặt cho ông biệt danh "Núi lửa phủ băng" (Un Volcan couvert de neige). D. Thomas còn coi Võ Nguyên Giáp là bậc thầy truyền thông, bởi kỹ nghệ làm báo, tài hiệu triệu và thao lược.
Vị tướng ấy yêu lịch sử và văn học hơn quân sự - một định mệnh lịch sử. Ông tự đặt cho mình bí danh "Văn". Văn là văn chương, nhân văn, là cái đẹp. Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời mỹ văn độc đáo, vô song.
Hơn cả nhan đề, đọc xong trang cuối tôi càng thêm yêu Đại tướng, một người Ông thật vĩ đại. Một huyền thoại giữa cuộc sống này