NSƯT Tuấn Hải: Tôi là người nhà của ngành Công an
Cũng chính niềm đam mê sân khấu đã mang về cho anh những thành tích đáng ghi nhận: Huy chương vàng Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp năm 1991 với vai anh chồng trong vở hài kịch "Vợ chồng rởm"; Phương "điên" trong vở "Vàng một bên, em một bên"; nhà bác học trong vở kịch hoang tưởng "Vàng" (năm 1996), vai Trương "rất sống" (tức là "Trông rất sướng") trong vở "Ngôi nhà quỷ ám"; Huy chương bạc vai Vua Trần Cảnh trong vở "Trần Thủ Độ" (1995)... Hiện NSƯT Tuấn Hải đang công tác tại Nhà hát kịch Việt
Nhớ lại những vai diễn đầu tiên trong đời diễn viên của mình, NSƯT Tuấn Hải chia sẻ rằng, may mắn lớn nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật của anh là ngay từ những ngày đầu tiên bước chân đến với lãnh địa sân khấu, anh đã được hai người thầy kỳ cựu trong làng sân khấu là đạo diễn, NSND Nguyễn Đình Nghi và nhà viết kịch Lưu Quang Vũ phân cho vai diễn chính - Ngọc "Công tử bột" trong vở kịch "Thủ phạm là ai", một công tử Hà Nội ăn chơi dẫn đến phạm pháp và phải đứng trước sự phán xử của pháp luật. Vai diễn "dài hơi" này đã giúp Tuấn Hải được thử sức trên con đường nghệ thuật còn mới mẻ nhưng đầy ma lực hấp dẫn. Cũng từ những thành công ban đầu đó, anh thường xuyên được mời vào vai chính trong các vở kịch của Đoàn kịch Công an Hà Nội như: Quang "bụi đời" trong vở "Hương gai" (tác giả: Văn Báu, đạo diễn: NSND Doãn Hoàng Giang); Lâm trong vở "Sống ngoài tiêu chuẩn" (tác giả: Văn Báu - Vũ Tăng, đạo diễn: Ngô Cừ - Doãn Châu); Tuấn "rỗi hơi" trong vở "Kẻ "rỗi hơi" (tác giả: Phùng Dũng, đạo diễn: NSND Lê Hùng). Đặc biệt, một trong những vai diễn đã neo lại tên tuổi của Tuấn Hải trong lòng công chúng là vai điệp viên CIA trong vở kịch do chính anh làm đạo diễn "Bản danh sách điệp viên" (của tác giả Văn Báu), vở kịch đã tham gia Liên hoan Sân khấu về Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân (lần thứ nhất).
Chuyện xảy ra vào đầu năm 1954, thời kỳ thực dân Pháp đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
NSƯT Tuấn Hải tâm sự: "Thời gian đạo diễn "Bản danh sách điệp viên", tôi đã rời khỏi Đoàn kịch Công an Hà Nội và đầu quân về Nhà hát kịch Việt Nam, nhưng mười lăm năm trong lực lượng Công an Hà Nội (từ năm 1976 đến 1990) có lẽ cũng đủ để tôi có những hiểu biết cần thiết về ngành, phục vụ cho công việc của mình.
Nghệ sĩ Tuấn Hải (giữa) trong vở " Bản danh sách điệp viên".
Khi bắt tay vào dàn dựng "Bản danh sách điệp viên", Thiếu tướng Phạm Chuyên, Giám đốc Công an Hà Nội khi ấy là người rất sát sao trong nội dung kịch bản và đặc biệt là việc chọn diễn viên thể hiện vai Hăng-ri Thọ (điệp viên Công an Hà Nội). Đã có hai diễn viên bị loại vì không đạt những tiêu chí đưa ra. Tôi đang không biết tìm diễn viên phù hợp với yêu cầu của kịch bản thì NSƯT Minh Hòa (đóng vai Ben-la Minh Loan) đã giới thiệu diễn viên Tiến Minh của Nhà hát Kịch Hà Nội.
Khi vào vai, Tiến Minh đã hoàn thành khá xuất sắc vai trò của mình. Một vai quan trọng khác là điệp viên CIA cũng được giao cho một nghệ sĩ nổi tiếng của Nhà hát Tuổi trẻ. Nhưng đến sát ngày biểu diễn, vì nhiều lý do, diễn viên này phải bỏ cuộc. Vì đây là một vai rất quan trọng nên chả còn cách nào khác, người thay thế lúc ấy chính là... tôi. Vừa đạo diễn, vừa đảm nhận vai diễn ông Quản lý, điệp viên "cáo già" của CIA, một vai diễn "khó" với vỏ bọc là người Huế, nói bằng giọng Huế, sau khi bại lộ mới công khai nói bằng tiếng Hà Nội, vai diễn đầy bất ngờ và gai góc nhưng thú thật là tôi cũng rất tâm đắc với vai diễn bị thay thế "bất đắc dĩ" này. Tôi cảm thấy vinh dự (mặc dù đầy khó khăn) khi khôi phục một vở kịch mà cách đây gần 40 năm đã nổi tiếng đến mức hầu như tất cả các loại hình sân khấu trên toàn quốc đều xin kịch bản để dựng lại: Đoàn cải lương mang tên "Trận truyến thầm lặng", xưởng phim truyện Việt Nam thì dựng thành phim với tên "Bản danh sách mật" với hai diễn viên chính Minh Trí (biên tập viên VTV) và ca sĩ Ái Vân. Cũng may mắn vì Thiếu tướng Phạm Chuyên đã chỉ đạo các đơn vị hỗ trợ chúng tôi thật tốt để hoàn thành tác phẩm sân khấu này như: Máy điện thoại cổ, súng lục, còng số tám, xe Camnhông… để hình ảnh chân thật và thuyết phục hơn đối với người xem".
NSƯT Tuấn Hải tâm sự rằng, chính trong những năm tháng công tác trong lực lượng Công an đã mang lại cho anh nhiều vốn sống cũng như những kỷ niệm khó quên. Chẳng hạn như thời gian diễn vở kịch "Đàn chim xây giếng giữa trời" (tác giả: Tất Đạt, đạo diễn: NSND Trọng Khôi), anh vào vai Trường, người chiến sĩ quản giáo. Vở kịch này đã lưu diễn tại nhiều trại giam trên toàn quốc từ Bắc vào
Không chỉ thành công trong những vai diễn chính diện, Tuấn Hải đặc biệt có duyên với những vai mang tính hài hước. Chẳng hạn như vai quỷ Puck (còn gọi là "Tiên Đồng ranh mãnh") trong vở hài kịch "Giấc mộng đêm hè" của Shakespeare. Anh chia sẻ: "Khi tôi được chọn đóng vai chính (một chú quỷ tiên ở trên trời) trong vở diễn, qua ba tháng tập luyện cùng diễn viên Mỹ, chúng tôi phải diễn bằng cả hai thứ tiếng (Việt và Anh). Khó khăn nhưng là niềm vui lớn bởi được thể hiện khả năng diễn xuất, vũ đạo. Tôi đã có một màn nhảy hip-hop ngay trong cảnh mở đầu khá ấn tượng, rồi cảnh hát trực tiếp với dàn nhạc... tuồng cũng đầy thú vị. Trong quá trình tập cho đêm tổng duyệt ở Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, khi nhảy hip-hop, tôi trượt chân ngã từ trên bục cao khoảng hai mét qua cầu thang rơi xuống đất. Thực ra cũng chẳng có vấn đề gì nghiêm trọng, chỉ là đau một lúc ban đầu, nhưng vấn đề là tay tôi bị va quệt và bị chảy máu. Đạo diễn người Mỹ chạy đến hoảng hốt, còn đoàn làm phim của Mỹ đi theo đoàn thì chạy vội đến ghi lại cảnh diễn viên chính của Việt
Sau những thành công ở vai trò diễn viên, hiện nay, NSƯT Tuấn Hải đã chuyển sang làm đạo diễn sau khi tốt nghiệp khóa Đạo diễn sân khấu (Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh) trở về. Tuấn Hải cho rằng, anh học đạo diễn là xác định học để làm việc một cách chuyên nghiệp và nghiêm túc chứ không phải học để khoác lên mình một chiếc áo sáng loáng mà không có thực chất. Những năm qua, Tuấn Hải đã đạo diễn, dàn dựng hàng chục vở diễn được công chiếu rộng rãi như: "Những người thích đùa", "Đàn ông có bầu", "Người máy "Ôsin", "Người mắc bệnh tâm thần", "Bà Chúa Tuyết", "Những mảnh tình khuất lấp”, "Đôi mắt", "Mẹ điên", "Ăn khế trả vàng"… Ngoài ra, anh còn là tác giả của hàng chục vở kịch nhỏ tham gia các hội diễn, các cuộc thi về công đoàn, phụ nữ, thanh niên trong lực lượng Công an nhân dân. Về điều này, NSƯT Tuấn Hải tâm sự: "Với lực lượng Công an thì tôi là "người nhà" rồi. Cho nên các hội diễn, liên hoan văn nghệ, đơn vị nào cần tôi đều giúp đỡ tận tình, đã thi thì phải đoạt giải, đã đoạt giải thì phải là giải cao (cười!). Đó không chỉ là niềm vui nghề nghiệp mà là trách nhiệm của mỗi người nghệ sĩ..."