Lê Minh Quốc và những chuyện cười làng văn
Với cuốn “Tiếng cười dân gian hiện đại Việt
Tặng cuốn Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam (NXB Phụ nữ -2005) cho tôi, nhà thơ Lê Minh Quốc hình như “ngứa tay” ghi thêm dưới dòng đề tặng mấy câu thơ “xuất thần”: Mai sau còn lại gì không/ Vẫn còn cát bụi phiêu bồng chân mây/ Cười lúc tỉnh, khóc lúc say/ Tỉnh say ai biết rằng ai vui buồn?!.
Cái chuyện “cười lúc tỉnh, khóc lúc say” nghe có vẻ rạch ròi quá, dường như nó không đúng với cái “tạng” của Lê Minh Quốc, một con người mà tôi biết: tỉnh say, buồn vui lẫn lộn. Cũng lắm khi cười lúc say mà khóc thầm lúc tỉnh ấy chứ!
Vốn là dân đất Quảng nên coi bộ Lê Minh Quốc rất “ưu tiên” cho quê nhà. Trong tập sách Tiếng cười dân gian hiện đại Việt
Phần “Đùa với bút danh văn nghệ sĩ” cũng rất thú vị, hình như cũng có người thử làm rồi, nay Lê Minh Quốc “thống kê” lại với mong muốn bạn đọc cùng góp vào… cho vui. Này nhé: Tý có nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý; Sửu có nhạc sĩ Hoàng Sửu, có nhà nghiên cứu Lê Quí Ngưu; Dần có nhà thơ Trần Dần, nhà thơ Phạm Hổ, nhà nghiên cứu văn học Phan Văn Hùm; Mẹo có nhà thơ Vũ Mão v.v và v.v… Lại thêm sắp xếp văn nghệ sĩ theo… cân đo đong đếm và theo thứ tự từ 1 đến 12. Dù biết đây là công việc “không đáng”, mà cốt chỉ để… cho vui, nhưng “cho vui” chẳng phải cũng là vui hay sao?!
Theo Lê Minh Quốc thì chuyện làng văn có không biết bao nhiêu chuyện cười. Từ chuyện làng cười, Trạng cười Việt Nam đến chuyện những nhân vật hài hước trên báo chí 60 năm về trước; hay chuyện vua hề Sáclô đến Việt Nam thăm chơi và có trả lời phỏng vấn của nhà văn Thạch Lam (năm 1937); rồi chuyện quảng cáo bằng thơ nữa.
Cái chuyện quảng cáo bằng thơ này xem ra rất hay và rất… mắc cười. Trong lịch sử văn học Việt
Ngày nay, những câu sologan quảng cáo như: “Uống đã vẫn thèm”, “Còn chờ gì nữa”, “Bản lĩnh của đàn ông thời nay” v.v… theo Lê Minh Quốc là rất “ngớ ngẩn” và không có gì là… thơ cả. Anh minh họa một bài thơ quảng cáo thuốc “đại bổ Cửu Long hoàn” tại số 8 Hàng Ngang - Hà Nội vào những năm 1930: “Chị ơi! Chị đẹp lắm rồi/ Duyên do chị nói vài lời em nghe/ Tình riêng chị mới dám khoe/ Cửu Long thuốc ấy ai dè nó hay/ Càng uống nhan sắc càng thay/ Hồng hào thớ thịt mặt mày sáng tươi!”. Quảng cáo thế mới là… quảng cáo chứ!