Hội họa Việt Nam dành cho ai?
Có thể nói không ít người dân khi được hỏi có hiểu gì về hội họa Việt
Chuyện với những người bán tranh
Chuyện thứ nhất:
Trong triển lãm cá nhân của một họa sĩ nổi tiếng - một trong những họa sĩ bán được nhiều tranh tại Tp HCM - có người hỏi:
- Thưa bác, phòng tranh của bác có nhiều người thích không ạ?
Ông thủng thẳng:
- Có người chê, có người khen, có người im lặng chẳng nói gì. Mà số im lặng nhiều hơn. Người ta chê hay khen thì cũng thế thôi, nhưng tôi quan tâm đến người im lặng.
- Vì sao lại thế ạ?
- Có thể họ chợt nhận ra điều gì đó nhưng chưa tiện nói ra. Hoặc có khi họ cũng chẳng hiểu gì, nói ra sợ người khác bảo mình dốt, tốt nhất là im lặng.
- Thế bức vẽ này chỉ có mấy nét, bác định vẽ gì đấy ạ?
- Tôi vẽ mùa xuân đấy.
- Thế có nhiều người hiểu không ạ?
- Tôi cũng chẳng biết người ta có hiểu không, nhưng với tôi đấy là mùa xuân, có sinh sôi, có hủy diệt. Đấy là mùa xuân của tôi, theo tôi.
Chuyện thứ hai:
Ở lứa tuổi anh, có lẽ anh là người có tranh bán chạy nhất. Đại đa số tác phẩm của anh lần lượt ra nước ngoài, 5 -7 bức treo ở khách sạn Deawo và rất nhiều bức ở các gallery trong Nam ngoài Bắc. Có năm anh bán vài trăm bức sơn mài, thuốc nước, sơn dầu. Gần 500 bức tự họa cũng lần lượt vào tay các nhà chơi tranh.
- Vì sao anh lại vẽ nhiều chân dung tự họa?
- Tôi vẽ chân dung cho nhiều người nhưng chưa bao giờ được thoải mái. Phần lớn họ đều không hài lòng vì chỉ muốn nhìn thấy mình đẹp. Điều đó hạn chế sáng tạo nên tôi nghĩ vẽ ngay cái mặt mình cho đỡ mệt.
- Thế khách hàng của những gương mặt đó là ai?
- Chủ yếu là người nước ngoài.
Tranh của họa sĩ Việt chủ yếu là để phục vụ du khách nước ngoài? (ảnh chỉ có tính chất minh họa). |
Chuyện thứ ba:
Thuộc lớp trẻ hơn nhưng anh đã sớm khẳng định được mình trong làng hội họa đương đại Việt
- Vẽ tình cảm của mình đối với đồ vật xung quanh.
- Thế tại sao mọi đồ vật cứ như trong thế giới nghiêng?
- Bảo người khác cảm nhận như mình là điều rất khó, nhưng nếu tranh gây được ấn tượng là tốt rồi.
Bệnh a dua khiến nhiều họa sĩ hoang tưởng
Nhìn vào mặt bằng chung có thể nhận xét hội họa Việt
Nói như thế không phải người Việt không chơi tranh, nhưng nó vẫn thuộc thú chơi cao cấp và xa xỉ nên chỉ những cơ quan lớn, công ty lớn, khách sạn mua tranh với mục đích tăng cường quan hệ thương mại, tức là tự làm sang mình để mưu cầu việc khác chứ không phải để thưởng thức nghệ thuật.
Có thể nói hiện nay giới họa sĩ là những người kiếm tiền thuận hơn cả trong giới nghệ thuật. Một khi nét vẽ của họ đã đúng "luồng" thì mỗi bức có giá hàng nghìn đô, khá hơn có thể 10.000 đô hoặc hơn thế với những bức vẽ khổ to.
Đa số họa sĩ hiện nay đã rời bỏ chức năng dùng hội họa để phản ánh cuộc sống mà chọn đề tài theo sự yêu thích của khách hàng. Xu hướng khách hàng thích gì vẽ nấy đã thu hẹp phạm vi sáng tạo của nghệ sĩ. Thậm chí có họa sĩ đi maketing trước nhu cầu của khách hàng rồi mới về "sáng tạo". Lại có cả họa sĩ tên tuổi hẳn hoi, khi thấy loại tranh đó bán chạy đã vẽ hàng loạt như kiểu sản xuất đồ mỹ nghệ. Cũng lại có họa sĩ vẽ kiểu commăng, giá cả đã thỏa thuận, khi đó chẳng còn đâu sự sáng tạo mà vẽ theo ý đồ của người bỏ tiền mua.
Đánh giá một cách thật nghiêm túc, chục năm trở lại đây, các họa sĩ Việt
Hội họa Việt
Hội họa Việt
Có thể nói mấy năm gần đây chưa có bức tranh nào gây thành sự kiện như "Chơi ô ăn quan" của Nguyễn Phan Chánh, "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân, "Em Thúy" của Trần Văn Cẩn, tranh Phố của Bùi Xuân Phái... Những bức tranh này đến giờ ai nhìn cũng vẫn thấy đẹp, khi in lại chỉ là ảnh tranh mà người ta vẫn thích. Nhưng vì đối tượng thưởng thức của hội họa đã thay đổi, quần chúng không còn là khách hàng nên trường phái tả thực không còn phát triển. Công chúng Việt Nam với tư cách khách hàng có tiền để mua tranh với giá mấy nghìn đô treo trong nhà không nhiều (mặc dù rất muốn), điều kiện kinh tế chưa cho phép mà mới chỉ dám bỏ ra vài trăm nghìn để mua ảnh tranh hoặc vì mê quá nhưng không có tiền mua tác phẩm độc quyền thì đành mua tranh sao chép, cũng là để thỏa mãn một nhu cầu làm sang cho ngôi nhà của mình. Chỉ có điều, vừa đến thăm nhà này thấy bức tranh "Mùa thu vàng" của Levitan, mấy bữa sau tới chơi nhà người bạn khác lại cũng thấy bức đó chễm trệ trên tường. Hay các bức tranh lá đỏ, đồng lúa vàng…thì nhan nhản ở các nhà. Lại cũng có những người mua tranh không do nhu cầu thưởng thức mà là mua theo kiểu a dua. Trong những ngôi nhà đắt tiền dứt khoát phải có bức sơn dầu khổ to. Nhiều khi bên một bộ tràng kỷ gỗ uốn éo cổ điển lại treo một bức tranh hiện đại thời thượng chẳng ăn nhập chút nào. Cũng lại có người sẵn sàng bỏ tiền uống một chai rượu ngoại 15 - 20 triệu đồng, nhưng không bao giờ dám bỏ ra 1.000 đô để mua một bức tranh. Rồi để lòe thiên hạ sự "sang trọng" của mình cũng chỉ mua những bức tranh sao chép trang trí cho cái mẽ của mình và nói khống giá lên. Nhu cầu khách hàng như thế đã làm cùn chức năng sáng tạo của họa sĩ. Ngay cả họa sĩ tên tuổi cũng lao vào con đường sản xuất hàng loạt, quanh đi quẩn lại vẫn vẽ giống nhau, khiến họ không vượt qua được chính bản thân họ. Cái yếu nhất của phần lớn họa sĩ trẻ bây giờ là không có gốc. Cứ thử đặt các bức tranh của họa sĩ Việt