Hoạ sĩ Lý Trực Dũng: Người chuyên "gây hấn"
Nhân dịp tổng kết và trao giải Biếm họa báo chí Việt
- Thưa họa sĩ Lý Trực Dũng, giải "Biếm họa Báo chí Việt
+ Cuộc thi lần này với chủ đề "Môi trường - Biến đổi sinh thái" đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ để cứu môi trường. Lần đầu tiên ở Việt
- Có nhiều người cho rằng, Lý Trực Dũng sinh ra là để làm tranh biếm họa. Sự biếm họa nằm ngay ở diện mạo, tính cách của ông chứ chưa nói gì đến những bức vẽ. Ông nghĩ thế nào về điều này?
+ Báo chí chắc "quý" tôi nên gán cho tôi lắm cái cái tên đại loại như: "Kẻ chọc cười thiên hạ", "Người chuyên đi... "gây hấn"... Cũng như nhiều họa sĩ biếm hoạ khác, tôi đến với biếm họa lúc đầu do yêu thích tranh biếm họa, rồi tự mình vẽ. Dần dà, với thời gian, tôi hiểu rõ hơn ý nghĩa, sức mạnh, sự hấp dẫn của tranh biếm họa, lịch sử của tranh biếm họa, thiên chức của họa sĩ biếm họa và thấy tự hào là mình là một người trong số đó. Vẽ tranh biếm họa khó mà vẽ được một bức tranh biếm họa hay lại càng khó. Cũng bởi "bệnh nghề nghiệp" nên tôi ít khi chăm chút cho diện mạo của mình. Có thế nào nó cứ thế thôi. Thậm chí nhiều khi bí quá, tôi lấy luôn gương mặt của mình làm thành gương mặt của kẻ bị bôi xấu trong chính các bức tranh biếm họa và thấy cũng… rất hợp lý! Đùa vậy thôi. Thực ra, vẽ tranh biếm họa là một sự lao tâm khổ tứ nên nhiều khi tôi triền miên trong những suy tưởng của mình. Nhiều khi tôi đến xưởng vẽ mà không biết vì sao mình có thể đi đến đó được. Có những lúc, vừa đi đường vừa nghĩ nên tôi không biết mình vượt đèn đỏ, chỉ khi anh cảnh sát giao thông "tuýt còi" mới dừng lại… nộp phạt!
Tranh biếm họa của họa sĩ Lý Trực Dũng! |
- Trong số cả nghìn bức tranh biếm họa, có bức nào anh vẽ theo sự thúc giục cá nhân chứ không phải theo đơn đặt hàng của các ấn phẩm báo chí?
+ Rất nhiều. Chẳng hạn là bức vẽ về "Chí Phèo" và "Thị Nở", chùm tranh về bệnh khoe thành tích, hoặc "Sáng kiến thời xăng tăng giá cao", và nhiều tranh không lời về môi trường, giáo dục… Với tôi, báo đăng tranh biếm họa của tôi thì tốt, nhưng vì lý do gì đó mà không đăng cũng chẳng sao, quan trọng là mình đã vẽ và lưu giữ nó. Mặt khác, tôi vẽ tranh cũng không vì mục đích kinh tế, vì với một mẩu giấy bằng bao diêm, lớn hơn là bằng nửa bàn tay thì nhuận bút cũng không thể nuôi sống được mình. Có những tờ báo in tranh của tôi vài năm liền nhưng không thấy tôi đến lấy nhuận bút, khi người ta gọi đến để… truy lĩnh một thể thì tôi xin phép được đưa luôn số nhuận bút đó vào Quỹ Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam của họ. Tôi sống chủ yếu bằng nghề kiến trúc và thường lấy nghề này để nuôi nghiệp hội họa của mình.
- Tôi có suy nghĩ thế này, đã là con người thì ai cũng có khuyết điểm cả, và như cha ông ta vẫn nói "Tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại". Anh thì lại chuyên đi "bới móc" cái xấu của người khác. Đã bao giờ anh bị "hệ lụy" vì những bức vẽ của mình?
+ Hệ lụy có và cả những niềm vui cũng có. Tôi xin đơn cử ví dụ vui trước. Có lần tôi đến khám ở Bệnh viện Việt - Xô, ngay sau khi trả quyển sổ y bạ cho tôi, nữ bác sĩ bèn… xin lại. Cô nhìn vào tên tôi và hỏi lại: "Có phải anh là Lý Trực Dũng chuyên vẽ tranh biếm họa không?". "Dạ vâng!" - tôi trả lời. Rồi vị ấy "soi" tôi rất kỹ và cầm sổ ghi thêm cho tôi 6 loại thuốc khác nhau để đi ra hàng thuốc nhận phân phối. Nhưng có những người yêu quý thì cũng có những người… ghét như hắt nước đổ đi. Đó là khi tôi phản ánh đến những vấn đề nóng bỏng của đời sống như tham nhũng, phá rừng, hủy hoại môi trường, hiệu ứng nhà kính… Chẳng hạn có lần tôi vẽ một bức (đã in báo) về một người cao lớn đứng trên cao, một tay thì ông ta nói về đạo đức nhưng một tay lại luồn qua phía sau để nhận phong bì hối lộ… Dĩ nhiên, trên bức vẽ có vài chú thích và vô tình có đụng chạm đến một vài người, một vài đơn vị nào đó, nhưng, cái vị đứng cao đấy lại mang khuôn mặt của… chính tôi nên thực ra là tôi đang… tự giễu tôi đấy chứ.
- Như đã nói trên, ông có một nghề tay phải vững chắc nên anh ít khi phải "cân đong đo đếm" để lo cho đời sống. Còn đa phần các họa sĩ trẻ thời nay, để kiếm sống, họ thường vẽ những thể loại tranh dễ bán được để kiếm tiền. Đó phải chăng là một trong những lý do khiến chúng ta ít có những họa sĩ trẻ đi theo thể loại tranh biếm họa như ông đã từng theo đuổi mấy chục năm nay?
+ Ở nước ngoài, rất nhiều họa sĩ sống khỏe bằng nghề biếm họa. Nhuận bút cao, tranh tốt được các bảo tàng nhà nước và tư nhân sưu tầm. Ở nước ta, phần lớn các họa sĩ phải sống bằng các nghề khác nhau để tồn tại mà làm biếm họa. Đó là sự dấn thân. Lớp trẻ ngày nay có rất nhiều lợi thế về thông tin, công nghệ. Nhưng biếm họa cần nhất là trí tuệ, sự dấn thân, đam mê... Tôi tin dù sớm hay muộn chúng ta sẽ có một đội ngũ họa sĩ biếm họa tài năng không những tiếp nối được các bậc đàn anh mà còn phải hơn họ, ở tầm khu vực và quốc tế. Giải biếm hoạ báo chí Việt nam lần III - "Cúp Rồng Tre" là một dịp rất tốt để các bạn trẻ thể hiện, góp sức vào sự phát triển cho Biếm họa nước nhà. Những bức tranh biếm họa được chọn lọc hấp dẫn của cuộc thi biếm họa này được trưng bày ở phố Lý Đạo Thành Hà Nội là một minh chứng cụ thể nhất về sự trỗi dậy của biếm họa và biếm họa xuống đường, có điều kiện tương tác trực tiếp với người xem.
- Vì Lý Trực Dũng quá nổi bật với thể loại tranh biếm họa nên ít người biết rằng ông từng là một họa sĩ thành công với thể loại tranh lụa. Ông đã từng có triển lãm riêng "Lụa làng" và đã đoạt Huy chương Bạc trong Triển lãm Mỹ thuật năm 1990 với tác phẩm "Chiến tranh". Tại sao từ bấy đến nay, ông không trở lại với tranh lụa nữa?
+ Nhắc đến triển lãm này, tôi nhớ lại một câu chuyện vui: Triển lãm 30 bức tranh nhưng cho đến lúc khai mạc tôi mới có 29 bức và bức tranh thứ 30 tôi đang hoàn tất những nét vẽ cuối cùng tại xưởng vẽ của mình ở 53 phố Huế. Chờ tranh khô tôi mới hớt hải mang tranh đến phòng triễn lãm 29 Hàng Bài. Họa sĩ Chu Hồng Sơn, phụ trách phòng triễn lãm phát cáu vì đã quá giờ khai mạc triễn lãm. Bức tranh cuối cùng ấy sau này có người hỏi mua nhưng tôi không bán mà để treo tại nhà như một kỷ niệm đáng nhớ. Hiện tôi quá bận với nhiều công việc khác nhau nên không thể tĩnh tâm để vẽ lụa. Tôi mong năm tới có thời gian để trở lại với tranh lụa với chủ đề "Tình làng". Tôi yêu tranh lụa bởi cái chất mong manh, huyền ảo, sâu thẳm khi màu nước thấm sâu vào từng thớ lụa
- Vâng, xin cảm ơn họa sĩ Lý Trực Dũng!