Diễn viên còn sống cuối cùng của tác phẩm điện ảnh kinh điển "Cuốn theo chiều gió" được Nữ hoàng Anh phong Hiệp sĩ ở tuổi 101

Thứ Ba, 24/10/2017, 17:30
Nữ diễn viên được hàng triệu người mến mộ trong tác phẩm điện ảnh kinh diển "Cuốn theo chiều gió" Olivia De Havilland vừa tròn 101 tuổi. Vinh dự hơn, bà vừa được phong tước Hiệp sĩ từ Nữ hoàng Anh Elizabeth II vào đúng sinh nhật.


Người già nhất được phong Hiệp sĩ

Cùng danh sách trên có nữ diễn viên của loạt phim "Harry Potter", Julie Walters - người được đề cử giải Oscar hai lần và June Whitfield, người đã đóng vai mẹ của Edina Monsoon trên phim "Absolutely Fabulous".

Mặc dù danh sách dự sinh nhật nữ hoàng năm ngoái bao gồm huyền thoại ca nhạc Vera Lynn được phong Hiệp sĩ ở tuổi 99, song De Havilland thực sự phá vỡ kỷ lục của ngôi sao trên về độ tuổi được phong tước: Nữ diễn viên người Anh Gwen Ffrangcon-Davies, người đã được phong tước nữ Hiệp sĩ ở tuổi 100 năm 1991. Những người khác nhận được danh hiệu trong năm nay bao gồm cặp hát opera giọng cao Sarah Connolly, 53 tuổi, và diễn viên hài kịch Billy Connolly. Ngôi sao 74 tuổi của phim "Mrs Brown and Brave" nói rằng, ông "hài lòng và hơi bối rối" khi được phong hiệp sĩ cho hạng mục dịch vụ giải trí.

Bà Olivia chia sẻ: "Đây cũng là món quà sinh nhật vui nhất đời tôi, thật vinh dự"... Ở tuổi trên, dù đã bị suy giảm thính lực và thị lực, nhưng bà Olivia vẫn có thể đọc và trả lời email. Bà vẫn leo cầu thang mỗi ngày... Bí quyết sống lâu - sống khỏe của bà chính là luôn "yêu thương, vui vẻ và học hỏi".

Olivia De Havilland trong "Cuốn theo chiều gió".

Chia sẻ về vai diễn Melanie trong "Cuốn theo chiều gió", bà Olivia cho biết rằng ngay từ đầu bà đã không thử vai nữ chính Scarlett O'Hara, bởi bà bị hấp dẫn bởi nhân vật Melanie Wilkes hơn, một phụ nữ truyền thống, không nổi loạn như nhân vật Scarlett, mặc dù ở thời điểm đó tất cả các nữ diễn viên đều đổ xô thử vai Scarlett. Ít ai biết rằng, Olivia De Havilland có một sự nghiệp lừng lẫy ở Hollywood. Nữ diễn viên gạo cội đã tham gia hơn 50 bộ phim trong suốt sự nghiệp diễn xuất của mình từ năm 1935 đến 1988, và hai lần nhận tượng vàng Oscar.

Trong bộ phim "Cuốn theo chiều gió" đoạt giải Oscar này, Havilland thủ vai Melanie Wilkes, tình địch của nhân vật chính Scarlett O'Hara. Bên cạnh "Cuốn theo chiều gió", bộ phim giúp bà đoạt giải Oscar đầu tiên là phim "To each his own" năm 1946, và bà đoạt giải Oscar thứ hai với bộ phim "Nữ thừa kế" (The Heiress) năm 1949. Năm 1939, người yêu điện ảnh trên toàn thế giới đã vô cùng chấn động với sự thành công vang dội của "Cuốn theo chiều gió". Bộ phim giành tới 8 giải Oscar và thu về 198.6 triệu USD khi được tái chiếu tại 214 rạp năm 1998.

"Cuốn theo chiều gió" đã đi vào lịch sử điện ảnh như là bộ phim màu đầu tiên đoạt giải Phim hay nhất; trở thành một trong những bộ phim kinh điển có sức hút mãnh liệt với đông đảo khán giả trên toàn thế giới cho đến nay. Bộ phim xoay quanh những biến động trong cuộc đời của Scarlett O'Hara, con gái của Gerald O'Hara-một điền chủ giàu có ở Georgia trước nội chiến Mỹ.

Từ một cô gái giàu có kiêu kỳ, Scarlett đã phải bươn chải khi miền Nam thất thủ, đối mặt với nhiều cam go để rồi nàng nhận ra rằng thử thách lớn nhất mà nàng phải vượt qua chính là giành lại tình yêu của chàng lãng tử Rhett Butler.

Olivia De Havilland, hiện là một trong những diễn viên cuối cùng còn lại của "kỷ nguyên vàng Hollywood", và của bộ phim "Cuốn theo chiều gió" hiện giữ kỷ lục một trong ba phim đoạt nhiều giải Oscar nhất.

Những bí mật ít biết về phim "Cuốn theo chiều gió":

Có 3 đạo diễn trong suốt quá trình quay phim

Greoge Cukor, người từng làm việc với diễn viên nữ chính Vivien Leigh, là đạo diễn đầu tiên được thuê để chỉ đạo quá trình quay phim. Tuy nhiên, không lâu sau khi bộ phim bắt đầu bấm máy, Greoge Cukor bị sa thải và Victor Fleming trở thành đạo diễn tiếp theo của bộ phim. Không may, tình trạng sức khỏe của Victor không được tốt khiến ông bị kiệt sức và đành nhường vị trí đạo diễn cho Sam Wood.

Không phải bộ phim đầu tiên có chứa từ chửi thề

"Cuốn theo chiều gió" không phải là bộ phim đầu tiên có lời thoại chứa từ chửi thề. Trước đó, bộ phim câm Cavalcade cũng chiếu phụ đề với từ chửi thề. Tuy nhiên lời thoại nổi tiếng của diễn viên nam chính Clark Gable trong bộ phim: "Frankly, my dear, I don't give a damn" (Thành thật mà nói, em yêu, anh không chửi rủa), vẫn luôn được nhắc đến như ví dụ điển hình về việc đưa ngôn ngữ đường phố vào trong phim ảnh. Để lời thoại của Clark được xuất hiện trong bộ phim, nhà sản xuất David O. Selznich đã vô cùng vất vả.

Hàng nghìn nữ diễn viên đã tham gia thử vai cho vai diễn chính Scarlett

Trong số 1.400 cô gái trẻ tham gia thử vai cho vai Scarlett, chỉ có 400 người được nhà sản xuất mời đọc lời thoại. Cuối cùng, chỉ có Vivien Leigh và nữ diễn viên Paulette Goddard được cân nhắc. Để tìm ra diễn viên hoàn hảo nhất đóng vai Scarlett đồng thời quảng bá cho bộ phim từ giai đoạn thử vai, nhà sản xuất đã mở ra cuộc bỏ phiếu của chính những fan truyện gốc. Dù Vivien Leigh chỉ nhận được 1 phiếu bầu nhưng cô vẫn được chọn vì tại thời điểm đó Paulette đang vướng scandal tình ái với Charlie Chaplin và nhà sản xuất sợ điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến bộ phim. Tuy vậy, Vivien đã chứng tỏ được tại sao mình lại vượt qua 1.400 nữ diễn viên khác khi giành được một tượng vàng Oscar cho vai diễn kinh điển này.

Bà Olivia De Havilland tròn 101 tuổi. 

Vivien không hề thích những cảnh hôn Clark

Khi đóng cảnh hôn, Clark Gable thường đeo răng giả, đó là điều mà Vivien không thích. "Hôn Clark Gable trong "Cuốn theo chiều gió" chẳng có gì thú vị cả. Hàm răng giả của anh ấy có mùi thật kinh khủng" -  nữ diễn viên từng thổ lộ với báo chí.

Là bộ phim dài nhất từng đoạt giải Oscar

Không chỉ là bộ phim màu đầu tiên giành giải Oscar, "Cuốn theo chiều gió" còn là bộ phim có thời lượng dài nhất từng giành giải thưởng cao quý này. Tổng cộng độ dài các cảnh quay lên tới 150.000m phim. Phiên bản mà chúng ta được xem rút xuống còn hơn 6.000m (gần 4 giờ chiếu). Thời gian Vivien xuất hiện trong các cảnh phim là 2 giờ 23 phút 32 giây. Cô cũng là nữ diễn viên có thời gian xuất hiện trong một bộ phim dài nhất từng đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Chú ngựa của Gerald O'Hara trở thành ngôi sao truyền hình

Nếu bạn từng xem bộ phim truyền hình "The Lone Ranger", có thể bạn sẽ cảm thấy hình như đã nhìn thấy chú ngựa Silver ở đâu đó. Cảm giác của bạn hoàn toàn đúng, đó chính là chú ngựa mà Thomas Mitchell từng cưỡi khi đóng vai Gerald O'Hara -cha Scarlett.

Vivien được trả cát-xê thấp hơn nhiều so với Clark Gable

Clark Gable quay phim trong 71 ngày (không liên tục) và nhận được cát-xê là 120 nghìn USD (tương đương 2 triệu USD ngày nay). Còn Vivien Leigh làm việc trong 125 ngày nhưng chỉ nhận được 25 nghìn USD (tương đương 418 nghìn USD ngày nay).

Clark dọa tẩy chay buổi công chiếu của bộ phim

Hattie McDaniel là nữ diễn viên Mỹ gốc Phi đầu tiên được đề cử và đoạt giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn bà vú tốt bụng. Tuy nhiên, bà lại không được phép tham dự buổi công chiếu của bộ phim tại Atlanta do phân biệt chủng tộc. Clark Gable đã vô cùng tức giận đến mức dọa tẩy chay buổi công chiếu vì Hattie là người bạn mà Clark rất thân thiết. Tuy nhiên sau đó, Hattie đã thuyết phục để Clark xuất hiện.

Clark nhận vai diễn chỉ vì số tiền thù lao giúp ông ly hôn với người vợ thứ hai

Clark từng thú nhận ông không thực sự hứng thú với vai Rhett. Tuy nhiên tại thời điểm đó, ông đang cần một số tiền lớn để giải quyết vụ ly hôn với người vợ thứ hai Rhea Langham và kết hôn với người vợ thứ ba Carole Lombard. Đó là lý do khiến ông nhận vai diễn này.

Vivien chưa từng nhảy trong bộ phim

Vivien là một nữ diễn viên tài năng, nhưng trong lĩnh vực nhảy múa, cô lại không có chút năng khiếu nào cả. Trong phân cảnh khiêu vũ tại buổi dạ hội, chính vũ công Sally De Marco là người đóng thế thay Vivien.

Leslie Howard rời khỏi Mỹ trước khi buổi công chiếu diễn ra

Leslie Howard là một trong số rất ít diễn viên tham gia bộ phim không có mặt trong buổi công chiếu. Ông quay trở về Anh để phục vụ trong quân đội Anh khi chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ.

Trường Minh
.
.