Con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái và cuộc chiến với những kẻ làm tranh giả
Bước đầu "dọn đường dư luận"
Chúng tôi đến ngôi nhà số 87 phố Thuốc Bắc đúng lúc anh Phương tiễn 2 vị khách nước ngoài vừa ghé thăm "Thế giới Phái". Họa sĩ Bùi Thanh Phương đưa chúng tôi đi xem mấy trăm bức tranh gốc của Bùi Xuân Phái được treo trang trọng trong các phòng của 4 tầng nhà.
Giờ đây, những bức tranh này thực sự trở thành "của gia bảo" của họ Bùi. Trong không gian "Thế giới Phái", họa sĩ Bùi Thanh Phương đã tiết lộ cho chúng tôi biết về Hội chợ triển lãm tranh quốc tế sẽ tổ chức tại Hồng Công giữa tháng 5 năm nay.
Bùi Thanh Phương là đại diện duy nhất của Việt
Bùi Thanh Phương cho rằng, bức tranh "Trước giờ biểu diễn" giả mà Sotheby's đã bán được với giá cao ngất ngưởng là 120.000 USD thì nay một bức tranh thật, to hơn, đẹp hơn, được chính gia đình bán ra, lại có con dấu đóng trên tờ certificate (giấy chứng nhận) cùng chữ ký của người bán chắc chắn sẽ có nhiều người quan tâm.
Ngoài ra, Bùi Thanh Phương hy vọng rằng sau Hội chợ triển lãm tranh lần này, bạn bè quốc tế sẽ hiểu thêm về các danh họa Việt Nam và tác phẩm của họ, để rồi bớt đi tình trạng tranh của Việt Nam trôi nổi trên thị trường, người ta tình cờ gặp, nổi hứng rồi mua như hơn chục năm về trước mà không biết đến giá trị đích thực của tác phẩm.
Theo họa sĩ Bùi Thanh Phương, việc Sotheby's chủ yếu bán tranh giả của các danh họa Việt
Và tất cả các bức giả khác nữa, họ cũng thuê chép hoặc mua với giá vài trăm USD (giá của tranh chép). Nhưng khi về Hồng Công, những bức tranh này đều được bán với giá tranh thật, nghĩa là được đặt giá cao lên gấp hàng chục, hàng trăm lần như chúng ta đã thấy.
Ngoài mục đính nhằm xác định tranh thật và giá thật của bức tranh trong chuyến đi Hồng Công sắp tới, họa sĩ Bùi Thanh Phương cũng muốn "dọn đường dư luận" bên đó trước khi nộp đơn khởi kiện Sotheby's như đã tuyên bố. Anh sẽ có dịp gặp gỡ báo chí Hồng Công, cung cấp thông tin cho họ, giới thiệu cuốn sách (được dịch ra 2 thứ tiếng Anh và Pháp) mà nội dung phản ánh vụ Sotheby's bán tranh được xem là giả của Bùi Xuân Phái từng gây xôn xao các phương tiện truyền thông ở Việt Nam.
Chi phí cho cuộc "thăm dò" này được họa sĩ Bùi Thanh Phương dự tính là 10.000 USD, bao gồm 5.000 USD tiền thuê gian hàng trong 3 ngày và 5.000 USD cho 5 người nữa của Phai's House Company tham gia trong chuyến đi. Trước đó, Bùi Thanh Phương đã phải chi 3.000 USD cho việc in cuốn sách để phục vụ cuộc tham dự Hội chợ Mỹ thuật quốc tế tại Hồng Công.
Theo anh Phương, Sotheby's được thành lập từ năm 1744, là một trong những nhà đấu giá lớn nhất trên thế giới với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Bắt đầu từ việc tổ chức đấu giá các tác phẩm nghệ thuật, Sotheby's dần mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác và có chi nhánh tại nhiều nơi trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Hồng Công… Các đại gia sưu tập trên thế giới hầu hết tham gia vào công việc giao dịch mua và bán với Sotheby's.
Tuy nhiên, đến nay, hầu như chưa có cá nhân, tổ chức Việt
Gian nan cuộc chiến với nạn làm tranh giả
Cuối năm 2008, việc Sothebys rao bán 5 bức tranh của Bùi Xuân Phái (4 trong 5 bức nói trên được cho là giả) đã bị Bùi Thanh Phương phản ứng một cách quyết liệt. Ngay sau đó một email được gửi đến Sotheby's của họa sĩ Bùi Thanh Phương với tư cách là con trai của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái. Hãng đấu giá này đã gỡ 5 bức tranh ra khỏi catalogue, tuy nhiên không hiểu sao Sotheby's vẫn có khách hàng mua những bức tranh đó. Theo anh Phương thì những bức tranh đó được mô phỏng một cách khá thô vụng.
Một phiên đấu giá tranh của nhà đấu giá Sotheby's. |
Bùi Thanh Phương đã có quyết định khởi kiện Sotheby's. Anh đã mời Henry Gallagher - một luật sư người Mỹ rất mê tranh Phái - làm cố vấn trong vụ việc này. Anh cho biết, một khi đã khởi kiện, sẽ phải tuân thủ luật quốc tế. Theo đó, chi phí theo đuổi vụ kiện sẽ không phải là nhỏ. Ở các nước, việc thẩm định tranh giả hay thật do các viện giám định thực hiện.
Từ bức tranh giả, họ sẽ phân tích xem màu của tranh, giấy, lụa của tác phẩm được sản xuất từ thời nào… Ngoài ra, cũng có thể giám định chữ ký của tác giả tại các bức tranh. Đó chính là căn cứ để xác định xem liệu Sotheby's có mượn danh Bùi Xuân Phái để rao bán các bức tranh chép hay không?
Họa sĩ Bùi Thanh Phương khẳng định, việc anh quyết định khởi kiện Sotheby's không phải là phản ứng nhất thời mà trên thực tế anh đã lặng lẽ quan sát những việc làm mà anh cho là không minh bạch đang diễn ra trên các sàn đấu giá quốc tế của Sotheby's thời gian qua. Anh còn có những thông tin về số lượng tranh giả mang tên Bùi Xuân Phái đã bị gian lận để kiếm lời bất chính.
Các dữ liệu trên Internet về những giao dịch mua bán của Sotheby's liên quan đến tranh được cho là giả Bùi Xuân Phái kể từ năm 1987 đến nay đã lên tới vài trăm trang giấy. Bây giờ không chỉ tại Việt
Bởi chỉ cần anh dừng lại chẳng khác nào sẽ tạo một tiền lệ tiêu cực về sau. Anh nhấn mạnh: "Tôi muốn để cho các hãng đấu giá lớn như Sotheby's biết rằng, họ không thế mãi lợi dụng danh tiếng của người khác để kiếm lời".
Anh Phương đã thống kê toàn bộ tác phẩm từ năm 1987, thời điểm bắt đầu xuất hiện những bức tranh giả Phái ở các trường đấu giá quốc tế. Theo các thông số trên trang Artprice.com, cụ thể là Sotheby's đã bán trót lọt 200 bức tranh dán mác Bùi Xuân Phái từ 1987 đến nay.
Số tiền thu được lên đến vài triệu USD. Nếu vụ kiện thắng lợi, ngoài yêu cầu một lời xin lỗi trước dư luận, anh còn đòi bên bị đơn "bồi thường" bằng tiền. Và anh mong muốn nếu thắng kiện, phần lớn số tiền đó sẽ được nhập vào Quỹ giải thưởng Bùi Xuân Phái, bởi theo anh đó là cách công bằng nhất để bồi thường danh dự cho danh họa Bùi Xuân Phái.
Vẫn biết việc khởi kiện hãng đấu giá nổi tiếng như Sotheby's là vô cùng khó khăn và tốn kém, song Bùi Thanh Phương vẫn quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng. Anh cho rằng đây cũng là phản ứng đầu tiên của Việt