“Cẩm nang” cho ứng viên đoạt giải Oscar
Người chiến thắng chỉ có vài chục giây để giãi bày cảm tưởng của mình trước sự chứng kiến của cả thế giới. Để tránh những sơ xuất không đáng có, ngôi sao màn bạc Tom Hanks và các giới chức của Viện Hàn lâm Điện ảnh và Khoa học Mỹ đã cho ra lò một cuốn băng video “cẩm nang” có nhan đề “Hướng dẫn nội bộ: Những gì các ứng viên cần biết” dành cho những người đoạt giải.
Cuốn băng video đề cập đến những khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử giải Oscar kèm theo ví dụ về những diễn văn đáp từ hay có, dở có và cả cực dở. Trong băng video, Hanks đánh quần jeans và áo cộc tay đen ngồi trong nhà hát Kodak trống trơn, nơi sẽ diễn ra lễ trao giải Oscar, và nồng nhiệt ban phát “vài lời khuyên hữu ích nhằm hướng dẫn mọi người có được sự dí dỏm, tinh tế và sáng suốt - hay chí ít cũng có những lời phát biểu khúc triết”.
Phần đầu của “cẩm nang” là người trúng giải phải lên sân khấu và kết thúc bài phát biểu của mình trong thời gian cho phép. Trên đường lên sân khấu nên tránh ôm hôn hết người nọ đến người kia.
Tiếp theo, thay cho cảm ơn tất cả mọi người thì hãy thể hiện lòng biết ơn như Robert De Niro đã làm khi ông nói: “Cảm ơn mẹ tôi và cha tôi vì đã sinh ra tôi, và ông bà tôi vì đã sinh ra cha mẹ tôi”. Hay như Robin Williams khi đoạt giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 1998 với bộ phim “Chàng Will Hunting tốt bụng” đã nói: “Trước tiên tôi muốn cảm ơn cha tôi, khi tôi nói tôi muốn làm diễn viên thì ông bảo: “Tuyệt lắm, chỉ cần con phải kiếm thêm một nghề phụ như thợ hàn là được!”.
Lời khuyên trong cuốn cẩm nang này là ứng viên đoạt giải phải cố sử dụng tối đa thời gian cho phép, hãy nói những lời đáng nhớ như Steven Soderbergh đã tung hô nghệ thuật tại lễ trao giải năm 2001 hoặc như Louise Fletcher dùng cử chỉ cảm ơn phụ thân và mẫu thân bị khiếm thính của mình tại lễ trao giải Oscar năm 1975.
Quyết không làm “trâu chậm uống nước đục”, tờ USA Today cũng tung ra một cuốn “cẩm nang” cho người chiến thắng tại lễ trao giải Oscar. Đứng đầu những mục nên làm là phải diễn đạt sao cho thật ấn tượng như nữ diễn viên Sally Field khi đoạt giải Oscar thứ hai với bộ phim “Vị trí trong tim” mùa giải 1985.
Bà đã ghi tên mình vào lịch sử giải Oscar bằng phát biểu: “Các bạn thích tôi. Tôi không thể phủ nhận một thực tế là các bạn thích tôi!”.
Người đoạt giải phải cố nhỏ cho được vài giọt lệ. Đây là độc chiêu “viên kim cương đen”
Đôi khi không cần ngôn từ vẫn có thể thể hiện mình. Về khoản này thì ít ai qua mặt được Adrien Brody khi anh ẵm được tượng vàng Oscar với “Nghệ sĩ dương cầm” năm 2002. Thay vì phải “phí nhời” trước cử tọa, Brody đã quay sang hôn ngôi sao dẫn chương trình năm đó là
Jack Palance hít đất tại buổi trao giải. |
Còn Jack Palance khi nhận giải
Điều tối kị đối với người đoạt giải là khi phát biểu phải dùng giấy tờ: chỉ khiến khán giả không thèm nghe nữa. Cơn ác mộng này đã xảy ra với nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Jennifer Connelly trong phim “Ký ức đẹp”.
Cũng không nên đề cập quá nhiều đến chính trị vì dễ bị la ó như trường hợp Vanessa Redgrave tại lễ trao giải Oscar 1977. Và trên hết người đoạt giải phải có cảm xúc trung thực và tự nhiên khi đứng trên sân khấu và phải cho khán giả thấy mình thực sự hạnh phúc khi là người chiến thắng