Thời đại của dữ liệu từ các kênh truyền thông xã hội
Sự tranh cãi ấy, chúng ta không bàn tới vì bức ảnh chỉ là bức ảnh, không phải toàn bộ sự thật những gì đã diễn ra. Nhưng điều chúng ta cần quan tâm hơn là một lần nữa, facebook, youtube và các nền tảng mạng xã hội đã biến một vụ việc thành một con sóng lớn như thế nào ở thời đại của big data (dữ liệu lớn từ các kênh truyền thông xã hội).
Hiểu thế nào về tầm quan trọng của big data, chúng ta cần nắm vững được big data là gì. Thực chất, đó là các gói dữ liệu cực lớn mà trong đó, dữ liệu cá nhân của người dùng đang là điểm nóng thu hút nhất ở thời đại 4.0 này. Hãy tưởng tượng thế này, nếu nhà bạn có chuột, và bạn vô cùng khó chịu vì chú chuột ấy, bạn sẽ rình xem nó như thế nào.
Các phương tiện truyền thông thời hiện đại (nguồn ảnh Internet). |
Quan sát và minh định được đó là con chuột nhắt, ước chừng bằng hai ngón tay, màu xám, đuôi dài, bạn mới chỉ có dữ liệu (data) về nó mà thôi. Nhưng để đánh bẫy nó, bạn sẽ cần những dữ kiện khác nữa. Bạn phải quan sát tập quán của nó: khi nào thì ra khỏi ổ, khi nào thì đi ăn, vị trí ưa thích để phá ở đâu, và quan trọng nhất, lối đi quen thuộc của nó. Không có những thông tin ấy, bạn không thể đánh bẫy được chú chuột kia. Và tất cả những thông tin kể trên chính là dữ liệu hành vi của chuột, mà với con người, chúng ta gọi nó là big data.
Nhiều lần, chúng ta hẳn ngạc nhiên khi mình mới vừa lên google tìm kiếm một sản phẩm, thông tin nào đó thì sau đó chẳng bao lâu, khi ta lướt facebook hay bất kỳ một website nào khác, lập tức có những quảng cáo hoặc gợi ý các thông tin tương tự đập vào mắt mình.
Nhưng điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Khi ta gõ một dòng lệnh tìm kiếm lên google, ta đã cung cấp cho nó một dữ liệu vô cùng quan trọng góp phần để nó có thể phân tích và có được một phần big data. Và ở thời đại này những nền tảng thu thập cũng như phân tích dữ liệu gói lớn ấy không quan tâm tới chuyện "tại sao" Vấn đề hôm nay Văn hoá Văn nghệ Công an chúng ta kiếm tìm gì, quan tâm tới xu hướng nào mà chúng chỉ quan tâm tới "cái gì" mà thôi.
Việc ta cho nó biết ta quan tâm tới "cái gì" sẽ mang lại cho nó thứ mà nó cần để sau đó, sử dụng thuật toán dẫn dắt chính ta cũng như những người khác đi theo một xu hướng đám đông.
Rõ ràng, với phần hiểu sơ qua về "lớp váng dầu" của big data thôi, chúng ta nhận ra mình đang sống trong thời đại nào. Đó là thời đại mà mỗi một lần thu thập cũng như trau dồi lại thông tin được chỉnh sửa sau đó, các thuật toán của máy tính sẽ làm cho nó thông minh hơn rất nhiều.
Nhiều người đã sợ hãi viễn cảnh trí tuệ nhân tạo ấy lấn át con người nhưng thực chất, chuyện đáng lo hơn cả chính là những con người hiếm hoi và cụ thể nào đó lợi dụng chính sự thông minh của trí tuệ nhân tạo để dẫn dắt đám đông nhằm trục lợi cho riêng mình.
Đơn cử như ở Việt Nam, thị trường truyền thông hiện nay đang bị khống chế bởi Group M, một tập đoàn quốc tế, với gần chục công ty con khác nhau cùng hoạt động và thâu tóm. Ước tính, khoảng hơn 65% thị phần đang nằm trong tập đoàn ấy và điều gì sẽ xảy ra khi họ có big data của người dùng Việt, và từ đó tạo ra các trào lưu có lợi cho khách hàng của mình nhưng ngược lại, lại tạo ra sự bất ổn trong đời sống xã hội?
Và đó là còn chưa kể tới việc big data có thể được sử dụng để gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị, bằng cách phát tán những tin vịt, những nội dung gây kích động ở các thời điểm nhạy cảm, mà đơn cử là thời điểm vụ việc Đồng Tâm vừa rồi?
Bởi vậy, tồn tại trong thời đại của big data là một thách thức rất lớn và nó đòi hỏi chính chúng ta, những cơ quan quản trị, phải nắm giữ và làm chủ big data chứ không phải để nó là tài sản độc chiếm của những tập đoàn mại bản nước ngoài…