Châu Á – Giấc mơ tượng vàng Oscar
- Tượng vàng Oscar của Vua hề Chaplin bị đánh cắp
- Rắc rối xung quanh chuyện mua bán tượng vàng Oscar
- Natalie Portman đoạt tượng vàng Oscar
- "The Hurt Locker" giành 6 tượng vàng Oscar
Tranh tài với các cường quốc điện ảnh thế giới, đặc biệt là kinh đô điện ảnh Hollywood, điện ảnh châu Á dường như vẫn luôn bị lép vế trước các đối thủ mạnh. Dẫu vậy, phương Đông bí ẩn luôn là xứ sở đầy hấp lực với những bất ngờ phía trước.
Nhật Bản cử phim mới thắng Cannes dự tranh Oscar 2019
Không có gì ngạc nhiên khi bộ phim "Shoplifters" (tạm dịch "Kẻ ăn cắp vặt") vừa vượt qua hàng trăm ứng cử viên sáng giá tại Liên hoan phim Cannes 2018 hồi tháng 5 và đoạt vương miện cao nhất "Cành cọ vàng" sẽ đại diện cho điện ảnh xứ sở hoa anh đào để dự tranh hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc" tại giải Oscar 2019.
Nhật Bản từng để lại những dấu ấn đáng tự hào trên bản đồ điện ảnh thế giới khi 4 lần chiến thắng giải thưởng danh giá "Acdemy Award" cho hạng mục giải Oscar cho "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc". Đó là bộ phim "Departures" (2008), "Samurail: Musashi Miyamoto" (1995) "Jigokumon" (1954) và "Rashomon" (1951). Ngoài ra, Nhật Bản còn hai lần đoạt giải Oscar cho giải thưởng "Phim hoạt hình hay nhất" với sery phim "Spirited Away" (2001) và giải Oscar cho "Phim hoạt hình ngắn hay nhất" với tác phẩm: "Lamaison en Petits Cubes" (2008).
Dàn diễn viên trong bộ phim “shoplifters”. |
Với lịch sử điện ảnh hơn 100 năm, Nhật Bản là một trong số những nền công nghiệp điện ảnh lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Tuy nhiên trong một thập kỷ lại đây, Nhật Bản dường như khá lận đận với tượng vàng Oscar.
Trở lại với ứng cử viên nặng ký cho giải Oscar năm nay của Nhật, sau khi "Shoplifters" trở về từ nước Pháp với chiến thắng vang dội, "Shoplifters" tạo ra cơn sốt lớn tại phòng vé quê nhà. Phim đoạt doanh thu 39 triệu USD từ các rạp chiếu phim Nhật Bản và đưa "Shoplifters" trở thành bộ phim thành công nhất về mặt doanh thu trong sự nghiệp đạo diễn Hirokazu Kore-eda.
Sau đó, "Shoplifters" còn tấn công cả thị trường điện ảnh Trung Quốc. Với doanh thu 13 triệu USD ở Trung Quốc, tác phẩm lập tức trở thành phim live-action (người đóng) Nhật Bản có doanh thu cao nhất tại quốc gia tỷ dân từ trước tới nay.
Điều đáng nói ở đây, đạo diễn của "Shoplifters" Hirokazu Kore-eda từng trải qua không ít những sóng gió trong quá khứ với Oscar. Ông từng đại diện cho Nhật Bản dự tranh Oscar với tác phẩm "Nobody Knows" (2004), nhưng bộ phim rốt cuộc không lọt vào vòng đề cử cuối cùng. Năm 2013, Viện hàn lâm Nhật Bản gây ra tranh cãi lớn khi không chọn tác phẩm "Like Father, Like Son" (2013) của ông tham dự Oscar, bất chấp việc bộ phim trước đó gây tiếng vang lớn và giành giải tại Cannes.
Cho đến hôm nay, bản thân bộ phim "Shoplifters" không phải không gây ra tranh cãi khi dường như ít nhiều bị "dớp" của những tác phẩm trước đó. Sau chiến thắng tại nước Pháp hồi tháng 5/2018 của bộ phim, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không gửi lời chúc mừng tới ê-kíp, và điều đó làm dấy lên nghi ngờ rằng Thủ tướng Nhật không thích chủ đề của tác phẩm.
Chính vì lẽ đó mà sau đó, Kore-eda từ chối tham dự buổi lễ ăn mừng giải thưởng Cành cọ vàng do Bộ Văn hóa Nhật Bản dự kiến tổ chức. Ông đã hồi đáp với Bộ Văn hoá Nhật bằng thông điệp rằng ông muốn tác phẩm nghệ thuật của mình được tách bạch khỏi những tính toán chính trị.
Vậy là tròn 1 thập kỷ vắng bóng từ sau chiến thắng "Departures" (2008) tại Oscar 2009, giờ là lúc Nhật Bản có quyền mơ về tượng vàng.
Trung Quốc mang "Operation Red Sea" (Điệp vụ Biển Đỏ) tham gia tranh giải Oscar 2019
Một trong những gã khổng lồ của điện ảnh châu Á chính là Trung Quốc. Từng gây nên những xúc cảm đặc biệt tại Oscar khi 2 tác phẩm điện ảnh của Trung Quốc đoạt giải Oscar được liệt vào hàng những bộ phim kinh điển nhất châu Á đó là "The Last Emperor" (Vị hoàng đế cuối cùng).
Bộ phim đã giành tổng cộng 9 giải Oscar, bao gồm cả giải "Phim hay nhất" và "Đạo diễn xuất sắc nhất", đồng thời là phim nước ngoài (Trung Quốc) cuối cùng cho đến nay giành giải "Phim hay nhất trong lịch sử Oscar".
Và bộ phim thứ 2 là "Crouching Tiger" (Ngọa hổ tàng long) của đạo diễn Lý An và dàn diễn viên hạng A gồm Châu Nhuận Phát, Dương Tử Quỳnh, Chương Tử Di đã từng đoạt 4 giải Oscar năm 2001 cho các hạng mục "Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc", "Quay phim xuất sắc", "Nhạc phim hay nhất" và "Phim nước ngoài hay nhất". Trong danh sách 10 phim kinh điển nhất thế giới trong 12 năm, từ năm 2000 đến 2012, tạp chí Time của Mỹ đã bình chọn "Crouching Tiger" ở vị trí thứ 4.
Đến với giải Oscar 2019, bộ phim "Operation Red Sea" sẽ đại diện cho Trung Quốc tham gia tranh giải Oscar lần thứ 91 ở hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất". "Operation Red Sea" đã được phát hành tại Đại lục và đã phá vỡ kỷ lục phòng vé năm 2018 với doanh thu hơn 4,5 tỷ HK$ (hơn 13 nghìn tỷ VND).
Đây là bộ phim được hãng Bona Film Group của Trung Quốc sản xuất, có dung lượng dài 133 phút. Tác phẩm này kể về câu chuyện của đội đặc nhiệm hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ giải cứu con tin và nhằm tiêu diệt lực lượng khủng bố có âm mưu sử dụng vũ khí hạt nhân hòng hủy diệt toàn thế giới. "Operation Red Sea" có sự tham gia của một loạt diễn viên đình đám như Trương Dịch, Trương Hàm Dư, Hải Thanh, Hoàng Cảnh Du, Đỗ Giang,... cùng hàng trăm diễn viên quần chúng thuộc nhiều quốc gia khác nhau và khối lượng trang thiết bị quân sự khổng lồ.
Tuy nhiên "Operation Red Sea" được Công ty TNHH CJ CGV phát hành tại Việt Nam từ ngày 16/3 chỉ sau hơn 1 tuần công chiếu, nhà phát hành phải dừng chiếu vì lý do khán giả Việt "không đón nhận" tác phẩm này, trong đó có tình tiết liên quan tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Cho đến nay Việt Nam mới chỉ có duy nhất bộ phim “Mùi đu đủ xanh” đoạt giải Oscar về phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc. |
Hàn Quốc cử "Burning" (Thiêu đốt) của Yoo Ah-in dự tranh Oscar 2019
Bộ phim gây tiếng vang với nội dung dựa trên truyện ngắn cùng tên của Haruki Murakami sẽ đại diện cho nền điện ảnh xứ kim chi trên đường đua Oscar năm nay ở hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc". Tác phẩm thuộc dòng tâm lý khai thác những mặt tối của giới trẻ Hàn và có nội dung dựa trên truyện ngắn cùng tên của nhà văn Haruki Murakami.
Do đạo diễn lừng danh Lee Chang-dong thực hiện, đây là lần thứ ba một bộ phim của đạo diễn Lee Chang-dong có cơ hội tham gia đường đua Oscar sau "Oasis" (2002) và "Secret Sunshine" (2007). Song, dẫu là thế lực điện ảnh cực lớn tại châu Á trong gần hai thập kỷ qua, Hàn Quốc tới nay vẫn chưa có bất cứ tác phẩm nào lọt vào vòng đề cử cuối cùng của Oscar, chứ chưa nói đến việc một lần được sở hữu tượng vàng.
Thái Lan tham dự phim đồng tính: Tác phẩm "Malila - The Farewell Flower" tạm dịch (Malila - Bông hoa từ biệt) là phim đồng tính của Weir Sukollawat đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để trở thành đại diện cho nền điện ảnh xứ chùa Vàng dự tranh Oscar 2019, hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất đại diện Thái Lan tranh giải Oscar 2019.
Việt Nam mang "Cô Ba Sài Gòn" của Ngô Thanh Vân tham dự Oscar 2019. Cục Điện ảnh xác nhận "Cô Ba Sài Gòn" sẽ là tác phẩm đại diện cho điện ảnh Việt Nam dự tranh hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc" tại Oscar 2019. Bộ phim do Ngô Thanh Vân sản xuất, và bộ đôi đạo diễn Trần Bửu Lộc - Kay Nguyễn thực hiện. Bộ phim lần đầu ra mắt khán giả trong khuôn khổ Liên hoan phim Busan 2017, trước khi được trình chiếu rộng rãi tại quê hương từ ngày 10/11/2017.
Trong lịch sử 91 năm của giải Oscar, tại lễ trao giải Oscar lần thứ 66 (1994), lần đầu tiên một bộ phim Việt Nam lọt vào danh sách đề cử rút gọn hạng mục "Phim nước ngoài hay nhất". Đó chính là tác phẩm "Mùi đu đủ xanh" của đạo diễn Trần Anh Hùng đã đưa điện ảnh Việt Nam vào lịch sử giải thưởng danh giá này. Cho đến nay, "Mùi đu đủ xanh" vẫn là bộ phim duy nhất lọt vào danh sách đề cử rút gọn tại Oscar, và là một chuẩn mực rất riêng cho dòng phim nghệ thuật nước nhà.
Hiện đã có tổng cộng 31 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi phim tới dự tranh Oscar 2019. Riêng với hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc", sau khi các quốc gia và vùng lãnh thổ gửi phim đến với hạn chót vào cuối tháng 9, thành viên của Viện hàn lâm sẽ cùng nhau chọn ra 9-10 tác phẩm cho vòng tiếp theo. Sau đó, họ tiếp tục bỏ phiếu để tìm ra 5 cái tên cho vòng đề cử cuối. Và tác phẩm thắng giải cao nhất được tiết lộ trong đêm trao giải Oscar.
Tượng vàng là duy nhất nhưng có quá nhiều quốc gia mơ về nó.