"Cha đẻ" của thám tử Sherlock Holmes: 150 năm vẫn giữ đầu bảng
Độc giả ngưỡng mộ dựng tượng Conan Doyle đã đành, họ còn dựng cả tượng... Sherlock Holmes, như thể đó là một nhân vật có thật trong đời. Và những câu chuyện kể về Conan Doyle cũng phơi mở cho bạn đọc thấy: Sinh thời, ông có không ít điểm "tương đồng" với nhân vật mà mình sáng tạo nên, và cách xử lý tình huống của nhà văn cũng hấp dẫn, ly kỳ không kém những gì mà thám tử Holmes từng phô diễn... Nếu chọn tác giả đã sáng tạo nên nhân vật thám tử được yêu thích nhất thế giới, chắc chắn vị trí đầu bảng vẫn thuộc về Conan Doyle.
Vạn sự khởi đầu nan
Chào đời tại
Theo học ngành y tại Trường đại học Edinburgh từ năm 1876 tới 1881, sau khi ra trường, Conan Doyle trở thành bác sĩ trên một con tàu biển tới Tây Phi. Một năm sau, ông cho lập phòng khám tư tại
Thật ra, việc sáng tác đã được Conan Doyle khởi động trước đó, trong thời gian ông còn là sinh viên. Cùng với một người bạn tên là J.M.Barrie, Conan Doyle đã viết một vở hài kịch đề cập tới chuyện một nhóm nam sinh viên cải trang để trà trộn vào một ngôi trường dành cho các nữ sinh. Tác phẩm không thành công như mong muốn, thậm chí, nó còn bị Bernard Shaw- một kịch tác gia sau này đoạt giải Nobel Văn học - nhận xét là "Vở kịch trơ trẽn nhất về những hành động ngớ ngẩn, lố bịch".
Tác phẩm gây chú ý đầu tiên của Conan Doyle chính là cuốn "Một cuộc nghiên cứu về màu đỏ" ra mắt bạn đọc năm 1887, khi ông ở tuổi 28. Lần đầu tiên nhân vật thám tử Sherlock Holmes xuất hiện trước bạn đọc. Thành công của cuốn sách không giúp gì nhiều cho Conan Doyle trong cuộc mưu sinh. Bởi vậy ông vẫn coi viết văn như nghề tay trái. Năm 1890, Conan Doyle theo học chuyên ngành nhãn khoa. Một năm sau, ông tới
Xuất xứ của nhân vật thám tử tài ba
Trước đây, dựa theo một số nguồn tin, có nhà nghiên cứu văn học sử đã khẳng định rằng: Sherlock là tên của một người chơi criket danh tiếng trong những năm 70 của thế kỷ XIX. Người này có quen biết Conan Doyle. Tuy nhiên, Sherlock mới chỉ là tên riêng, còn họ của nhân vật? Nhà báo Anh tên là Bill West đã phải vận dụng tới nhiều nguồn tư liệu để khẳng định rằng: Có một người tên là Edwin Holmes, từng phát minh ra hệ thống báo động chống trộm khiến Doyle rất khâm phục. Và để tỏ sự ngưỡng mộ của mình, nhà văn đã không ngần ngại dùng họ của nhà phát minh đó làm tên họ cho nhân vật của mình.
Vậy là, tên của một cầu thủ cricket và họ của một nhà phát minh sáng chế đã kết hợp thành tên Sherlock Holmes.
Đấy là về xuất xứ tên gọi của nhà thám tử lừng danh. Còn "nguyên mẫu" của Sherlock Holmes là ai? Mặc dù đã hơn một trăm năm trôi qua, song đến nay vẫn chưa có ý kiến nào được xem là "ý kiến cuối cùng".
Phổ biến nhất là quan điểm cho rằng hình mẫu của thám tử Holmes chính là bác sĩ Josep Bell, Giáo sư chuyên khoa giải phẫu của Trường đại học
Về ngoại hình, nhân vật Sherlock Holmes cũng có nhiều điểm tương đồng với bác sĩ
Conan Doyle từng "thủ tiêu" nhân vật và tham gia… phá án?
Theo thống kê thì thám tử Sherlock Holmes đã xuất hiện cả thảy trong 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn của Conan Doyle. Nhờ những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn của nhân vật thám tử tài trí này mà nhà văn đã có được một nguồn thu nhập dồi dào giúp ông nuôi sống được gia đình và hơn thế, còn trở nên một nhà văn giàu có. Tuy nhiên, bởi mất quá nhiều thời gian và công sức với loại truyện trinh thám này, đã có lúc Conan Doyle nghĩ đến việc "thủ tiêu" nhân vật, để Sherlock Holmes chết và kết thúc câu chuyện phải ngày đêm nặn bóp theo yêu cầu của báo chí. Ý đồ của ông đã bị mẹ ông phản đối: "Con có thể làm điều con cho là đúng, nhưng độc giả không dễ dàng đồng ý đâu".
Trong truyện ngắn "Vấn đề cuối cùng", Conan Doyle để Holmes bất cẩn tiến đến mép một tảng đá (cùng với anh ta còn có Moriarty) rơi xuống thác nước Reichenbach. Ngay lập tức công chúng nước Anh đã gửi thư bày tỏ sự "phẫn nộ" với tác giả. Áp lực của dư luận đối với nhà văn là hết sức nặng nề.
Đến năm 1902, gần 10 năm sau kể từ ngày Sherlock Holmes bị "chết mất xác", đột nhiên Conan Doyle cho xuất hiện trở lại nhân vật thám tử này. Chỉ có điều câu chuyện tác giả để xảy ra vào thời gian trước khi Sherlock Holmes chết. Công chúng lấy làm tiếc và tới tấp gửi thư đề nghị tác giả hãy làm cách nào cho Sherlock Holmes "sống lại". Chủ một tờ báo cũng đề nghị trả nhà văn 5 nghìn đôla với yêu cầu ông nghĩ ra cách để Sherlock Holmes "sống lại". Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, Conan Doyle đã đặt bút viết tiếp truyện "Ngày trở về của Sherlock Holmes" và một loạt truyện nữa. Ông đã mở đầu câu chuyện: "Mọi chuyện đã xảy ra đúng như chúng ta nghĩ. Sherlock Holmes đâu có chết khi rơi xuống vực. Thật ra anh ta không rơi xuống vực, mà đã tìm cách bò dọc theo tảng đá để thoát khỏi tay kẻ thù". Ông còn giải thích với độc giả rằng, chỉ có Moriarty rơi xuống thác, còn Holmes "vì có nhiều kẻ thù nên chưa thể chết ngay được".
Còn chuyện Connan Doyle trực tiếp tham gia phá án đã diễn biến như sau:
Vào năm 1903, tại làng Great Wyrley ở gần
Cả tác giả và nhân vật đều bất tử
Sự bất tử của Sherlock Holmes thể hiện ở chỗ: Hơn một trăm năm nay, bạn đọc khắp nơi trên thế giới vẫn luôn tỏ ra yêu mến và quyến luyến với nhân vật này. Hiện ở một số nơi, người ta còn ngưỡng vọng đến độ thành lập cả "Bảo tàng Sherlock Holmes" cũng như thành lập các đội đặc nhiệm mang tên nhân vật thám tử tài ba nói trên.
Còn về Conan Doyle thì khỏi phải nói sức "tái sinh" kỳ diệu của ông: Có ai tính được biết bao lần sách của ông được tái bản ở khắp nơi trên trái đất này? Lại nhớ, khi Conan Doyle qua một cơn đau tim đột ngột từ giã cõi đời, thể theo nguyện vọng của ông, bà vợ Nean Leckie của ông không để tang (vì Conan Doyle tin tưởng rằng sau khi chết đi, ông vẫn còn liên lạc được với bà). Trong lễ tưởng niệm Conan Doyle 6 ngày sau cái chết của ông, theo thuyết duy linh (mà nhà văn là một môn đệ), người ta cho đặt một chiếc ghế dành cho ông. Và người đứng đầu thuyết duy linh ở Anh khi ấy đã cảm ơn "sự hiện diện" của Conan Doyle trong buổi lễ.
Nếu nói nhà văn tồn tại bằng tác phẩm, thì có nghĩa là Conan Doyle còn tồn tại mãi mãi!