Cao Bá Quát: Kẻ sĩ mang trái tim hoa mai
Các sĩ phu đương thời tôn vinh Cao Bá Quát là bậc thi thánh. Gia nhập Mạc Vân thi xã, xướng họa nhiều bài hay nức tiếng đến nỗi Tự Đức phải ngợi khen văn tài của ông: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán/ Thi đáo Tùng, Tuy thất thánh Đường. Còn dân gian thì tôn là "Thần Siêu, Thánh Quát".
Thơ ông với những câu dưới dạng câu hỏi, đôi khi có những vần trắc gợi sự
Vẽ theo lối thủy mạc, một bức tranh đậm phong vị thiền có ánh sáng ngược từ xa hắt tới. Một cội mai già treo trên vách núi dựng thâm nghiêng. Một thi sĩ - tráng sĩ đứng trầm mặc, thanh kiếm chống xuống đất, tay trái vắt chéo qua vòm ngực, cúi đầu trước sự thanh cao, tao nhã và lấp lánh của ánh sáng hoa mai. Bên trái bức tranh đề một đôi câu đối toát lên cái tinh thần đầy cảm khái và khí phách: "Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" và một dấu triện bằng son thật đậm trầm. "Mười năm xuôi ngược giao du quyết tìm thanh gươm cổ/ Suốt đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai mà thôi". Hai vế đối nhiều hình ảnh vẽ nên một bức tranh ý ở ngoài hình, một bức tranh đẹp trầm thiền như một câu đối ý tại ngôn ngoại. Chỉ có những bậc tài hoa khí phách mới tôn vinh tài hoa khí phách của nhau được xứng tầm như thế. Và hơn hết, cả hai cùng hướng về mùa xuân của cuộc đời.
Trong cái phút giây lặng im cúi đầu trước hoa mai như thế không biết Cao Bá Quát đã nghĩ gì? Một hình ảnh đẹp tráng nghĩa, một bức tranh bày tỏ và chứa đựng nhiều suy tư của một đấng nam phu. Cao Bá Quát đã nghĩ gì? Nghĩ mình là hoa mai hay nghĩ mai đang hóa thân thành một nam tử cầm thanh gươm đi rửa nhục anh hùng, những thế cuộc và chí của kẻ làm trai tài tử như ông. Trong khoảng lặng im thinh không đó, Cao Bá Quát có ngộ ra cái "chân tâm" của bản thể mình, của cuộc sống?
Trước hoa mai, những người như Cao Bá Quát không nghĩ chi mới là chuyện lạ, bởi vẻ đẹp cốt cách tinh thần của hoa mai đã khởi hứng cho bao triết gia, thi sĩ kia mà. Trước hoa mai, những tao nhân mặc khách tất sẽ nghĩ về cái mỏng manh mà mạnh mẽ cương nghị trước đông giá của hoa. Hình ảnh cúi đầu trước hoa mai đó đã đọng lại trong tâm trí tôi rất lâu và thực sự ấn tượng. Có lẽ không phải nói nhiều về hình ảnh đẹp đẽ đó bởi tự thân nó mạnh hơn nhiều những dư ba.
Tôi đồ rằng Cao Bá Quát khi ấy nghĩ về phẩm giá, nghĩa khí hoa mai, về thiên chức của vẻ đẹp ấy, về sứ mệnh đem mùa xuân tới cho dân tộc. Các cụ xưa trân trọng, bái phục mai vì "Mai cốt cách, tuyết tinh thần". Trong "tuế hàn tam hữu" cùng tài hoa và ngang tàng, kiêu bạc và khí tiết: ngự sử mai, trúc quân tử, trượng phu tùng, mai được tôn vinh lên hàng ngự sử - chức quan giữ trọng trách giám sát và can gián vua.
Thi tài kỳ tuyệt, lỗi lạc hồn thơ
Các sĩ phu đương thời tôn vinh Cao Bá Quát là bậc thi thánh. Gia nhập Mạc Vân thi xã, xướng họa nhiều bài hay nức tiếng đến nỗi Tự Đức phải ngợi khen văn tài của ông: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán/ Thi đáo Tùng, Tuy thất thánh Đường. Còn dân gian thì tôn là "Thần Siêu, Thánh Quát". Thơ ông là tinh thần cao thượng, khí phách ngoan cường trước mọi thế lực tàn bạo và một tấm lòng nhân hậu đối với đồng bào đau khổ, luôn khát vọng vươn cao lên trên một cuộc sống tầm thường của một xã hội phong kiến phương Đông đang ở vào giữa thời bi kịch: Ta muốn lên đỉnh cao/ Hát vang cùng mây nước. Với khí chất "ngựa ngàn dặm", Cao Bá Quát bao giờ cũng ý thức rất cao về nhân cách và bản lĩnh của mình: Ví không gió dập sóng dồi/ Biết sao muôn dặm đường đời chí cao?
khích liệt, nhịp điệu thì tự do làm cho hồn thơ có một ngữ khí hào tráng. Ông đã có những câu thơ sắc bén, quyết liệt mà không một người thứ hai nào trong thơ Việt có được khi thấy dòng sông Hương thơ mộng như thanh kiếm dựng giữa trời xanh: Trường giang như kiếm lập thanh thiên. Một người có chí lớn như ông ắt hẳn vô cùng ngưỡng mộ Thánh Gióng, nhân vật lịch sử anh hào: Rồng náu ba năm, đời chưa ai biết/ Một sớm vùng dậy làm nên sự việc phi thường; ngợi ca anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo: Quét sạch bụi ngoài cõi mưu lược cao siêu/ Công lao đầy khoảng trời Nam sử xanh ghi chép; kính phục danh nhân Chu Văn An: Một tay toan kéo vầng hồng sắp lặn trở lại; xót xa nhớ đến số phận bi thảm của danh thần Nguyễn Trãi khi lên Côn Sơn: Ức Trai phú đấy, cùng ai đọc?/ Thành Cổ phao kia, bến Lục Đầu/ Hãy trông về Bắc, người xưa đâu?/ Muôn thuở anh hùng, còn đám bụi/ Non sông trăm trận, một thuyền câu! Trải bao trầm thiên trong đời, ông vẫn luôn thấy ở thiên nhiên một vẻ đẹp siêu thoát nhưng chứa đựng tâm hồn thanh khiết, ước mơ cao rộng của ông: Trời đất có núi ấy/ Muôn thuở có chùa này/ Phong cảnh đã kỳ tuyệt/ Lại thêm ta đến đây.--PageBreak--
Cao Bá Quát là một nhà thơ thế cuộc, mưu quốc. Canh cánh bên lòng một nỗi đau xót vì dân vì nước, ngày đêm ước mơ một cuộc đổi đời, thoát khỏi bất công, nghèo khổ. Khi gặp người đói giữa đường, thơ ông xoáy vào lòng ta: Ôi thôi, đừng khóc nữa/ ăn với tôi cho vui/ Kiếp người như quán trọ/ Ai thư thái trọn đời? Và ông tự hỏi: Thành xây Long Đỗ, trời cao ngất/ Sông cuốn phù sa, nước đỏ dòng/ Lồng lộng xưa nay tình đất nước/ Sao mình làm mãi một thi ông? rồi tự kết tội mình: Thái bình vô nhất lược/ Lộc lộc sỉ vi nho (Không có sách lược gì làm cho đời được thái bình, Thẹn mình là một nhà nho mà lại tầm thường đến thế!). Niềm ưu ái khắc khoải lo đời, thương dân đen như tấm lòng của Đỗ Phủ, biết ước mơ một cuộc sống xứng đáng với con người như thi tiên Lý Bạch.
Đem xuân về cho dân tộc
Thân gầy guộc, cành khẳng khiu, cánh mỏng manh trắng hoặc vàng, mai được liệt vào hàng tứ quý. Trong quan niệm của người xưa, mai là biểu tượng của mùa xuân bởi nó là hương sắc Tết Việt truyền thống. Cổ thi có câu Xuân phong mai nhị phô thanh bạch, Đào Tấn thì yêu mai đến mức mai hóa vào trong mộng, mai lung linh trong thơ Bác Cử đầu hồng nhật cận/ Đối ngạn nhất chi mai...
Cầm một nắm hạt mai ném tung lên núi, khi xuân về sẽ là cảnh tượng đẹp: Hạt mai gieo thử trên non/ Giống thanh tao gửi lên hòn đá xanh/ Nhớ xuân sau, tốt tươi cành/ Hoa mai thành một bức tranh cho đời. Cao Bá Quát đã gieo tư tưởng giúp đời vào hương sắc hoa mai, vào linh hồn hoa mai để nhắn gửi hậu thế. Tôi nghĩ về hoa mai và Cao Bá Quát trong một khung cảnh thâm nguyên đối xứng: một cốt cách tài hoa bái phục một tài hoa cốt cách, một mùa xuân cảm phục một mùa xuân như câu đối xuân, một vế hướng tới mùa xuân của thiên nhiên đất trời, một vế hướng tới mùa xuân của lòng người, của cuộc đời no ấm, hưng thịnh