Bí mật quốc gia về những thước phim cuối đời của Bác Hồ
Ngày 2/9/1969, Hồ Chủ tịch đã đi xa, để lại thương tiếc cho muôn triệu trái tim. Nhưng không mấy người biết rằng, những giây phút cuối cùng của Bác đã được các nhà quay phim Quân đội ghi lại trong 3 cuốn phim nhựa (dài 900 mét) được coi là bí mật quốc gia.
Đúng 20 năm sau, vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, một phần bí mật của các thước phim mới được công bố trong bộ phim tài liệu “Những giây phút cuối đời Bác Hồ” – bộ phim được đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh xem duyệt. Nhưng vì nhiều lý do, có những điều mà bộ phim chưa thể công bố hết... Lại thêm gần 20 năm nữa, đủ để những bí mật trở thành công khai. Vì thế, chúng tôi đã tìm cách trao đổi với người từng có mặt trong thời khắc thiêng liêng đó...
Những thước phim vô giá đã được quay như thế nào?
Theo nhà quay phim Trần Anh Trà (nguyên cán bộ miền Nam tập kết, hiện ở 333-14/7, Lê Văn Sĩ, quận Tân Bình, Tp. HCM), vào thượng tuần tháng 8/1969, khi vừa ở chiến trường ra, ông và nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân (một người trong họ tộc Bác, hiện ở Nam Liên, Nam Đàn, Nghệ An) cùng Chủ nhiệm phim Thanh Vân được lệnh của lãnh đạo Xưởng phim Quân đội (XPQĐ) vào Phủ Chủ tịch quay phim. Đến nơi, họ được bố trí ở tầng dưới của Phủ Chủ tịch và không được tiếp xúc với ai. Đại tá Kinh Chi, Cục trưởng Cục Bảo vệ phổ biến vắn tắt là “làm nhiệm vụ đặc biệt và những gì thấy phải “sống để bụng, chết mang theo”. (Chả thế mà khi lần đầu người viết bài này đề nghị được ông Trà kể lại chuyện, thì dẫu đã ngót 40 năm, ông vẫn bảo: “Chuyện bí mật đó kể sao được?”). Trước khi đi, ông Trà đã nghe tin Bác ốm, nên thấy quang cảnh trong Phủ vắng lặng, chỉ vài người qua lại sẽ sàng nên càng lo âu về tình hình sức khỏe của Bác.
Ông Trần Anh Trà nhớ lại: “Một buổi sáng cuối tháng 8/1969, đồng chí Lê Văn Lương trực tiếp gặp chúng tôi và báo đi quay phim. Chúng tôi lập tức xuống quay cuộc hội chẩn của các bác sĩ Việt
Gần một tháng nhóm quay phim ở Phủ Chủ tịch. Họ nóng lòng được gặp Bác, nhưng chưa có lệnh nên chỉ được quay một số cảnh Bộ Chính trị túc trực ngoài nhà A67 và họp ở nhà sàn. Sau này, khi làm cố vấn cho phim Những giây phút cuối đời Bác Hồ, đồng chí Vũ Kỳ kể lại với đạo diễn Phạm Quốc Vinh: Không thể cho quay khi đó vì Bác dặn không được quay phim, chụp ảnh, có thể vì Người không muốn để lại những hình ảnh đau buồn. (Năm 1967, khi viếng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, phát hiện có máy quay phim, Bác ra hiệu dừng lại. Lát sau, khi Người rơm rớm nước mắt cúi nhìn linh cữu lần cuối, lại nghe tiếng máy quay, Người ngước lên và lại đập tay xuống, ra hiệu không cho quay phim).
Nhà quay phim Trần Anh Trà kể tiếp: “Sáng 2/9/1969, chúng tôi mới được vào chỗ Bác và bàng hoàng thấy đồng chí Vũ Kỳ ngồi bên giường, tay cầm miếng bông nhỏ, đưa qua đưa lại trên mũi Bác, như muốn tìm lại hơi ấm của Người… Xung quanh là các đồng chí Lê Văn Lương, Song Hào, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn và một số người nữa mà do bối rối nên tôi không rõ mặt. Tôi bắc ghế đứng cao lên để quay khỏi vướng đầu người phía trước thì Đại tá Kinh Chi cản lại để giữ trật tự. Tôi nhìn Đại tướng Võ Nguyên Giáp cầu cứu, thấy ông nhìn tôi không nói gì nên tôi tiếp tục quay”.
Cả Nguyễn Thanh Xuân và Trần Anh Trà đều ý thức rằng, được quay phim vào thời khắc này là vinh dự nhưng cũng là trọng trách với lịch sử, bởi mỗi thước phim sẽ là tư liệu vô cùng quan trọng và thiêng liêng với cả dân tộc, nên hai người đều hết sức cẩn trọng trong từng giây bấm máy...
Trong ký ức của nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân, vào phút ngưng của lịch sử sáng 2/9/1969, cảnh tượng xúc động khôn cùng khi các lãnh tụ – những người “Dù trăm phen đổ nát vẫn xem thường/Nay như con trẻ bỗng oà bưng mặt khóc”. Ông cầm máy quay mà nước mắt cứ giàn giụa, nhòa mờ cả kính ngắm nên không thể ghi được cảnh chi tiết, đành phải mở ống kính góc rộng để thu hết những hình ảnh đang diễn ra trong căn phòng tràn ngập sự thương đau, tê tái này!
Nguyễn Thanh Xuân đã ghi được những khoảnh khắc không thể nào quên: Bàn tay của các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đặt mãi lên trán, lên ngực Bác như không tin rằng Người đã ra đi, rồi cùng bưng mặt nức nở. Cảnh một mình Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng lặng bên thi hài Bác, nghẹn ngào. Thì ra, sau khi mặc niệm, mọi người đã ra ngoài hết, Đại tướng bỗng quay lại, lặng đi nhìn đăm đắm gương mặt Bác với nỗi đau đớn khôn tả trong những giọt nước mắt vỡ òa... (Những ngày Bác ốm, mặc dù Bộ Chính trị đã cử ba đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Lê Văn Lương và Trần Quốc Hoàn đặc trách việc săn sóc Bác, nhưng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Trường Chinh vẫn hàng ngày có mặt bên giường bệnh. Riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày nào cũng đều đặn vào với Bác cả sáng, trưa, chiều, tối). Nhưng khi dựng phim Những giây phút cuối đời Bác Hồ, cả hai đoạn phim trên đều không được đưa vào.
Đúng 10 giờ, tức là sau khi Bác ra đi chỉ 13 phút, thi hài Người được đưa đi trên chiếc xe cứu thương mang biển số FA 1460 đến Viện Quân y 108. Lúc này, chỉ nhà quay phim Nguyễn Thanh Xuân đi theo ghi lại công việc của các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị việc gìn giữ thi hài Người. Dĩ nhiên, các cảnh này cũng không có trong phim Những giây phút cuối đời Bác Hồ.
Ba cuốn phim với những hình ảnh độc nhất vô nhị ấy chính hai người quay cũng không được xem lại, bởi quay xong cuốn nào phải giao ngay cuốn đó. Quá trình in tráng từng thước phim đều được bảo mật chặt chẽ. Ông Trần Anh Trà cho biết, đến nay, ông cũng chưa một lần được xem lại. --PageBreak--
Bí mật được “đánh thức”
Sau 20 năm nằm trong kho tư liệu tuyệt mật của XPQĐ, năm 1989, bí mật quốc gia trong ba cuốn phim bắt đầu được “đánh thức” từ việc đồng chí Vũ Kỳ bàn bạc với XPQĐ dựng một bộ phim giới thiệu một số tư liệu về những phút cuối cùng của Bác. Ba cuốn phim vô giá đã được trao cho đạo diễn Phạm Quốc Vinh – người thường chỉ đạo đội quay phim về các hoạt động của Bác – nghiên cứu.
Để ĐD và biên tập phim Những giây phút cuối đời Bác Hồ, ĐD Phạm Quốc Vinh đã gặp gỡ một số cán bộ cao cấp để thu thập thêm tài liệu về thời khắc lịch sử ấy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra cuốn sổ nhỏ, trong đó, ông ghi rõ diễn biến từng ngày của Bác:
“ - Từ 24-8 trở đi, Bác mệt nặng…
- 26 - 8: Hàng ngày, Bác vẫn hỏi: hôm nay miền
- 28 - 8: Buổi chiều, Bác hỏi việc chuẩn bị Quốc khánh 2-9 và dặn đồng chí Phạm Văn Đồng tổ chức lễ kỷ niệm cho thật vui, thật tốt. Tối có bắn pháo hoa!”.
Khao khát cuối cùng của Người là được gặp mặt đồng bào trong ngày Quốc khánh nên Người bàn với đồng chí Lê Văn Lương và Vũ Kỳ: Bác sẽ buộc khăn che cổ, ngồi sẵn trong Đoàn Chủ tịch rồi mới kéo màn che của hội trường và bắt đầu cuộc míttinh. Bác sẽ nói thế nào để bà con không biết là Bác mệt… Mọi khi chỉ ăn một thìa cơm, nhưng tối đó Bác nhắc xới thêm thìa nữa, để ăn cho chóng khỏe còn ra dự lễ Quốc khánh. (Nhưng mong ước cháy lòng ấy của Người đã không thực hiện được, bởi Người ra đi đúng vào ngày Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập! Lễ đài năm ấy và mãi về sau không còn có Bác, để muôn triệu trái tim chẳng thể được nghe giọng của Người làm ấm cả không gian: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?...”).
Một lần trong lúc mệt nặng, Bác đột nhiên hỏi: “Chú Kỳ này, cây dừa trước nhà nhiều trái không?”. Đồng chí Vũ Kỳ thưa nhiều lắm. Thì ra, miền
Sau đó, Người dặn đồng chí Vũ Kỳ: “Các chú gửi một trái dừa và một trái bưởi lấy từ vườn của Bác để làm quà cho đồng bào và chiến sĩ miền