Đại sứ giận dữ và tiếng nói của thời đại
- Đại sứ Hoa Kỳ đạp xe 840km với thông điệp ‘Bảo vệ môi trường’
- Doanh nghiệp bảo vệ môi trường được ưu đãi thuế
- Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Bảo vệ môi trường cần bám sát thực tiễn
Chúng tôi tự hào khi tạo cơ hội để Red (màu đỏ) biến thành Green (màu xanh)". Như vậy, từ một nhân vật trong game, Angry Bird đã trở thành một biểu tượng văn hoá đại chúng toàn cầu đương đại và được khoác lên mình một sứ mệnh vô cùng nhân văn
Sự kiện bổ nhiệm đại sứ danh dự cho chú chim giận dữ cũng diễn ra đồng thời với nạn hạn hán đang hoành hành ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi cư ngụ của hàng chục triệu cư dân. Nạn hạn hán đã lên tới đỉnh điểm khi người dân phải mua nước ngọt với giá cả trăm ngàn đồng/m3, cái giá rất đắt trong khi thực tế, kể cả có trả giá đó, người dân không phải dễ dàng gì mua được.
Đã có những vùng, lúa chết vì khô hạn đến nỗi bà con phải đốt lúa mà tế trời hoặc để làm thức ăn cho gia súc. Sự hoang tàn của một vựa lúa chủ đạo của Việt Nam đã dấy lên tiếng chuông cảnh tỉnh đúng nghĩa về môi trường sống, về sự ô nhiễm và đặc biệt là về ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường của con người.
Đã có những ý kiến cho rằng khô hạn ở Đồng bằng sông Cửu Long đến từ nguyên nhân chính là do các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong của Trung Quốc, Lào và Campuchia. Những ý kiến đó không sai nhưng chưa hẳn đã là hoàn toàn chuẩn xác.
Nạn hạn hán đầu năm 2016 này thực chất không chỉ diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn diễn ra ở cả Thái Lan, Campuchia, Nam Phi… Và nguyên nhân chủ đạo, không thể nào bị phủ nhận, đến từ chính môi trường sống đã ô nhiễm đến mức tạo ra những biến đổi trầm trọng về khí hậu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
Thực tế, môi trường sống của chúng ta là một khái niệm rộng và đa dạng, chứ không đơn thuần chỉ là những thứ được ban tặng bởi thiên nhiên như rừng, biển, sông, ngòi… Nó chính là thứ tồn tại xung quanh ta, và khi ta mở cửa căn nhà của mình để bước ra bên ngoài, ta đã hòa mình vào môi trường sống của riêng mình nhưng cũng là của chung rất nhiều người. Giữ sạch cái môi trường sống đó chính là nhiệm vụ thiết thân mà mỗi người đều cần phải có ý thức thực hiện chứ không chỉ xoay quanh chuyện bảo tồn những cánh rừng hay gìn giữ cho những con sông không bị ô nhiễm bởi rác thải.
Sự việc người buôn phế liệu cưa bom gây vụ nổ lớn ở khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội cũng chính là một hành động xâm hại môi trường sống nghiêm trọng. Không thể nào trong một khu đô thị văn minh lại tồn tại một bãi phế thải núp dưới danh nghĩa của hai tiếng “kinh doanh” được. Vậy mà không chỉ ở Văn Phú nói riêng, ở rất nhiều nơi khác nữa, người ta đang khoác những tấm áo “phát triển kinh tế”; “dự án”; “tăng trưởng” để phá hoại không gian sinh tồn của chính đồng bào của mình.
Và khi đã khoác những tấm áo như những “nhiệm vụ quan trọng” như thế, người trục lợi hoàn toàn có khả năng, có tiềm lực để phớt lờ những than phiền của dân cư cũng như những lời cảnh báo đầy logic của những nhà khoa học.
Việt Nam luôn đứng trước rủi ro của phát triển nóng và dường như chưa bao giờ chúng ta thoát khỏi cái bẫy của nó. Phát triển nóng khiến chúng ta ồ ạt xây dựng những dự án chỉ vì cái lợi trong tương lai rất ngắn mà quên mất rằng mình đang phá hủy cả một tương lai lâu dài của con em mình ở phía trước. Và sự ăn xổi đó đã dẫn tới tâm thức “mặc kệ” rất vô trách nhiệm; bất chấp tác hại để lại là gì.
Không ai thích sự giận dữ cả nhưng việc chú chim giận dữ được lựa chọn làm đại sứ rõ ràng cho chúng ta hiểu một điều, rằng “sự giận dữ đôi lúc chính là một thái độ cần phải được bày tỏ”. Sẽ xấu hổ biết bao nếu như một quốc gia có sản phẩm được vinh danh toàn cầu nhưng môi trường sống của quốc gia đó lại đang bị phá hủy vô tội vạ bởi chính những con người coi thường sự giận dữ của thiên nhiên hoặc những con người không mang trong mình sự giận dữ đối với những hành vi đi ngược lại lợi ích của con người.