Tìm hướng đi cho các không gian văn hóa sáng tạo
- Phát triển Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại thành phố mang tên Bác
- Nỗ lực bảo vệ không gian văn hóa đá ở một làng biển
- Ra mắt dự án “Không gian Văn hóa Sáng tạo Việt Nam”
Tuy nhiên, các không gian văn hóa sáng tạo rất cần chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước để góp phần thưc hiện thành công chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt.
Từ năm 2018 đến 2021, Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia và Liên minh châu Âu triển khai dự án "Không gian văn hóa sáng tạo Việt Nam" nhằm thúc đây dự phát triển mạnh mẽ của các không gian sáng tạo tại nước ta. Trong 3 năm qua, dự án đã phối hợp chặt chẽ với 6 không gian văn hóa sáng tạo chủ chốt gồm "Gặp gỡ mùa thu"; "Trung tâm Phát triển nông thôn Tây Nguyên"; "Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng" (DNES); "Hanoi Grapvine"; "Heritage Space" và "Sàn Art" trong triển khai các hợp phần của dự án.
Những không gian này đã tiếp tục phối hợp với các không gian khác, nghệ sĩ độc lập và người thực hành sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điện ảnh, văn hóa bản địa, phát triển doanh nghiệp sáng tạo, truyền thông đa phương tiện và nghệ thuật đương đại nhằm thúc đẩy các sự kiện văn hóa nghệ thuật, cũng như xây dựng và kết nối công chúng. Dự án đã phối hợp với nhiều không gian văn hóa sáng tạo khác để tạo ra được nhiều tác động thông qua các hoạt động được triển khai trên cả nước.
Các hoạt động văn hóa diễn ra ở “Ơ kìa, Hà Nội” thu hút đông đảo công chúng tham dự. |
Ở Hà Nội, hiện nay có nhiều không gian văn hóa sáng tạo hoạt động mạnh mẽ. Ba năm nay, "Ơ kìa, Hà Nội" do đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp khởi xướng đã có nhiều hoạt động văn hóa bổ ích, thu hút sự tham gia đông đảo của công chúng như sự kiện tưởng niệm ngày mất của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ, "Se sẽ chứ", các cuộc trò chuyện về hội họa, sách, phim... được tổ chức thường niên với mục đích chia sẻ các giá trị ăn hóa cho cộng đồng... "Ơ kìa, Hà Nội" trở thành một địa chỉ văn hóa của Hà Nội...
Làng Cựu, ngôi làng biệt thự phía Nam Hà Nội được tái hiện dưới góc nhìn mới do một nhóm họa sĩ 33A xây dựng. "Đánh thức di sản" thông qua các chuyến đi thực tế, ghi chép tài liệu, các họa sĩ đã đến làng Cựu điền dã và thành quả là triển lãm "Bóng di sản" đang trưng bày tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài. Đó là một làng Cựu đang bị thay đổi bởi thời cuộc, nhiều ngôi nha cổ đã bị phá..., gợi lại cho chúng ta nhiều ký ức và trách nhiệm trước sự biến mất của di sản. Các họa sĩ mong muốn xây dựng làng Cựu trở thành một không gian văn hóa sáng tạo, nơi gặp gỡ, tổ chức các sự kiện văn hóa cho giới nghệ sĩ.
Dự án nghệ thuật Phúc Tân - sông Hồng do 16 nghệ sĩ khởi xướng nhằm cải tạo con đường ven bờ sông Hồng (Phúc Tân - Hoàn Kiếm - Hà Nội) từ tháng 2-2020. Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế - một thành viên của dự án chia sẻ rằng: Nhóm nghệ sĩ quyết tâm làm sạch đẹp một không gian thơ mộng bên sông Hồng. Nghệ thuật đi trước một bước, làm đẹp rồi mới làm sạch để đánh thức trách nhiệm của người dân. Dự án sau khi hoàn thành được coi là điểm sáng trong việc đánh thức các không gian công cộng ở Hà Nội, có sự tham gia của người dân cùng gom góp vật liệu... để các họa sĩ làm tác phẩm...
Nhìn rộng ra, không chỉ ở Hà Nội, các không gian văn hóa sáng tạo đang được hình thành ở các tỉnh, như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh.... Có thể nói, kiến tạo không gian đang trở thành hướng đi được nhiều địa phương chú trọng thúc đẩy, mang tới những lợi ích cho cộng đồng, thu hút sự tham gia của các thành viên ở nhiều lĩnh vực.
Theo thống kê của Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc giaư Việt Nam, năm 2014, tại Việt Nam có khoảng 40 không gian văn hóa. Đến nay, con số đã lên tới gần 200. Những không gian văn hóa sáng tạo đã góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, thu hút sự quan tâm của cộng đồng như Hà Nội có phố đi bộ Hồ Gươm, phố sách, phố Bích họa Phùng Hưng, Cà phê thứ bảy, Ơ kìa, Hà Nội, Heritage Space…; TP Hồ Chí Minh với: Đường sách, Salon Saigon, A.Farm, Sàn Art Laboratory…; Huế có NewSpace Art Foundation…
Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia khẳng định: "Các không gian văn hóa sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đất nước. Trong nhiệm kỳ của mình, tôi muốn xây dựng được một bộ chỉ số phát triển văn hóa bền vững, được xây dựng trên tinh thần công ước của UNESSCO, phù hợp với kế hoạch, định hướng của chúng ta. Nếu có được bộ chỉ số này, chúng ta sẽ thấy được đóng góp của ngành công nghiệp sáng tạo, các không gian văn hóa sáng tạo vào sự phát triển chung của đô thị và đất nước".
Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia: “Hạt nhân phát triển của một đô thị” Khi xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa ta gặp nhiều lúng tứng, làm thế nào triển khai dễ hiểu và có tác động thực tiễn. Không gian ăn hóa sáng tạo là một điểm nhấn, đột phá. Không gian sáng tạo ở đô thị là nơi truyền cảm hứng sáng tạo cho tất cả mọi người, nó tập hợp cá nhân sáng tạo. Thực tế, các không gian văn hóa sáng tạo chưa được đối xử bình đẳng, chưa được nhìn nhận là nơi tạo ra sự phát triển, hấp dẫn của một đô thị, vì thế khi chúng ta triển khai hoạt động này, điều đầu tiên chúng ta cần là sự chuyển biến về nhận thức. Nhận thức không chỉ trong giới sáng tạo mà đặc biệt là những người làm chính sách. Một hành động thành công, đó là chúng ta đã đem được tiếng nói của các không gian văn hóa sáng tạo đến diễn đàn Quốc hội, nhiều người để ý đến câu chuyện không gian sáng tạo, đến công nghiệp văn hóa. Điều tiếp theo chúng ta làm được, đó là việc Hà Nội được công nhận là thành phố sáng tạo năm 2019. Khi một đô thị lấy yếu tố sáng tạo làm hạt nhân định hướng phát triển thì các không gian sáng tạo sẽ có điều kiện phát triển. Có nhiều hoạt động liên quan hỗ trợ không gian sáng tạo, điều đó cho ta niềm tin vào việc các cơ quan nhà nước đồng hành. Thành ủy Hà Nội cũng đã có hoạt động tham vấn, những người sáng lập các không gian văn hóa được mời đến và phát biểu. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn phát triển hơn nữa câu chuyện của các không gian sáng tạo để họ có vị trí tốt hơn trong xã hội. Tôi nghĩ, một điểm nhấn chúng tôi cần làm trong thời gian tới đó là chính sách đối với không gian sáng tạo, coi đó là hạt nhân để lan tỏa rộng rãi đến xã hội. |
Đạo diễn Phan Đăng Di: “Cần nguồn lực một cách công bằng hơn” Những hoạt động như các không gian văn hóa sáng tạo đang làm là cách để nghệ sĩ đóng góp vào phát triển văn hóa của quốc gia. Trong thời gian trở lại đây, chính phủ nhìn nhận vai trò của các thiết chế văn hóa ngoài công lập và tạo hành lang pháp lý để các thiết chế này hoạt động thuận lợi hơn. Tuy nhiên, so với các nước khác, quan sát hoạt động của họ, rõ ràng, sự phối hợp giữa chính phủ với không gian sáng tạo là những mô hình thú vị, tương hỗ lẫn nhau rất mạnh. Chúng ta chưa tạo được sự hỗ trợ mạnh mẽ như vậy, vì quan niệm văn hóa nghệ thuật là thuộc quản lý của Nhà nước, chính quy hơn các tổ chức bên ngoài nên có sự đứt quãng trong việc thảo luận để đưa ra chiến lược chung. Tôi cho rằng, đây là thời điểm, cơ quan Nhà nước cần nhìn nhận không gian văn hóa ngoài Nhà nước như thực thể độc lập và đóng góp hữu ích vào bộ mặt chung của văn hóa quốc gia. Chúng ta cần những hoạt động lớn hơn, chiến lược hay hơn để góp phần vào công cuộc xây dựng văn hóa. Chúng ta cũng nên chia sẻ nguồn lực một cách công bằng hơn cho các đơn vị ngoài công lập. Tôi cho rằng, làm sao cho tất cả những người hoạt động văn hóa dù ở khía cạnh nào cũng có cơ hội để có tiếng nói rõ ràng hơn, được đối xử công bằng hơn và tích cực hơn trong việc tiếp cận nguồn lực. Gần đây, khi các cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc trên truyền hình vắng bóng, khán giả mới có thời gian nhìn lại và đặt câu hỏi: Đâu rồi những tài năng âm nhạc nhí? Rất nhiều cái tên được kỳ vọng “sẽ làm nên chuyện” sau cuộc thi nhưng dường như các em đã không vượt qua được cái bóng của chính mình... |