Đỗ Chu là một trong số ít các văn tài đặc biệt của xứ Bắc Hà, một số truyện ngắn và bút ký của ông được xếp vào hạng “đặc sản” truyền kỳ của dòng văn chương lịch lãm, thâm thúy suốt mấy chục năm qua.
Đỗ Chu là một trong số ít các văn tài đặc biệt của xứ Bắc Hà, một số truyện ngắn và bút ký của ông được xếp vào hạng “đặc sản” truyền kỳ của dòng văn chương lịch lãm, thâm thúy suốt mấy chục năm qua.
Ngô Thanh Vân hiện đang là Phó chủ tịch Hội VHNT tỉnh Gia Lai, một số ít cây bút nữ thuộc thế hệ viết văn 8X còn bền bỉ trên cao nguyên lộng gió này. Dẫu bố mẹ đều đến từ miền gió Lào xứ Nghệ, nhưng Vân lại sinh ra và lớn lên ở Gia Lai, nên mỗi con đường, mỗi hàng cây, mỗi góc phố như thắm thiết vào trong vùng ký ức đầy thương tưởng và luyến nhớ của cô nàng.
Là một tác giả trẻ người dân tộc Nùng hiếm hoi dấn thân vào con đường văn chương, Lý Thị Thủy đang ngày càng chứng tỏ là cây bút giàu nội lực, đa năng. Từng đọc nhiều truyện ngắn của Lý Thị Thủy, tôi bất ngờ khi nhận tập tiểu luận "Khơi chuyện" mới ấn hành của cô với những cảm nhận văn chương thật tinh tế...
Tác giả Hiếu Trung Long từng đoạt giải Ba cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ (2015-2017), vậy rồi cây bút tỉnh Điện Biên lại lặng thầm về với núi rừng Tây Bắc. Sống và viết bằng nguồn cơn mê đắm cho mảnh đất mà mình đã sinh ra, lớn lên, bám trụ.
Tôi và Bùi Tuấn Minh là bạn đồng niên. Cái tuổi theo cách gọi dân gian là đầu Can đầu Chi. Tôi vẫn hay nói đùa với anh là tuổi chúng mình cái gì cũng phải biết. Nhưng càng biết càng mệt vì lại muốn biết nữa. Anh cười nửa đùa nửa thật "Biết cái chưa biết đôi khi chẳng rõ là vui hay buồn nhưng biết cái đã biết thì thường là hạnh phúc".
Mới đây, độc giả tại TP Hồ Chí Minh đã có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với nhà văn Nhật Bản Yoko Tawada nhân cuốn sách mới “Chàng chó” vừa được chuyển ngữ và giới thiệu tại Việt Nam. Qua sự kiện này, người đọc đã có cơ hội hiểu hơn và đến gần hơn với thế giới sáng tạo của nữ nhà văn - người được mệnh danh là “học trò vĩ đại của Kafka”.
Nghe đã rất quen, mà lòng vẫn cứ xốn xang mỗi khi giai điệu ca khúc "Bài ca người giáo viên nhân dân" của nhạc sĩ Hoàng Vân cất lên, nhất là dịp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm. Năm nay, giáo viên và học sinh của nhiều trường học còn tổ chức hoạt cảnh hay sáng tác những điệu múa tập thể dựa trên nền của ca khúc này.
Nguyễn Thị Mến là cây bút duy nhất theo đuổi con đường văn chương ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Sau tập thơ đầu tay "Khoảng trời riêng em", chị vừa ra mắt tập thơ thứ hai "Biển và em" do NXB Hội Nhà văn ấn hành tháng 10/2024. Hình tượng biển khi ẩn khi hiện như xương sống xuyên suốt tạo dựng nên tập thơ của người phụ nữ trẻ đáng quý từ đảo xa vùng biên cương.
Khi Nguyễn Quang Hưng cất tiếng hát bài Quan họ “Tương ngộ tương phùng" thì cả Đường sách TP Hồ Chí Minh như lắng đọng lại. Những người có mặt trong một buổi sáng hươm nắng như thả hồn mình theo một giọng ca bổng trầm réo rắt.
Là tác phẩm chuyển thể từ truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, “Ngày xưa có một chuyện tình” chính thức ra rạp vào ngày 1/11. Đây cũng là bộ phim đại diện Việt Nam tranh giải tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) diễn ra từ ngày 7/11. Liệu bức tranh nên thơ và bình dị, trong trẻo và trưởng thành bước ra từ thế giới của Nguyễn Nhật Ánh có tiếp tục tạo được cú hích trên màn ảnh?
Chúng tôi biết nhau - hay đúng hơn là nhìn thấy nhau - từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Nếu tôi nhớ không nhầm thì lần đầu tiên tôi nhìn thấy chị là ở sân 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Đây là trụ sở nổi tiếng của giới tinh hoa, của những tên tuổi lớn làm văn học nghệ thuật của Hà Nội.
Hội nghị Những người viết trẻ TP Hồ Chí Minh lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 11/10 đến 13/10 với nhiều hoạt động sôi nổi như: Tọa đàm “Đồng hành khát vọng phương Nam”; giao lưu với các cây bút trẻ của Đại học An Giang; giao lưu cùng Phân hội VHNT An Giang. Ngoài ra, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh cũng cho phát hành tuyển tập “Dòng chảy của nước” để giới thiệu đến công chúng những gương mặt văn trẻ TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1975 đến nay.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường chào chúng ta vào một buổi trưa giữa tiết trời thu Hà Nội. Tiết thu ấy đẹp như một bức tranh: "Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu. Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội. Mùa hoa sữa về thơm từng con gió. Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ…".
Tôi biết bút danh Nguyễn Khắc Trường đầu tiên gắn trên trang bìa tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”. Tôi mua cuốn sách này khi tác phẩm vừa được trao Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991 cùng với “Bến không chồng” của Dương Hướng, “Thân phận tình yêu” (Nỗi buồn chiến tranh) của Bảo Ninh và sức nóng của nó tràn ngập các báo, đài.
Văn chương không còn "thiêng" nữa. Văn chương đang lép vế trước các loại hình giải trí khác. Thế rồi có người nói: "Tiểu thuyết đã chết". Có người lại bảo: "Thơ đang ngắc ngoải". Thời cách mạng công nghệ số, văn chương có cần không? Văn chương thì có ích gì? Toàn là những câu hỏi khó, và những phủ định "sạch trơn".
Nhân dịp tháng 9 này, cuốn hợp tuyển thơ văn Hàn Quốc - Việt Nam 2024 nhan đề “Sen ở Xứ sở tinh khiết yên bình” do dịch giả, nhà thơ, Tiến sĩ Byeong Cheol Kang (Hàn Quốc) khởi xướng và thực hiện cùng Nhóm Văn Bút Jeju ra mắt độc giả, ông chia sẻ với Văn nghệ Công an về công việc và trải nghiệm của ông với Việt Nam, các nhà văn và tác phẩm văn học Việt Nam...
Nhà thơ Hoa Mai viết chưa lâu nhưng chị đã dần khẳng định dấu ấn văn chương và định vị mình trong đời sống văn học thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Trước khi đến với thơ thiếu nhi, Hoa Mai đã công bố hàng loạt các tác phẩm thơ, tùy bút và tiểu thuyết để lại những ấn tượng đẹp trong lòng bạn đọc, bạn viết xa gần.
Nhắc đến Vũ Thị Huyền Trang, văn đàn nghĩ ngay đến cô gái Phú Thọ đầy nội lực trong văn chương. Có thể nói hành trình viết của cây bút sinh năm 1987 này đầy sự bền bỉ và dấn thân mạnh mẽ. Tác phẩm của Vũ Thị Huyền Trang "phủ sóng" hầu hết các báo, tạp chí trên khắp cả nước. Có một dạo cánh văn trẻ còn “kháo” nhau, nếu tìm ra được một cây bút chuyên sống bằng nhuận bút thì chỉ mỗi Vũ Thị Huyền Trang.
Mùa thu năm 2022, Hiền Trang vinh dự trở thành một trong 33 nhà văn đến từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ góp mặt tại Chương trình Viết văn Quốc tế (IWP) của Đại học Iowa (Mỹ). Mùa thu năm nay, cô ra mắt "Nếu tất cả những gì tôi có là ngôn từ" - cuốn sách không chỉ lưu lại hành trình đáng nhớ ở Iowa mà còn truyền cảm hứng cho những ai muốn cầm bút, dấn thân vào nghiệp văn chương.
Khi còn là giáo viên Trường THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ, Đỗ Nguyên Thương được các thế hệ học sinh yêu quý bởi tính cách dịu dàng, nhuần nhị, đặc biệt là bởi những bài giảng văn lôi cuốn, hấp dẫn. Chỉ mấy năm ở trường chuyên, chị có tới 9 học sinh giỏi đoạt giải Văn quốc gia.